Chiêm ngưỡng những bộ áo dài cổ của phụ nữ tại Ngày hội Việt phục

Tại ngày hội Việt phục 'Tóc xanh - vạt áo', người tham gia được chiêm ngưỡng và trải nghiệm mặc thử những cổ phục Việt như áo dài ngũ thân, áo giao lĩnh, trang phục thời Nguyễn đầy thú vị.

 Áo dài ngũ thân thời Nguyễn

Áo dài ngũ thân thời Nguyễn

Ngày 10/1, ngày hội Việt phục "Tóc xanh - vạt áo" diễn ra với mong muốn lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc tới người trẻ. Đây là sự kiện nằm trong Tuần lễ văn hóa "Sóng đôi" do Đoàn trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) tổ chức, tại khuôn viên trường (Bến Nghé, quận 1, TPHCM).

Dưới đây là hình ảnh một số áo dài của phụ nữ xưa được giới thiệu tại Ngày hội:

Theo anh Đoàn Thành Lộc, đơn vị Nam Ngọc Hiên, người có 17 năm nghiên cứu trong giới cổ phong cho biết: “Áo dài dưới triều Nguyễn rất phổ biến và thường phi giới tính, áo dài không chia ra áo nam hay áo nữ. Đây là điều ít người biết. Màu và họa tiết của mỗi chiếc áo cũng tùy theo từng giai đoạn mà sẽ có những xu hướng khác nhau. Phổ biến nhất là áo dài ngũ thân. Áo này có 2 loại là áo tay chẽn và áo tay thụng, khác nhau ở phần cánh tay áo, với áo tay chẽn thì ống tay bo nhỏ lại, còn áo tay thụng thì ống tay loe rộng”.

Theo anh Đoàn Thành Lộc, đơn vị Nam Ngọc Hiên, người có 17 năm nghiên cứu trong giới cổ phong cho biết: “Áo dài dưới triều Nguyễn rất phổ biến và thường phi giới tính, áo dài không chia ra áo nam hay áo nữ. Đây là điều ít người biết. Màu và họa tiết của mỗi chiếc áo cũng tùy theo từng giai đoạn mà sẽ có những xu hướng khác nhau. Phổ biến nhất là áo dài ngũ thân. Áo này có 2 loại là áo tay chẽn và áo tay thụng, khác nhau ở phần cánh tay áo, với áo tay chẽn thì ống tay bo nhỏ lại, còn áo tay thụng thì ống tay loe rộng”.

Áo dài ngũ thân tay chẽn. Áo ngũ thân tương tự áo tứ thân nhưng có thêm tà đắp bên ngoài.

Áo dài ngũ thân tay chẽn. Áo ngũ thân tương tự áo tứ thân nhưng có thêm tà đắp bên ngoài.

Áo Nhật Bình Y, đây là trang phục mệnh phụ nhà Nguyễn. Phu nhân các quan chức đều có thể mặc Nhật Bình, đến bậc công chúa và hoàng hậu sẽ có các quy chế thêu loan phượng trên áo để phân rõ thứ bậc. Áo Nhật Bình là dạng đối khâm, có chung nguồn gốc với tứ thân, gồm hai tà áo song song ở thân trước, có thể thấy đã xuất hiện từ thời Lý, được các cô ngày xưa sử dụng như áo khoác.

Áo Nhật Bình Y, đây là trang phục mệnh phụ nhà Nguyễn. Phu nhân các quan chức đều có thể mặc Nhật Bình, đến bậc công chúa và hoàng hậu sẽ có các quy chế thêu loan phượng trên áo để phân rõ thứ bậc. Áo Nhật Bình là dạng đối khâm, có chung nguồn gốc với tứ thân, gồm hai tà áo song song ở thân trước, có thể thấy đã xuất hiện từ thời Lý, được các cô ngày xưa sử dụng như áo khoác.

Nhiều bạn trẻ trải nghiệm mặc chiếc áo Nhật Bình.

Nhiều bạn trẻ trải nghiệm mặc chiếc áo Nhật Bình.

Áo dài ngũ thân cách tân của Dalidolie.

Áo dài ngũ thân cách tân của Dalidolie.

Áo Nhật Bình mô phỏng theo chiếc áo của Nam Phương Hoàng Hậu.

Áo Nhật Bình mô phỏng theo chiếc áo của Nam Phương Hoàng Hậu.

Anh Khẩu Cao Nhựt Phúc (bìa trái), thành viên của Đại Nam Hội Quán cho biết. “Áo dài nữ và áo nam về cơ bản là giống nhau. Chỉ khác về màu sắc thường tươi sáng hơn hoặc tay áo và tà áo thường dài hơn tí. Áo dài ngày xưa người dân mặc rất thường xuyên vì nó kín đáo, các tà áo sẽ che đi cơ thể, người mặc sẽ tự tin trong lúc hoạt động”.

Anh Khẩu Cao Nhựt Phúc (bìa trái), thành viên của Đại Nam Hội Quán cho biết. “Áo dài nữ và áo nam về cơ bản là giống nhau. Chỉ khác về màu sắc thường tươi sáng hơn hoặc tay áo và tà áo thường dài hơn tí. Áo dài ngày xưa người dân mặc rất thường xuyên vì nó kín đáo, các tà áo sẽ che đi cơ thể, người mặc sẽ tự tin trong lúc hoạt động”.

Áo ngũ thân tương tự áo tứ thân nhưng có thêm tà đắp bên ngoài.

Áo ngũ thân tương tự áo tứ thân nhưng có thêm tà đắp bên ngoài.

Ngày hội Việt phục "Tóc xanh - vạt áo" có quy mô gồm 10 gian hàng. Người tham gia được chiêm ngưỡng và trải nghiệm mặc những cổ phục Việt và sử dụng những loại cung tên của nhiều quốc gia thời phong kiến. Nhiều phong tục tập quán của người Việt thế kỷ trước cũng được phục dựng, tiếp cận gần gũi với giới trẻ.

Ngày hội Việt phục "Tóc xanh - vạt áo" có quy mô gồm 10 gian hàng. Người tham gia được chiêm ngưỡng và trải nghiệm mặc những cổ phục Việt và sử dụng những loại cung tên của nhiều quốc gia thời phong kiến. Nhiều phong tục tập quán của người Việt thế kỷ trước cũng được phục dựng, tiếp cận gần gũi với giới trẻ.

Phạm Thương

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/chiem-nguong-nhung-bo-ao-dai-co-cua-phu-nu-tai-ngay-hoi-viet-phuc-20210110201259866.htm