Chiêm ngưỡng pho tượng có một không hai vừa được công nhận bảo vật quốc gia

Tượng Đức vua An Dương Vương được đúc bằng đồng là pho tượng duy nhất, chưa từng thấy ở bất cứ di tích thờ An Dương Vương nào tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà hôm qua ký quyết định công nhận 27 bảo vật quốc gia, trong đó có pho tượng Thánh tổ Hoàng đế An Dương. Đây là pho tượng duy nhất, chưa từng thấy ở bất cứ di tích thờ An Dương Vương nào tại Việt Nam, kể từ xưa cho đến nay.

Theo Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, pho tượng là hiện vật gốc, độc bản, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học của dân tộc.

Pho tượng là biểu hiện sinh động giữa nghệ thuật tượng thờ danh nhân với tượng thờ Thánh, Thần, thông qua những ngôn ngữ ẩn chứa từ những họa tiết hoa văn trang trí, khiến cho tác phẩm vừa gần gũi, vừa tôn nghiêm, vừa linh thiêng, vừa huyền bí, đậm chất tôn vinh, được lồng ghép với tín ngưỡng và tôn giáo, mang sức sống và hơi thở của nghệ thuật truyền thống.

Pho tượng được đúc bằng hợp kim đồng với kỹ thuật đúc bằng khuôn sáp (sáp ong). Tượng lòng rỗng, trong tư thế ngồi trên bệ, liền khối, hình trụ, hai tay cầm hốt với phong thái ung dung, đường bệ, uy nghi. Vua đội mũ bình thiên hai cấp, trang trí "lưỡng long chầu nhật". Khuôn mặt vua vuông chữ "điền", mang phong cách của nghệ thuật tượng chân dung, mình mặc áo long bào cổ cao, hai tay cầm hốt để trước ngực, diềm áo chảy xuống tới tận mũi hài, thân đeo đai ngọc to bản trễ xuống, chân đi hài mũi cong.

Pho tượng được đúc bằng hợp kim đồng với kỹ thuật đúc bằng khuôn sáp (sáp ong). Tượng lòng rỗng, trong tư thế ngồi trên bệ, liền khối, hình trụ, hai tay cầm hốt với phong thái ung dung, đường bệ, uy nghi. Vua đội mũ bình thiên hai cấp, trang trí "lưỡng long chầu nhật". Khuôn mặt vua vuông chữ "điền", mang phong cách của nghệ thuật tượng chân dung, mình mặc áo long bào cổ cao, hai tay cầm hốt để trước ngực, diềm áo chảy xuống tới tận mũi hài, thân đeo đai ngọc to bản trễ xuống, chân đi hài mũi cong.

Hoa văn trang trí trên long bào được sắp đặt theo bố cục đăng đối, ở mặt trước và sau, bên phải, bên trái. Điểm nhấn của hoa văn được phân thành các chủ đề khác nhau như: lưỡng long chầu nhật, rồng cuộn, mây hóa, trăng, sao, rồng hóa, chim phượng, chim công, cỏ cây, hoa lá, sóng nước... Trên hai đầu gối của tượng được trang trí 4 vòng tròn trên to, dưới nhỏ, đúc nổi chữ Á 亞 theo kiểu triện và hoa văn rồng ổ. Đó là chữ thể hiện người phò tá cho Phật.

Hoa văn trang trí trên long bào được sắp đặt theo bố cục đăng đối, ở mặt trước và sau, bên phải, bên trái. Điểm nhấn của hoa văn được phân thành các chủ đề khác nhau như: lưỡng long chầu nhật, rồng cuộn, mây hóa, trăng, sao, rồng hóa, chim phượng, chim công, cỏ cây, hoa lá, sóng nước... Trên hai đầu gối của tượng được trang trí 4 vòng tròn trên to, dưới nhỏ, đúc nổi chữ Á 亞 theo kiểu triện và hoa văn rồng ổ. Đó là chữ thể hiện người phò tá cho Phật.

Các dòng minh văn chữ Hán được khắc và dát vàng: 聖祖安陽皇帝 "Thánh tổ An Dương Hoàng đế" ở vị trí hộ tâm tròn, mài nhẵn dưới bụng.

Các dòng minh văn chữ Hán được khắc và dát vàng: 聖祖安陽皇帝 "Thánh tổ An Dương Hoàng đế" ở vị trí hộ tâm tròn, mài nhẵn dưới bụng.

Hai "lưỡi xén" sau lưng pho tượng có khắc dòng chữ: 丁酉年五月十六日鑄 "Đinh Dậu niên, ngũ nguyệt thập lục nhật chú", tức đúc ngày 16 tháng 5 năm Đinh Dậu (1897).

Hai "lưỡi xén" sau lưng pho tượng có khắc dòng chữ: 丁酉年五月十六日鑄 "Đinh Dậu niên, ngũ nguyệt thập lục nhật chú", tức đúc ngày 16 tháng 5 năm Đinh Dậu (1897).

銅像二百五十五斤 "Đồng tượng nhị bách ngũ thập ngũ cân" (nghĩa là: Tượng đồng nặng 255 cân).

銅像二百五十五斤 "Đồng tượng nhị bách ngũ thập ngũ cân" (nghĩa là: Tượng đồng nặng 255 cân).

Trên hoa văn của mũ tượng biểu hiện về thế lực tầng trên. Ở thành đứng 2 bên của cấp trên có đôi rồng nhỏ chầu vào chính giữa là 3 hoa cúc, mỗi hoa đều thể hiện 3 lớp cánh lồng nhau. Phía sau mũ đúc nổi chính tâm là hoa cúc lồng 3 lớp cánh - biểu tượng của mặt trời, 4 góc là rồng chầu về bông cúc này, có ý nghĩa như "rồng chầu mặt trời", chính là biểu tượng cho vương quyền.

Trên hoa văn của mũ tượng biểu hiện về thế lực tầng trên. Ở thành đứng 2 bên của cấp trên có đôi rồng nhỏ chầu vào chính giữa là 3 hoa cúc, mỗi hoa đều thể hiện 3 lớp cánh lồng nhau. Phía sau mũ đúc nổi chính tâm là hoa cúc lồng 3 lớp cánh - biểu tượng của mặt trời, 4 góc là rồng chầu về bông cúc này, có ý nghĩa như "rồng chầu mặt trời", chính là biểu tượng cho vương quyền.

Ảnh: Hoàng thành Thăng Long

27 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia:

1- Sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê, niên đại: 800.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai.

2- Trống đồng Tiên Nội I, niên đại: Văn hóa Đông Sơn (khoảng thế kỷ IV - III trước Công nguyên); hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam.

3- Trống đồng Kính Hoa II, niên đại: Thế kỷ II - I trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, Hà Nội.

4- Thạp đồng Văn hóa Đông Sơn, niên đại: Cách ngày nay 2200 - 2300 năm (thế kỷ III - II trước Công nguyên); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh.

5- Thạp đồng Kính Hoa, niên đại: Thế kỷ III - II trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, Hà Nội.

6- Sưu tập đàn đá Bình Đa, niên đại: Từ 3000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đồng Nai.

7- Mukhalinga Ba Thê, niên đại: Thế kỷ VI; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang.

8- Cặp tượng voi đá thành Đồ Bàn, niên đại: Nửa sau thế kỷ XII; hiện lưu giữ tại Khu di tích Thành Hoàng Đế, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định.

9- Hai chiếc đĩa gốm men ngọc, niên đại: Thời Lý, thế kỷ XI - XII; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, Hải Phòng.

10- Đĩa gốm men lam tím; niên đại: Thời Lê sơ, thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, Hải Phòng.

11- Đầu rồng thời Trần, niên đại: Thế kỷ XIII; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội.

12- Bia chùa Giàu (Ngô gia thị bi), niên đại: Năm Bính Ngọ (1366), niên hiệu Đại Trị thứ 9; hiện lưu giữ tại chùa Giàu, xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý, Hà Nam.

13- Bia đá chùa Tĩnh Lự, niên đại: Ngày 28 tháng Tám năm Mậu Tý (1648), niên hiệu Phúc Thái thứ 6; hiện lưu giữ tại chùa Tĩnh Lự, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, Bắc Ninh.

14- Chuông chùa Rối, niên đại: Nửa cuối thế kỷ XIV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh.

15- Lư hương gốm hoa lam, niên đại: Thời Lê sơ, thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, Hải Phòng.

16- Tượng Quan Thế Âm chùa Cung Kiệm, niên đại: Năm Kỷ Tỵ (1449), niên hiệu Thái Hòa thứ 7; hiện được thờ tại chùa Cung Kiệm - Thượng Phúc tự, xã Nhân Hòa, huyện Quế Võ, Bắc Ninh.

17- Sưu tập bát, đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê sơ, niên đại: Thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội.

18- Sưu tập vũ khí Trường Giảng Võ, niên đại: Thế kỷ XV - XVIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội.

19- Bệ thờ đất nung đền An Xá, niên đại: Khoảng thế kỷ XVI; hiện lưu giữ tại đền An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên.

20- Hai đài đồng đốt trầm, nắp tượng nghê, niên đại: Thế kỷ XVI - XVII; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, Hải Phòng.

21- Bộ thành bậc Điện Kính Thiên, niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội.

22- Bộ tượng Trúc Lâm Tam Tổ chùa Phổ Minh, niên đại: Thế kỷ XVII; hiện được thờ tại chùa Phổ Minh, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

23- Súng Thần công thời Lê Trung hưng, niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội.

24- Kim sách tấn phong Quốc mẫu Vương Thái phi, niên đại: Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 57 (1796), hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

25- Tượng An Dương Vương, niên đại: Ngày 16 tháng 5 năm Đinh Dậu (1897); hiện được thờ tại Khu di tích Cổ Loa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội.

26- Tượng "Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh", niên đại: Năm 1946; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

27- Xe tăng T59 số hiệu 377, niên đại: Năm 1972; hiện lưu giữ tại UBND huyện Đắk Tô, Kon Tum.

Tình Lê

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/chiem-nguong-pho-tuong-co-mot-khong-hai-vua-duoc-cong-nhan-bao-vat-quoc-gia-2105236.html