Chiến dịch tranh cử gây tranh cãi của Tổng thống Botswana

Năm 2014, Tổng thống khi đó là ông Ian Khama đã ban hành lệnh cấm toàn quốc đối với tất cả các hoạt động săn bắn ở đất nước Botswana. Cho đến khi đó, Tổ chức MDT (một tổ chức do các dân làng lập ra mang tính hợp tác xã ở miền Trung Botswana) thu lợi khoảng 9.000 USD/ năm từ việc bán 5 con voi cho các tay săn ở hải ngoại.

Nghề săn voi cũng tạo ra công ăn việc làm cho cộng đồng 17.000 dân cư. Một quyết định mới được đưa ra hồi tháng 5-2019 bởi tổng thống đương nhiệm Mokgweetsi Masisi đã gỡ bỏ lệnh cấm săn voi và hứa hẹn sẽ hồi sinh nguồn doanh thu tập thể.

Chính sách đảo ngược gây tranh cãi

Trên bình diện quốc tế, nhiều nhà bảo tồn và cả những ngôi sao nổi tiếng từ Ellen DeGeneres cho đến Kristin Davis đều lên tiếng chỉ trích động thái của Tổng thống Masisi.

Bà Kristin Davis đã kêu gọi "tẩy chay" du lịch Botswana. Một cuộc khảo sát được chỉ định bởi tổ chức phi lợi nhuận Hiệp hội nhân đạo quốc tế (HIS) đã khám phá ra rằng 73% số người được hỏi ở Mỹ đã tin rằng việc tái giới thiệu "chiến công săn voi" đã đe dọa hình ảnh của Botswana như là lá cờ đầu trong công tác bảo tồn đời sống hoang dã.

Tổng thống Botswana-Mokgweetsi Masisi hy vọng việc dỡ bỏ lệnh cấm săn voi sẽ giúp ông an vị trên "ngai vàng".

Tổng thống Botswana-Mokgweetsi Masisi hy vọng việc dỡ bỏ lệnh cấm săn voi sẽ giúp ông an vị trên "ngai vàng".

Nhưng chính quyền của Tổng thống Masisi vẫn khăng khăng cho rằng việc cho phép săn voi có kiểm soát (hạn ngạch cho phép săn voi hàng năm là 400 con) sẽ hỗ trợ cho Tổng thống duy trì quyền lực trong cuộc bầu cử vào tháng 10-2019 sắp tới và sẽ không làm tổn thương các nỗ lực bảo tồn.

Với khoảng dao động từ 130.000 đến 160.000 con voi, Botswana là nơi có quần thể loài voi lớn nhất ở Phi Châu cũng như loài thú này có một tác động to lớn đến nền kinh tế quốc gia. Hoạt động du lịch hàng năm đã thu về gần 12% GDP của Botswana chỉ riêng trong năm 2017. Săn voi cũng đứng thứ 8 trong doanh thu từ du lịch trước khi có lệnh cấm. Một con voi cũng có thể phá tan hoang mùa màng của người dân chỉ trong vòng 1 đêm. Và năm ngoái 2018, 15 người Botswana đã bị voi xéo.

Tại một cuộc họp với các phóng viên nội chính hồi đầu năm 2019 này, Tổng thống Masisi nói rằng ông cần phải đảo ngược một số chính sách có từ thời người tiền nhiệm Ian Khama chẳng hạn như lệnh cấm săn voi và cấm uống rượu một phần, nhằm đảo ngược thanh thế của đảng chính trị do ông Masisi đang cầm quyền.

Lần đầu tiên tỷ lệ phiếu bầu cử của BDP (cai trị đất nước Botswana kể từ khi quốc gia này giành được độc lập vào năm 1966) đã tụt giảm dưới 50% trong các vòng bầu cử quốc gia vào năm 2014. Một hội đồng chính phủ gồm các chuyên gia được Tổng thống Masisi bổ nhiệm đã đề xuất dỡ bỏ lệnh cấm săn voi với lý do trích dẫn những cuộc xung đột giữa người và động vật.

Và một số nhà bảo tồn cùng các nhà nghiên cứu đã trích dẫn bằng chứng từ Kenya, Nam Phi và bản thân Botswana, từ đó đề xuất rằng việc kiểm soát săn bắn sẽ mang lại cho các cộng đồng địa phương một nguồn động lực kinh tế và từ đó sẽ giúp họ chăm sóc đời sống hoang dã. Ông Peet van der Merwe, giáo sư tại Trường quản lý du lịch tại Đại học Tây-Bắc ở Potchefstroom (Nam Phi), người ủng hộ luận điểm của Tổng thống Masisi, quả quyết: "Nếu được trả tiền là còn mãi để khai thác".

Sự thành công của Botswana trong thời kỳ của cựu Tổng thống Ian Khama đã làm tăng trưởng dân số loài voi và được coi là một điển hình toàn cầu. Theo các chuyên gia, động thái mới của Tổng thống Masisi về loài voi của Botswana sẽ ảnh hưởng tới công tác bảo tồn vốn gây tranh cãi ngoài biên giới quốc gia. Theo chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (ENEP) thì dân số loài voi Botswana đã tăng gấp 10 lần kể từ năm 1970.

“Chiến công săn voi”

Mike Chase, nhà sáng lập của tổ chức phi lợi nhuận Voi không biên giới (EWB, Botswana) đã cho thấy rằng khoảng 600% các vụ "đồ sát voi" đã diễn ra từ năm 2014 đến năm 2018, dẫn đến một số chuyên gia đề xuất ý kiến rằng các cộng đồng địa phương đã tìm cách lách luật bằng việc tìm ra những nguồn thu nhập bất hợp pháp để thay thế cho hoạt động săn voi.

Trong khi chính phủ Botswana từ chối các nghiên cứu nhấn mạnh vào sự thất bại trong công tác bảo vệ voi bất chấp lệnh cấm săn bắn, thì các tổ chức bảo tồn quốc tế cùng các nhà nghiên cứu đã ủng hộ tính xác thực. Nghiên cứu của Mike Chase cũng cho thấy rằng số lượng voi Botswama luôn giữ ổn định và không tăng thêm trong thời gian diễn ra lệnh cấm.

Ở Nam Phi, sự mở rộng các ngành công nghiệp trang trại thú hoang cùng "chiến công săn voi" đã trùng hợp với sự gia tăng dân số các giống loài gặp nguy cơ tuyệt chủng như loài Linh Dương Lang từ 1.000 cá thể (năm 2001) lên 7.000 cá thể vào ngày hôm nay. Một vài tổ chức quốc tế và các nhân vật tiếng tăm đã chỉ trích Tổng thống Masisi và gây áp lực lên chính phủ Botswana nhằm phục hồi lại hoạt động săn bắn.

Một số cộng đồng dân cư đã thành công trong việc bỏ săn voi sang săn bắn thú hoang, và khuyến khích du khách chụp ảnh thú rừng. Lịch sử của Botswana cho thấy rằng họ có thể đạt được kỳ tích bằng việc quản lý nghiêm túc hoạt động săn voi. Lấy nguồn cảm hứng từ một chương trình thành công tương tự ở Zimbabwe, ngay từ đầu thập niên 1990, Botswana đã cho phép "các cộng đồng có tiếng nói nhiều hơn đối với tài nguyên thiên nhiên nhằm khuyến khích bảo tồn".

Giải pháp căn cơ

Chiếu theo chương trình, các cộng đồng dân cư được cấp hạn ngạch săn bắn hàng năm dựa trên những khảo sát động vật. Sau đó, các cộng đồng sẽ bán lại sản phẩm thú rừng cho các công ty săn bắn tư nhân. Các quỹ tín thác đã được thành lập nhằm phân phối tiền bạc cho các dự án mà có thể mang lại lợi ích cho toàn bộ cộng đồng, như cải thiện cơ sở hạ tầng nước sạch cho các ngôi trường mới. Các khu vực săn bắn được tách riêng biệt so với các khu thú hoang chỉ cho phép được chụp ảnh.

Nhưng khả năng kiểm soát của cộng đồng đối với chương trình đã giảm thông qua các hoạt động cải cách vào năm 2007, dù rằng kiểm soát săn bắn vẫn được tiếp tục cho đến năm 2014. Đối với chính phủ của ông Masisi, quyết định phục hồi việc kiểm soát loài voi nằm trong tay nông dân Botswana hơn là các nhà bảo tồn và du khách quốc tế sẽ là một phần của cuộc chiến chính trị rộng lớn hơn.

Cựu tổng thống Ian Khama, người vừa mới trao quyền lực cho Tổng thống Masisi vào năm ngoái thì giờ đây đang tỏ ra hết sức cay đắng. Ông Khama cáo buộc tân Tổng thống Masisi phản bội sự ủy thác của mình, làm phá hoại nền tảng của BDP, đe dọa sẽ hỗ trợ cho các ứng viên phe đối lập. Cha của ông Khama cũng làm Tổng thống và gia đình ông vẫn muốn tiếp tục giành sự ảnh hưởng và chính trị ở Botswana.

Văn Chương (Tổng hợp)

Nguồn ANTG: http://antg.cand.com.vn/hau-truong/chien-dich-tranh-cu-gay-tranh-cai-cua-tong-thong-botswana-564833/