Chiến lược xây dựng hải quân đánh bộ Trung Quốc có gì đặc biệt?

Lực lượng Hải quân Đánh bộ Trung Quốc chưa có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến trên các vùng biển xa, nhưng những động thái về quân sự gần đây cho thấy, Trung Quốc đang thiên về phát triển lực lượng HQĐB đa năng, hiện đại, theo mô hình HQĐB Mỹ.

Thực hiện chiến lược "phòng thủ tích cực" trong môi trường tác chiến công nghệ cao và “nâng cao khả năng cơ động viễn dương để phản kích răn đe chiến lược", trong những năm gần đây, lực lượng Hải quân Đánh bộ Trung Quốc được chú trọng phát triển cả về quy mô, tổ chức biên chế, trang bị và huấn luyện. Ảnh: Lực lượng xe thiết giáp của HQĐB Trung Quốc - Nguồn: Quân đội Trung Quốc.

Thực hiện chiến lược "phòng thủ tích cực" trong môi trường tác chiến công nghệ cao và “nâng cao khả năng cơ động viễn dương để phản kích răn đe chiến lược", trong những năm gần đây, lực lượng Hải quân Đánh bộ Trung Quốc được chú trọng phát triển cả về quy mô, tổ chức biên chế, trang bị và huấn luyện. Ảnh: Lực lượng xe thiết giáp của HQĐB Trung Quốc - Nguồn: Quân đội Trung Quốc.

Trong lần cải cách gần đây nhất (2016), Trung Quốc đã cắt giảm hơn 300.000 binh sỹ; tuy nhiên lực lượng HQĐB lại được nâng cấp biên chế từ lữ đoàn lên thành quân đoàn trực thuộc PLAN; tiếp tục trang bị nhiều loại vũ khí, phương tiện mới hiện đại và tăng cường các hoạt động huấn luyện, thực hành các cuộc diễn tập đổ bộ với nhiều tình huống khác nhau. Ảnh: Lính Hải quân Đánh bộ Trung Quốc tập luyện đánh giáp la cà - Nguồn: Quân đội Trung Quốc.

Trong lần cải cách gần đây nhất (2016), Trung Quốc đã cắt giảm hơn 300.000 binh sỹ; tuy nhiên lực lượng HQĐB lại được nâng cấp biên chế từ lữ đoàn lên thành quân đoàn trực thuộc PLAN; tiếp tục trang bị nhiều loại vũ khí, phương tiện mới hiện đại và tăng cường các hoạt động huấn luyện, thực hành các cuộc diễn tập đổ bộ với nhiều tình huống khác nhau. Ảnh: Lính Hải quân Đánh bộ Trung Quốc tập luyện đánh giáp la cà - Nguồn: Quân đội Trung Quốc.

Với quan điểm, xây dựng lực lượng HQĐB theo hướng "tinh gọn, cơ động, đa năng", hiện trong biên chế của HQĐB Trung Quốc gồm nhiều lực lượng như: trinh sát thủy bộ, bộ binh, thiết giáp, pháo binh, tên lửa, đổ bộ đường không, phòng hóa, thông tin, công binh… Ảnh: Xe chiến đấu thủy bộ ZTD-05 của HQĐB Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

Với quan điểm, xây dựng lực lượng HQĐB theo hướng "tinh gọn, cơ động, đa năng", hiện trong biên chế của HQĐB Trung Quốc gồm nhiều lực lượng như: trinh sát thủy bộ, bộ binh, thiết giáp, pháo binh, tên lửa, đổ bộ đường không, phòng hóa, thông tin, công binh… Ảnh: Xe chiến đấu thủy bộ ZTD-05 của HQĐB Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

HQĐB Trung Quốc còn được trang bị nhiều loại trang thiết bị đổ bộ hiện đại như: xe tăng, thiết giáp, trực thăng, tàu đệm khí... Với đặc điểm biên chế này, lực lượng HQĐB Trung Quốc có trình độ tác chiến hiệp đồng cao hơn các binh chủng khác trong PLA; nhất là trong tác chiến đổ bộ đánh chiếm biển, đảo. Ảnh: Tàu đổ bộ đệm khí Type 726 của HQĐB Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

HQĐB Trung Quốc còn được trang bị nhiều loại trang thiết bị đổ bộ hiện đại như: xe tăng, thiết giáp, trực thăng, tàu đệm khí... Với đặc điểm biên chế này, lực lượng HQĐB Trung Quốc có trình độ tác chiến hiệp đồng cao hơn các binh chủng khác trong PLA; nhất là trong tác chiến đổ bộ đánh chiếm biển, đảo. Ảnh: Tàu đổ bộ đệm khí Type 726 của HQĐB Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

Để cụ thể hóa chiến lược trên, vào ngày 22/4/2020, Trung Quốc đã hạ thủy tàu đổ bộ siêu lớn Type 075 thứ hai. Đây là một trong những tàu đổ bộ lớn nhất thế giới, dài 250m, lượng giãn nước 40.000 tấn và có thể chở tới 30 trực thăng cũng như các loại xe tăng lội nước, xe thiết giáp, xuồng cao tốc... Ảnh: Tàu đổ bộ Type 075 của Trung Quốc - Nguồn: HSH.

Để cụ thể hóa chiến lược trên, vào ngày 22/4/2020, Trung Quốc đã hạ thủy tàu đổ bộ siêu lớn Type 075 thứ hai. Đây là một trong những tàu đổ bộ lớn nhất thế giới, dài 250m, lượng giãn nước 40.000 tấn và có thể chở tới 30 trực thăng cũng như các loại xe tăng lội nước, xe thiết giáp, xuồng cao tốc... Ảnh: Tàu đổ bộ Type 075 của Trung Quốc - Nguồn: HSH.

Hiện nay, tàu vận tải đổ bộ chủ yếu của PLAN gồm có 7 tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn (LPD) lớp Ngọc Chiêu (Type 071), cùng với 3 chiếc nữa đang trong quá trình đóng. PLAN cũng đang tích cực đưa lực lượng này tham gia các cuộc diễn tập quân sự sát thực tế chiến đấu. Ảnh: Tàu đổ bộ lớp Ngọc Chiêu của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

Hiện nay, tàu vận tải đổ bộ chủ yếu của PLAN gồm có 7 tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn (LPD) lớp Ngọc Chiêu (Type 071), cùng với 3 chiếc nữa đang trong quá trình đóng. PLAN cũng đang tích cực đưa lực lượng này tham gia các cuộc diễn tập quân sự sát thực tế chiến đấu. Ảnh: Tàu đổ bộ lớp Ngọc Chiêu của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

Tuy lực lượng Hải quân Đánh bộ Trung Quốc chưa có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến trên các vùng biển xa, nhưng những động thái về quân sự gần đây cho thấy, Trung Quốc đang thiên về phát triển lực lượng HQĐB đa năng, hiện đại, theo mô hình HQĐB Mỹ. Ảnh: Lính HQĐB Trung Quốc luyện tập - Nguồn: Wikipedia.

Tuy lực lượng Hải quân Đánh bộ Trung Quốc chưa có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến trên các vùng biển xa, nhưng những động thái về quân sự gần đây cho thấy, Trung Quốc đang thiên về phát triển lực lượng HQĐB đa năng, hiện đại, theo mô hình HQĐB Mỹ. Ảnh: Lính HQĐB Trung Quốc luyện tập - Nguồn: Wikipedia.

Mục tiêu của Trung Quốc xây dựng lực lượng HQĐB trở thành lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến; có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ cả trước mắt và trong tương lai; nhằm thực hiện tham vọng chủ quyền đối với các đảo tranh chấp trong khu vực và mở rộng hoạt động quân sự ra nước ngoài. Ảnh: Tham vọng của Trung Quốc là mở rộng hoạt động quân sự ra nước ngoài - Nguồn: Sina.

Mục tiêu của Trung Quốc xây dựng lực lượng HQĐB trở thành lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến; có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ cả trước mắt và trong tương lai; nhằm thực hiện tham vọng chủ quyền đối với các đảo tranh chấp trong khu vực và mở rộng hoạt động quân sự ra nước ngoài. Ảnh: Tham vọng của Trung Quốc là mở rộng hoạt động quân sự ra nước ngoài - Nguồn: Sina.

Trong chiến lược quân sự của Trung Quốc xác định rõ, “cần phải có lực lượng HQĐB đủ mạnh để bảo vệ các đảo mà Trung Quốc đã chiếm trong thời bình và chiếm đóng các đảo khu vực trong thời chiến"; trong đó, bao gồm cả Đài Loan và các đảo đang có tranh chấp ở Biển Đông, biển Hoa Đông. Ảnh: Lính HQĐB Trung Quốc luyện tập chiếm đảo - Nguồn: Sina.

Trong chiến lược quân sự của Trung Quốc xác định rõ, “cần phải có lực lượng HQĐB đủ mạnh để bảo vệ các đảo mà Trung Quốc đã chiếm trong thời bình và chiếm đóng các đảo khu vực trong thời chiến"; trong đó, bao gồm cả Đài Loan và các đảo đang có tranh chấp ở Biển Đông, biển Hoa Đông. Ảnh: Lính HQĐB Trung Quốc luyện tập chiếm đảo - Nguồn: Sina.

Ở Biển Đông, để hỗ trợ và phòng thủ chuỗi các đảo nhỏ ở cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam), Trung Quốc phát triển một lực lượng tác chiến đổ bộ mạnh và linh hoạt, để có thể phản ứng nhanh với các “mối đe dọa” từ các bên tuyên bố chủ quyền khác đối với khu vực này. Ảnh: Lực lượng đặc nhiệm HQĐB Trung Quốc luyện tập - Nguồn: Sina.

Ở Biển Đông, để hỗ trợ và phòng thủ chuỗi các đảo nhỏ ở cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam), Trung Quốc phát triển một lực lượng tác chiến đổ bộ mạnh và linh hoạt, để có thể phản ứng nhanh với các “mối đe dọa” từ các bên tuyên bố chủ quyền khác đối với khu vực này. Ảnh: Lực lượng đặc nhiệm HQĐB Trung Quốc luyện tập - Nguồn: Sina.

Mặt khác để phản ứng với những thách thức ngày càng rõ ràng từ phía Mỹ thông qua Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, đòi tự do hàng hải và hàng không. Hiện Trung Quốc đang tiến tới việc nâng cao khả năng chống tiếp cận/ngăn chặn khu vực (AD/A2) mạnh mẽ tại Biển Đông. Ảnh: Lực lượng đặc nhiệm HQĐB Trung Quốc luyện tập trên cát nóng - Nguồn: Sina.

Mặt khác để phản ứng với những thách thức ngày càng rõ ràng từ phía Mỹ thông qua Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, đòi tự do hàng hải và hàng không. Hiện Trung Quốc đang tiến tới việc nâng cao khả năng chống tiếp cận/ngăn chặn khu vực (AD/A2) mạnh mẽ tại Biển Đông. Ảnh: Lực lượng đặc nhiệm HQĐB Trung Quốc luyện tập trên cát nóng - Nguồn: Sina.

Mục tiêu nhất quán, xuyên suốt của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông, do đó việc xây dựng một lực lượng HQĐB sẵn sàng đổ bộ phản ứng nhanh là bước tiếp theo trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trong khu vực và sẵn sàng sử dụng lực lượng này để chiếm giữ các đảo trên Biển Đông mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Ảnh: Lực lượng đặc nhiệm HQĐB Trung Quốc luyện tập - Nguồn: Sina.

Mục tiêu nhất quán, xuyên suốt của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông, do đó việc xây dựng một lực lượng HQĐB sẵn sàng đổ bộ phản ứng nhanh là bước tiếp theo trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trong khu vực và sẵn sàng sử dụng lực lượng này để chiếm giữ các đảo trên Biển Đông mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Ảnh: Lực lượng đặc nhiệm HQĐB Trung Quốc luyện tập - Nguồn: Sina.

Quân số của lực lượng HQĐB Trung Quốc hiện nay là 40.000 binh sỹ, được tổ chức thành 10 lữ đoàn, gồm: 6 lữ đoàn HQĐB, 1 lữ đoàn tác chiến đặc biệt, 1 lữ đoàn trực thăng, 1 lữ đoàn công binh - phòng hóa và 1 lữ đoàn bảo đảm. Trong đó, 6 lữ đoàn HQĐB được biên chế cho các hạm đội. Ảnh: HQĐB Trung Quốc ngày càng được trang bị hiện đại - Nguồn: Sina.

Quân số của lực lượng HQĐB Trung Quốc hiện nay là 40.000 binh sỹ, được tổ chức thành 10 lữ đoàn, gồm: 6 lữ đoàn HQĐB, 1 lữ đoàn tác chiến đặc biệt, 1 lữ đoàn trực thăng, 1 lữ đoàn công binh - phòng hóa và 1 lữ đoàn bảo đảm. Trong đó, 6 lữ đoàn HQĐB được biên chế cho các hạm đội. Ảnh: HQĐB Trung Quốc ngày càng được trang bị hiện đại - Nguồn: Sina.

Nhờ sự đầu tư "mạnh tay", từ cuối năm 2015 đến nay, HQĐB Trung Quốc đã có những bước phát triển lớn. Theo các nhà phân tích quân sự, đến năm 2020, PLAN có thể có khả năng kiểm soát chuỗi đảo thứ nhất ở Tây Thái Bình Dương và phát động những trận hải chiến lớn ở vùng biển phía Đông Đài Loan. Ảnh: HQĐB Trung Quốc - Nguồn: Sina.

Nhờ sự đầu tư "mạnh tay", từ cuối năm 2015 đến nay, HQĐB Trung Quốc đã có những bước phát triển lớn. Theo các nhà phân tích quân sự, đến năm 2020, PLAN có thể có khả năng kiểm soát chuỗi đảo thứ nhất ở Tây Thái Bình Dương và phát động những trận hải chiến lớn ở vùng biển phía Đông Đài Loan. Ảnh: HQĐB Trung Quốc - Nguồn: Sina.

Theo đó, PLAN có thể có những vũ khí đủ mạnh để đối phó với hành động can thiệp của Mỹ, chủ yếu là bằng những chiến dịch chống tiếp cận và tác chiến phi đối xứng. Điều này cảnh báo cộng đồng quốc tế cần cảnh giác trước những toan tính của Trung Quốc để lường trước những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Ảnh: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự duyệt binh hải quân của Trung Quốc - Nguồn: Sankei Shimbun.

Theo đó, PLAN có thể có những vũ khí đủ mạnh để đối phó với hành động can thiệp của Mỹ, chủ yếu là bằng những chiến dịch chống tiếp cận và tác chiến phi đối xứng. Điều này cảnh báo cộng đồng quốc tế cần cảnh giác trước những toan tính của Trung Quốc để lường trước những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Ảnh: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự duyệt binh hải quân của Trung Quốc - Nguồn: Sankei Shimbun.

Video Các nước phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông - Nguồn: VTC NOW

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/chien-luoc-xay-dung-hai-quan-danh-bo-trung-quoc-co-gi-dac-biet-1408933.html