Cuộc tấn công và giành chiến thắng tại thành phố cảng Mariupol, là mục tiêu quan trọng của Quân đội Nga, trong "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine. Việc chiếm được Mariupol càng có ý nghĩa hơn, khi họ tiêu diệt được "Tiểu đoàn Azov", một cái gai cần nhổ bỏ, trong chiến dịch đặc biệt này.
Trong bối cảnh Mariupol ngày càng bị bao vây chặt và bùng phát các trận chiến ác liệt trên đường phố giữa Quân đội Nga và Ukraine, thì số phận của "Tiểu đoàn Azov" là rất không khả quan.
Nga coi việc xóa bỏ tư tưởng phát xít tại Ukraine, là một trong những lý do quan trọng, để họ phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại nước này. Mariupol là một trong những thành trì quan trọng, của "Tiểu đoàn Azov" vũ trang cực hữu khét tiếng Ukraine và hiện đang điên cuồng kháng cự lại quân Nga tại Mariupol.
Mặc dù quân đội Nga đã ra tối hậu thư, tuyên bố rằng, lực lượng vũ trang Ukraine tại Mariupol, "có thể ra đi nếu không mang theo vũ khí"; nhưng có khả năng, Nga muốn tiêu diệt hàng nghìn phần tử phát xít mới này, hơn là muốn lực lượng này, tiếp tục gia nhập các lực lượng do Kiev kiểm soát một lần nữa.
Một số phương tiện truyền thông Nga cũng cho rằng, khi quân Nga chiếm được Mariupol, sẽ loại bỏ được Tiểu đoàn Azov, một trong những lực lượng vũ trang hiệu quả nhất trong quân đội Ukraine hiện nay. Điều này giúp chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga sẽ kết thúc nhanh hơn.
Vậy binh lính của Tiểu đoàn Azov là ai? Ai đứng sau nó? Tại sao Nga lại phải quyết tâm xóa bỏ? Theo kênh truyền hình Al Jazeera của Qatar ngày 3/3 cho biết, "Tiểu đoàn Azov" là một đơn vị bộ binh tình nguyện, có khoảng 900 người, đều là những phần tử theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bị cáo buộc là chủ nghĩa phát xít mới.
Tiểu đoàn Azov được thành lập vào năm 2014, tiền thân của nó là "82 Sect (Hội cổ động viên 82)"; đây là một nhóm cổ động viên bóng đá mang tính côn đồ của Đội bóng đá luyện kim Kharkiv, được thành lập vào năm 1982, bởi một nhóm cổ động viên quá khích.
Tuy nhiên, không giống như các nhóm cổ động viên côn đồ bóng đá thông thường, "82 Sect" có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm ngặt và dần dần phát triển thành một tổ chức bạo lực, hoạt động mang xu hướng chính trị.
Tháng 2/2014, cuộc khủng hoảng Ukraine bùng nổ. Sau khi Crimea bỏ phiếu gia nhập với Nga và các khu vực Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine, tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý về độc lập, các cuộc đụng độ quy mô lớn đã nổ ra, giữa Quân đội Ukraine và các nhóm vũ trang địa phương.
Các cuộc biểu tình quy mô lớn cũng diễn ra ở Kharkiv, nơi có "82 Sect" và "82 Sect" đã chiếm tòa nhà hành chính nhà nước. Sau đó, với danh nghĩa "bảo vệ quê hương Kharkiv", "82 Sect" đã hợp nhất với các lực lượng vũ trang địa phương, để thành lập một lực lượng vũ trang mới.
Đồng thời, để mở rộng sức mạnh quân sự, chính phủ Ukraine vào tháng 5/2014 đã thông báo tuyển mộ "Quân đoàn phương Đông" bán quân sự, lực lượng này đã tiếp nhận một số lượng lớn các lực lượng vũ trang dân sự, cực kỳ phân biệt chủng tộc và tân phát xít, bao gồm cả lực lượng vũ trang của "82 Sect".
Chẳng bao lâu, lực lượng vũ trang này đã thu hút sự chú ý của chính phủ Ukraine và giới tài phiệt, do sự dũng cảm và thành tích đáng kinh ngạc của mình, và được chấp thuận thành lập một tổ chức bán quân sự ở vùng Berdyansk, được đặt tên theo Biển Azov thành “Tiểu đoàn Azov".
Do có tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, Tiểu đoàn Azov nhanh chóng được mở rộng thành "Trung đoàn Azov" trong vòng chưa đầy một năm, và được chính thức hợp nhất vào Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine (NGU) vào ngày 12/11/2014; được chính phủ Ukraine cấp vũ khí và huấn luyện.
Tuy nhiên, không giống như các nhóm vũ trang khác ở Ukraine, Tiểu đoàn Azov hoạt động trên cơ sở hợp đồng và được tài trợ bởi các nhà tài phiệt Ukraine; đáng chú ý nhất là tỷ phú năng lượng khổng lồ và là cựu Thống đốc Dnepropetrovsk, ông Igor Kolomoisky.
Sau khi trở thành "quân đội chính quy", Tiểu đoàn Azov được hình thành bởi hệ tư tưởng cực hữu này, đã trở nên cực đoan hơn. Tình hình nhanh chóng phát triển theo chiều hướng khó kiểm soát; những binh lính của đơn vị này đã có nhiều hành động tàn ác với dân thường, để buộc họ phải thừa nhận rằng, họ là gián điệp của Nga.
Theo Reference News.com, các biểu tượng của Đức Quốc xã như chữ thập ngoặc và trang phục SS có mặt ở khắp nơi trên cơ thể và đồng phục của các thành viên Azov, mặc dù Azov phủ nhận rằng, họ không mang toàn bộ hệ tư tưởng của Đức Quốc xã.
Mới đây, Bonaire, phóng viên chiến trường người Pháp đóng tại vùng Donbas cũng đã công bố sự thật hậu trường về cuộc chiến Donbas, vạch trần sự tàn bạo của Tiểu đoàn Azov với người dân Miền Đông Ukraine.
Bà Bonaire nói rằng, trong những năm qua, các thành viên Tiểu đoàn Azov đã giết người vô tội ở Donbass, sử dụng vũ khí hạng nặng để tấn công dân thường và nhà cửa của họ, dẫn đến một số lượng lớn dân thường thương vong và nhiều người phải di dời, điều này đã gây lo ngại.
Tổng thống Nga Putin, xem sự hiện diện của các lực lượng có tư tưởng phát xít mới, như Tiểu đoàn Azov trong quân đội Ukraine là một trong số lý do, để họ tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt”, nhằm phi quân sự quân sự hóa và xóa bỏ chủ nghĩa phát xít ở Ukraine.
Tiến Minh