Chiến thuật vươn mình thầm lặng nhưng siêu hiệu quả của Nga

Trong khi tất cả nghĩ rằng trật tự thế giới đương đại là cuộc chơi sức mạnh đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, thì Putin đã im lặng nhập cuộc. Nga âm thầm gây dựng cơ sở, tăng cường sự hiện diện ở nhiều khu vực để cạnh tranh với hai siêu cường này.

Tổng thống Vladimir Putin đưa Nga trở thành một quốc gia hùng cường - Ảnh: Reuters

Nga không có tiềm lực mạnh như Mỹ và Trung Quốc, nhưng họ biết cách thể hiện giá trị khi sử dụng các dịch vụ an ninh ‘hỗn hợp’ của mình bao gồm quân đội tư nhân, lính đánh thuê, quân đội chính quy và cung cấp vũ khí, để chứng tỏ sức mạnh.

Hỗ trợ quân đội hoặc gây bất ổn cho các nhà độc tài ở một số quốc gia và giúp các chính phủ chống lại chủ nghĩa khủng bố, Moscow đang tăng cường ảnh hưởng của mình nhiều nơi như ở Belarus, Somalia, quốc gia tự xưng là Somaliland, Eritrea, Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Mozambique, Mali và Madagascar.

Chẳng hạn như Belarus, nơi Tổng thống Alexander Lukashenko vừa tuyên bố thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống của quốc gia Đông Âu lần thứ 6, nhưng chế độ của Lukashenko phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ khi nổ ra các cuộc biểu tình lớn chưa từng có ở Belarus.

Bản thân Lukashenko trở nên hoang tưởng ngay cả trước khi cuộc bầu cử ở Belarus được tổ chức. Trước thềm cuộc thăm dò Tổng thống Belarus, 33 lính đánh thuê Nga đã bị bắt giữ tại Minsk vào ngày 29/7, những người mà chính quyền Belarus cáo buộc có liên hệ với Wagner, một công ty quân sự tư nhân do Điện Kremlin kiểm soát.

Ông Lukashenko thậm chí còn cáo buộc Nga can thiệp vào quá trình thăm dò dư luận của Belarus. Đáng chú ý, Lukashenko đang tiến gần hơn đến Bắc Kinh để hợp tác kinh tế trong khi trở nên lạnh nhạt với phía Moscow.

Tuy nhiên, những diễn biến trong nước buộc Lukashenko phải “cầu cứu” Putin. Và sự can dự của Nga vào Belarus cũng có thể là lý do tại sao EU và thế giới phương Tây kiềm chế ủng hộ các cuộc biểu tình tại nước này.

Điều đó cho thấy vai trò, vị thế và tầm ảnh hưởng lớn của Nga ở châu Âu.

Tổng thống Putin và Tổng thống Lukachenko - Ảnh: AFP

Nhưng Nga không chỉ cạnh tranh với Trung Quốc ở Đông Âu, thay vào đó, Moscow còn đe dọa lợi ích của Bắc Kinh ở lục địa châu Phi giàu tài nguyên. Sự thất bại mới nhất đối với Trung Quốc là ở Mali, nơi hai đại tá quân đội - Malick Diaw và Sadio Camara dẫn đầu cuộc đảo chính chống lại Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita.

Điều tình cờ là hai đại tá người Mali đã trở về nước từ một chương trình đào tạo của Nga, chỉ khoảng một tuần trước khi tiến hành cuộc đảo chính kịch tính. Trong nội bộ Mali, Nga đang bị cáo buộc tham gia trực tiếp vào cuộc đảo chính quân sự.

Sự thay đổi trong chính quyền Mali có thể gây tổn hại cho Trung Quốc, quốc gia có kế hoạch mở rộng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở Mali và phần còn lại của khu vực Sahel có thể bị tác động.

Trên thực tế, Nga có một số kế hoạch lớn cho châu Phi. Lấy ví dụ như vùng Sừng Châu Phi có vị trí chiến lược, cho phép phát triển quyền lực ở Trung Đông và tiếp cận kênh đào Suez qua Vịnh Aden. Trung Quốc có căn cứ quân sự chiến lược ở Djibouti, nhưng giờ đây, Moscow cũng có động thái tăng cường sự hiện diện của mình ở Somaliland và Eritrea.

Nga đang có kế hoạch mở một căn cứ Hải quân ở Cảng Berbera của Somaliland và cũng đang đàm phán để xây dựng một trung tâm hậu cần hải quân ở Eritrea.

Một khi điều này thành hiện thực, Nga sẽ gia nhập liên minh của Trung Quốc và Mỹ, những nước có căn cứ quân sự ở Djibouti dọc theo kênh đào Suez.

Điều thú vị là, sự gần gũi của Nga với Somaliland đã dẫn đến việc nhà nước tự xưng này phải đối đầu với Trung Quốc. Gần đây, Somaliland đã thiết lập quan hệ song phương với Đài Loan, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa bắt tay trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Osaka, miền Tây Nhật Bản, thứ Sáu, ngày 28 tháng 6 năm 2019 - Ảnh: AP

Khoảng 1.500 dặm lùi xuống phía nam, Nga cũng đang đẩy mạnh sự hiện diện của mình tại bờ biển phía Đông của lục địa châu Phi. Theo New York Times, máy bay vận tải quân sự của Nga đã hạ cánh xuống miền Bắc Mozambique vào năm ngoái, và các quan chức Mỹ được cho là tin rằng 160 binh sĩ của Tập đoàn Wagner hiện đang được triển khai ở đó. Mozambique cần những binh sĩ này để chiến đấu với một nhánh địa phương của Nhà nước Hồi giáo (IS).

Sự hiện diện của Moscow ở châu Phi đã tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây. Chỉ ba tuần trước, một tờ nhật báo Bild của Đức đã trích dẫn một báo cáo của Bộ Ngoại giao Đức tiết lộ rằng, Nga đang tìm cách xây dựng căn cứ ở sáu quốc gia châu Phi.

Sáu quốc gia mà Nga được cho là “được bảo đảm theo hợp đồng” về việc “được phép xây dựng căn cứ quân sự” là Cộng hòa Trung Phi, Ai Cập, Eritrea, Madagascar, Mozambique và Sudan.

Tài liệu bị rò rỉ cũng tiết lộ, "Kể từ năm 2015, Nga đã ký kết các thỏa thuận hợp tác quân sự với 21 quốc gia ở châu Phi". Tài liệu nói thêm rằng, trước đây Nga chỉ khoe bốn hiệp ước hợp tác quân sự như vậy trong toàn bộ lục địa đen.

Sự hiện diện ngày càng tăng của Nga ở châu Phi đang gây ra hậu quả là Trung Quốc muốn giành ảnh hưởng ở vùng Sừng châu Phi vì lý do địa chiến lược và các quốc gia Đảo Vani vì hồ sơ tài nguyên phong phú của họ.

Nhưng Điện Kremlin đang ăn dần vào không gian mà Trung Quốc muốn sở hữu. Ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga sẽ không ảnh hưởng đến Mỹ vì dù sao thì Washington cũng đang giảm bớt sự hiện diện của mình trong khu vực.

Đối với Moscow, đây chỉ là thời điểm để lấy lại phần lớn sức mạnh ngoại giao mà họ đã mất vì các lệnh trừng phạt của thế giới phương Tây.

Mỹ và Trung Quốc dù sao cũng đang rất căng thẳng trên nhiều lĩnh vực và có thể tiến tới Chiến tranh Lạnh, điều này giúp Nga có không gian thở, để tăng cường sự hiện diện của mình mà không cần thực hiện chiến dịch thông tin.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/chien-thuat-vuon-minh-tham-lang-nhung-sieu-hieu-qua-cua-nga-post95269.html