Chiến trường Việt Nam đặt dấu chấm hết cho xe tăng bay của Mỹ

Trong cuộc đua vũ trang với Liên Xô, Mỹ đã cho ra đời dòng xe tăng nhảy dù, nhưng chiến trường Việt Nam lại là nơi kết thúc cho chiếc xe này.

Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ được triển khai nhiều loại xe tăng như M-41 Bulldog, M-48 Patton và đặc biệt là M-551 Sheridan. Đây là một trong những loại xe tăng hạng nhẹ, hiện đại nhất của quân đội Mỹ lúc bấy giờ. Không thế hệ xe tăng hạng nhẹ nào của Liên Xô có thể so sánh được.

Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ được triển khai nhiều loại xe tăng như M-41 Bulldog, M-48 Patton và đặc biệt là M-551 Sheridan. Đây là một trong những loại xe tăng hạng nhẹ, hiện đại nhất của quân đội Mỹ lúc bấy giờ. Không thế hệ xe tăng hạng nhẹ nào của Liên Xô có thể so sánh được.

Nếu Liên Xô chỉ thả được xe chiến đấu bộ binh từ máy bay vận tải, thì người Mỹ có thể thả xe tăng hạng nhẹ qua dù. M-551 Sheridan là xe tăng hạng nhẹ cuối cùng được phục vụ trong quân đội Mỹ. Cho đến nay, vẫn chưa có phương tiện nào có thể thay thế vai trò của M-551 Sheridan.

Nếu Liên Xô chỉ thả được xe chiến đấu bộ binh từ máy bay vận tải, thì người Mỹ có thể thả xe tăng hạng nhẹ qua dù. M-551 Sheridan là xe tăng hạng nhẹ cuối cùng được phục vụ trong quân đội Mỹ. Cho đến nay, vẫn chưa có phương tiện nào có thể thay thế vai trò của M-551 Sheridan.

Xe tăng M-551 Sheridan do công ty General phát triển, ra mắt vào năm 1962 trong một chương trình được gọi là “trinh sát thiết giáp, hay xe tấn công trên không” và bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Từ năm 1966 đến năm 1970, đã có 1.662 chiếc M-551 ra đời.

Xe tăng M-551 Sheridan do công ty General phát triển, ra mắt vào năm 1962 trong một chương trình được gọi là “trinh sát thiết giáp, hay xe tấn công trên không” và bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Từ năm 1966 đến năm 1970, đã có 1.662 chiếc M-551 ra đời.

M-551 được đặt tên để vinh danh tướng Philip Sheridan, anh hùng trong nội chiến nước Mỹ. Xe tăng M-551 ra đời nhằm thay thế vai trò của xe tăng hạng nhẹ M-41 và pháo chống tăng tự hành M-56 trong quân đội Mỹ.

M-551 được đặt tên để vinh danh tướng Philip Sheridan, anh hùng trong nội chiến nước Mỹ. Xe tăng M-551 ra đời nhằm thay thế vai trò của xe tăng hạng nhẹ M-41 và pháo chống tăng tự hành M-56 trong quân đội Mỹ.

Đây là loại xe tăng duy nhất có khả năng nhảy dù của quân đội Mỹ. M-551 chỉ nặng 15,2 tấn, dài 6,3 mét, rộng 2,8 mét và cao 2,3 mét, phần thân xe làm bằng hợp kim nhôm, giáp trước của M-551 có thể chịu được đạn xuyên 20mm, các vị trí còn lại chịu được đạn 14,5mm. M-551 Sheridan cũng được tích hợp hệ thống bảo vệ NBC.

Đây là loại xe tăng duy nhất có khả năng nhảy dù của quân đội Mỹ. M-551 chỉ nặng 15,2 tấn, dài 6,3 mét, rộng 2,8 mét và cao 2,3 mét, phần thân xe làm bằng hợp kim nhôm, giáp trước của M-551 có thể chịu được đạn xuyên 20mm, các vị trí còn lại chịu được đạn 14,5mm. M-551 Sheridan cũng được tích hợp hệ thống bảo vệ NBC.

M-551 Sheridan sử dụng động cơ diesel Detroit Diesel 6V53T, 6 xi-lanh, tăng áp 300 mã lực, có thể đạt tốc độ tối đa 70 km/h, phạm vi hoạt động là 560 km.

M-551 Sheridan sử dụng động cơ diesel Detroit Diesel 6V53T, 6 xi-lanh, tăng áp 300 mã lực, có thể đạt tốc độ tối đa 70 km/h, phạm vi hoạt động là 560 km.

Do trọng lượng nhẹ, xe có thể lội nước sau khi chuẩn bị và di chuyển trên mặt nước bằng hai đường ray, vận tốc bơi đạt 5,8 km/h, kíp lái gồm 4 người: lái xe, chỉ huy, pháo thủ và người nạp đạn.

Do trọng lượng nhẹ, xe có thể lội nước sau khi chuẩn bị và di chuyển trên mặt nước bằng hai đường ray, vận tốc bơi đạt 5,8 km/h, kíp lái gồm 4 người: lái xe, chỉ huy, pháo thủ và người nạp đạn.

M-551 Sheridan được trang bị pháo nòng ngắn 152mm và tên lửa chống tăng MGM-51 Shillelagh. Pháo chính 152mm của Sheridan có thể hạ gục đối thủ ở cự ly gần, nhưng do nòng quá ngắn nên kém chính xác ở tầm xa. Vũ khí phụ gồm một súng máy đồng trục 7,62mm và một súng máy hạng nặng 12,7mm trên nóc tháp pháo.

M-551 Sheridan được trang bị pháo nòng ngắn 152mm và tên lửa chống tăng MGM-51 Shillelagh. Pháo chính 152mm của Sheridan có thể hạ gục đối thủ ở cự ly gần, nhưng do nòng quá ngắn nên kém chính xác ở tầm xa. Vũ khí phụ gồm một súng máy đồng trục 7,62mm và một súng máy hạng nặng 12,7mm trên nóc tháp pháo.

Năm 1966, Tư lệnh quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam, tướng Westmoreland khẳng định, chiến trường đang cần M-551 Sheridan. Tháng 1/1969, đến cuối năm 1970, đã có 250 chiếc M-551 có mặt tại miền Nam Việt Nam.

Năm 1966, Tư lệnh quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam, tướng Westmoreland khẳng định, chiến trường đang cần M-551 Sheridan. Tháng 1/1969, đến cuối năm 1970, đã có 250 chiếc M-551 có mặt tại miền Nam Việt Nam.

Được trang bị hỏa lực siêu khủng, khả năng cơ động cực nhanh, nhưng trớ trêu thay, chuỗi ngày chiến đấu ở miền Nam Việt Nam lại là cơn ác mộng đối với xe tăng hạng nhẹ M-551 Sheridan của Mỹ.

Được trang bị hỏa lực siêu khủng, khả năng cơ động cực nhanh, nhưng trớ trêu thay, chuỗi ngày chiến đấu ở miền Nam Việt Nam lại là cơn ác mộng đối với xe tăng hạng nhẹ M-551 Sheridan của Mỹ.

Vào ngày 15/2/1969, chỉ khoảng một tháng sau khi đến Việt Nam, một chiếc xe tăng hạng nhẹ M-551 đã vấp phải một quả mìn chống tăng của Quân Giải phóng, làm nổ một quả đạn pháo 152mm bên trong xe khiến chiếc xe tăng bị phá hủy hoàn toàn.

Vào ngày 15/2/1969, chỉ khoảng một tháng sau khi đến Việt Nam, một chiếc xe tăng hạng nhẹ M-551 đã vấp phải một quả mìn chống tăng của Quân Giải phóng, làm nổ một quả đạn pháo 152mm bên trong xe khiến chiếc xe tăng bị phá hủy hoàn toàn.

Chiến trường khốc liệt đã chỉ ra nhiều nhược điểm của loại xe tăng này. Nó rất dễ bị dính lựu đạn và mìn, khẩu pháo chính có nhiều vết nứt sau khi bắn liên tục và độ giật của súng quá lớn đối với một xe tăng hạng nhẹ. Hầu hết các đơn vị được trang bị M-551 đã yêu cầu giải quyết các vấn đề nảy sinh.

Chiến trường khốc liệt đã chỉ ra nhiều nhược điểm của loại xe tăng này. Nó rất dễ bị dính lựu đạn và mìn, khẩu pháo chính có nhiều vết nứt sau khi bắn liên tục và độ giật của súng quá lớn đối với một xe tăng hạng nhẹ. Hầu hết các đơn vị được trang bị M-551 đã yêu cầu giải quyết các vấn đề nảy sinh.

Theo báo cáo của Mỹ, vào tháng 2/1969 có 74 chiếc M-551 được đưa đến Việt Nam. Nhưng chỉ 3 tháng sau, 16 lỗi cơ học nghiêm trọng đã được ghi nhận, 41 lần bắn hỏng, 140 quả đạn pháo hỏng, 25 động cơ bị cháy, tháp pháo gặp 125 lỗi, phần lớn đạn súng máy phải cất ngoài trời, làm tăng nguy cơ cháy nổ, vì không gian bên trong quá hạn chế.

Theo báo cáo của Mỹ, vào tháng 2/1969 có 74 chiếc M-551 được đưa đến Việt Nam. Nhưng chỉ 3 tháng sau, 16 lỗi cơ học nghiêm trọng đã được ghi nhận, 41 lần bắn hỏng, 140 quả đạn pháo hỏng, 25 động cơ bị cháy, tháp pháo gặp 125 lỗi, phần lớn đạn súng máy phải cất ngoài trời, làm tăng nguy cơ cháy nổ, vì không gian bên trong quá hạn chế.

Những nỗ lực của nhà sản xuất để cải thiện chúng đều vô ích. M-551 Sheridans đã bị loại bỏ dần từ năm 1978, chiếc M-551 cuối cùng bị loại bỏ vào năm 1996.

Những nỗ lực của nhà sản xuất để cải thiện chúng đều vô ích. M-551 Sheridans đã bị loại bỏ dần từ năm 1978, chiếc M-551 cuối cùng bị loại bỏ vào năm 1996.

Hiện tại, lục quân Mỹ vẫn chưa có một loại xe tăng hạng nhẹ nào thay thế từ khi M-551 nghỉ hưu và đang nỗ lực tìm kiếm một loại xe tăng hạng nhẹ có thể dễ dàng vận chuyển, cơ động tốt trong khi vẫn có hỏa lực mạnh.

Hiện tại, lục quân Mỹ vẫn chưa có một loại xe tăng hạng nhẹ nào thay thế từ khi M-551 nghỉ hưu và đang nỗ lực tìm kiếm một loại xe tăng hạng nhẹ có thể dễ dàng vận chuyển, cơ động tốt trong khi vẫn có hỏa lực mạnh.

Từ thực tế đó, chương trình chế tạo xe tăng hạng nhẹ của Mỹ với tên gọi “Hỏa lực bảo vệ cơ động” đã ra đời. Chương trình hiện đang ở giai đoạn đầu, do đó, loại xe tăng mới dự kiến sẽ xuất hiện sớm nhất vào năm 2025. Nguồn ảnh:Warmachine.

Từ thực tế đó, chương trình chế tạo xe tăng hạng nhẹ của Mỹ với tên gọi “Hỏa lực bảo vệ cơ động” đã ra đời. Chương trình hiện đang ở giai đoạn đầu, do đó, loại xe tăng mới dự kiến sẽ xuất hiện sớm nhất vào năm 2025. Nguồn ảnh:Warmachine.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/chien-truong-viet-nam-dat-dau-cham-het-cho-xe-tang-bay-cua-my-1654062.html