'Chiêu hèn kế bẩn' làm chao đảo các chính quyền
Nghị sĩ Thomas Ley bị nghi ngờ có liên quan đến các chết bí ẩn của đối thủ.
Vụ bê bối trong thi cử ở Ấn Độ có liên quan đến 2.000 vụ bắt giữ, 50 cái chết đáng ngờ và các hành vi che giấu tội ác.
Cú ngã định mệnh
Bề ngoài, Thomas Ley là một chính trị gia bảo thủ hoàn hảo, được biết đến với cái tên Lemon Lemonade Ley vì tính khí nóng nảy của ông. Sau khi làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp bang New South Wales (Australia), ông được bầu vào quốc hội liên bang Australia năm 1925. Nhưng đằng sau hậu trường, Ley đã điều hành một số doanh nghiệp lừa đảo và bất cứ ai cản đường ông ta đều kết thúc bằng cái chết.
Một đối thủ của Thomas Ley trong một cuộc bầu cử đã tuyên bố rằng Ley đã cố gắng hối lộ để người này rút khỏi cuộc chạy đua chính trị. Đối thủ này đã biến mất không một dấu vết trong khi đang trên đường đến cơ quan điều tra để trình báo. Một đối thủ chính trị khác của Thomas Ley là nghị sĩ Hyman Goldstein cũng đề nghị thành lập một ủy ban để điều tra Ley. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, thi thể của ông được tìm thấy ở phía dưới một vách đá. Đối tác kinh doanh của Ley cũng biến mất một cách bí ẩn sau khi họ cãi nhau. Thomas Ley cũng là đối tượng bị nghi ngờ trong vụ sát hại người chồng của tình nhân.
Theo điều tra tại Australia, Ley đã trốn sang Anh, nơi anh ta bị bắt vì tra tấn một người đàn ông đến chết vì ghen tuông. Chính trị gia tai tiếng này qua đời trong nhà thương dành cho các tù nhân tâm thần Broadmoor năm 1947.
Bê bối thi cử
Vụ bê bối trong thi cử ở Ấn Độ có liên quan đến 2.000 vụ bắt giữ, 50 cái chết đáng ngờ và các hành vi che giấu tội ác
Nghị sĩ Thomas Ley bị nghi ngờ có liên quan đến các chết bí ẩn của đối thủ
Vụ bê bối kỳ thi Vyapam của Ấn Độ (Kỳ thi do Ủy ban Khảo thí chuyên nghiệp bang Madhya Pradesh - theo tiếng Hindi gọi là Vyapam) làm rung chuyển đất nước này. Vụ việc có kịch bản tương tự vụ bê bối nổi tiếng ở Mỹ: Học sinh và phụ huynh trả tiền cho các kỳ thi, mặc dù có một vài khác biệt trong động cơ phạm tội. Sự việc vỡ lở khi một sinh viên giàu có đã chi tiền để vượt qua kỳ thi, nhưng sau đó các sinh viên khác đã trả một số tiền nhỏ hơn để ngồi gần sinh viên nọ và tráo đổi bài thi của anh ta. Khi vỡ lở, mọi người đều kinh ngạc vì quy mô của vụ án. Hơn 2.000 người đã bị bắt liên quan đến vụ lừa đảo, bao gồm cả các chính trị gia cao cấp.
Khoảng 50 người liên quan đến vụ bê bối đã chết trong những tình huống đáng ngờ kể từ khi câu chuyện vỡ lở, bao gồm trưởng khoa của một trường y (chết do bị thiêu trên bãi cỏ tại nhà), người kế nhiệm (sử dụng thuốc quá liều trong một phòng khách sạn rẻ tiền), con trai của thống đốc (đột quỵ không rõ nguyên nhân) và một nhà báo điều tra vụ bê bối (nguyên nhân tử vong không rõ).
Rõ ràng có sự che đậy, nhưng cơ quan chức năng không thể xác minh được điều đó. Cảnh sát đã phát hiện ra một danh sách liên quan tới vụ lừa đảo với tên của nhiều chính trị gia. Để xóa tên của các nhân vật cấp cao của chính phủ, Đảng Quốc đại đối lập đã dựng ra một người tố giác dưới hình thức một nhà tư vấn công nghệ thông tin của cảnh sát, tuyên bố cảnh sát đã lập hồ sơ. Lãnh đạo thuộc đảng BJP cầm quyền đã phản ứng lại, tạo ra một báo cáo pháp y để chứng minh danh sách của họ là bản gốc. Nói cách khác, không ai có thể xác định chính xác bản danh sách nào là sự thật.
(Còn tiếp)