Chiêu 'lách luật'quan hệ tình dục có một không hai trong thế giới đạo Hồi
Nổi tiếng thế giới bởi các quy định nghiêm ngặt đến hà khắc, đặc biệt là về tình dục, những tưởng các giáo dân Hồi giáo hẳn phải có cuộc sống riêng tư vô cùng quy phạm. Nhưng thật ra, luật Hồi giáo về hôn nhân vẫn có những điểm thoáng đến bất ngờ, và tất nhiên, chúng đang được vận dụng triệt để.
“Hôn nhân tạm thời” hợp thức hóa sex tự do
Tại các nước Hồi giáo, yêu đương và tình dục là cả một vấn đề nhạy cảm. Với quan điểm khá bảo thủ, phụ nữ đạo Hồi ngoại tình hoặc “ăn cơm trước kẻng” có thể sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Luật của đạo Hồi không chấp nhận sự phóng túng đó. Ngay cả đàn ông Hồi giáo, tuy được hưởng nhiều ưu ái trong hôn nhân nhưng đi kèm đó cũng là hàng loạt “chế tài” nghiêm khắc dành cho các ông có thói trăng hoa. Nói chung, dù nam hay nữ tín đồ Hồi giáo đi chăng nữa thì chỉ có quan hệ vợ chồng mới là an toàn đối. Nếu dám “léng phéng” bên ngoài thì nguy cơ họ bị trừng phạt nặng nề là rất cao. Nhưng thực tế, bản năng của con người thì không chịu khuất phục một tôn giáo, một điều răn nào cả. Có lẽ thấu hiểu được điều này, nên trong luật của người Hồi giáo dòng Shiah đã cố tình chừa ra một kẽ hở để đời sống tình dục của giáo dân không trở lên nhàm chán: Đó chính là quy định về hôn nhân tạm thời.
“Mut’a” – “hôn nhân tạm thời” đang được vận dụng triệt để trong cộng đồng người Hồi giáo Shiah. Theo đúng tên gọi của nó, đây là một định chế cho phép một người nam giới và một người nữ giới duy trì mối quan hệ vợ chồng trong một thời hạn nhất định. Sau khi thời hạn này kết thúc, cả hai lại là người tự do như chưa từng liên quan gì đến nhau. Tất nhiên, trong cuộc sống vợ chồng ngắn ngủi ấy, họ hoàn toàn có quyền sống như những đôi vợ chồng thật sự, tức là có quyền quan hệ tình dục với nhau một cách danh chính ngôn thuận. Lợi dụng điều này, không ít các Mut’a đã được tiến hành chỉ vì một mục đích duy nhất: trao đổi giữa sex và tiền. Người Hồi giáo Shiah chấp nhận điều này, vì Mut’a chính là để giúp nam tín đồ thỏa mãn nhu cầu xác thịt của mình, còn nữ tín đồ có thể kiếm được tiền khi làm “vợ tạm”.
Một cuộc hôn nhân tạm thời sẽ được xác lập bằng một bản giao kèo. Trong đó, người phụ nữ chấp nhận làm “vợ tạm” phải đang là người tự do, không được là vợ vĩnh viễn hay đang là “vợ tạm” của một người đàn ông khác. Trái lại, một người đàn ông có thể cùng lúc có nhiều vợ tạm (tối đa là 99 bà), mà không cần phải khai báo với “chính thất” ở nhà. Hai bên sẽ giao kèo với nhau về thời hạn của cuộc hôn nhân. “Chồng tạm” sẽ trả cho “vợ tạm” một khoản tiền theo thỏa thuận giữa hai bên, và sau đó có thể thoải mái ăn nằm với cô ta. Nếu không thích, anh chồng có thể chấm dứt cuộc hôn nhân tạm bợ này bất cứ lúc nào mà không cần phải chờ đến hạn. Cô vợ thì không được quyền “ly hôn” như vậy. Bù lại, khoản tiền cô nhận được sẽ không bao giờ phải trả lại, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu sau thời hạn mà cả hai vẫn tiếp tục muốn duy trì mối quan hệ này, họ sẽ lập một giao kèo mới kéo dài cuộc hôn nhân, nhưng vẫn là hôn nhân tạm thời. Nếu muốn cưới cô vợ tạm thành vợ vĩnh viễn, người đàn ông sẽ phải làm thủ tục ly hôn cô ta trong cuộc hôn nhân tạm thời, rồi mới tổ chức đám cưới chính thức. Nhưng trường hợp này cực kỳ hiếm khi xảy ra do ngay từ ban đầu, người đàn ông đã xác định mối quan hệ này chỉ là chơi bời mà thôi.
Giới hạn về thời gian có hiệu lực của các cuộc hôn nhân tạm thời này cũng vô cùng rộng: từ 1 giờ cho đến tận…99 năm. Nhiều cô gái bán dâm đã tận dụng điều đó để hành nghề, dù rằng luật quy định phải sau 2 tháng sau khi làm vợ tạm người này, một phụ nữ mới được phép tiếp tục làm vợ tạm người khác. Sở dĩ có quy định ấy là để trong trường hợp cô vợ tạm này có thai, người ta có thể xác định được ai là cha đứa bé, buộc họ phải chịu trách nhiệm nuôi đứa con đó đến khi trưởng thành. Những người soạn thảo luật tin rằng đây là một điểm ưu việt nhằm bảo vệ các bà vợ tạm, vốn tham gia cuộc hôn nhân kỳ cục này cũng chỉ vì miếng cơm manh áo.
Từ “vợ tạm” đến những “cô dâu mùa hè”
Đa phần các cô vợ tạm là gái góa, hoặc đã ly hôn. Một số ít trinh nữ vì hoàn cảnh mà phải chấp nhận nhắm mắt đưa chân, làm vợ tạm người ta. Những người như thế coi như hết hy vọng được làm vợ vĩnh viễn một ai đó trong tương lai. Họ chỉ có thể làm vợ tạm suốt đời, hết của người này đến người khác.
Khái niệm “hôn nhân tạm thời” của thế giới Hồi giáo đã được biết đến từ lâu, nhưng trước đây, người ta ít quan tâm đến nó. Nhiều người cho rằng so với tư tưởng tự do tình dục hay hợp pháp hóa mại dâm của các nước phương Tây, thì Mut’a cũng không có gì đáng lên án. Nhưng mùa hè năm 2012, tiết lộ của tờ DailyMail (Anh) về các “cô dâu mùa hè” tại một số nước Hồi giáo Arab đã làm chấn động dư luận quốc tế. Theo điều tra của các phóng viên tờ báo này, nhiều quý ông lắm tiền ở các nước như Arab Saudi, UAE, Kuwait… khi đến nghỉ mát ở Ai Cập đã vận dụng luật Mut’a để mua cho mình một cô vợ tạm. Hợp đồng hôn nhân tạm thời sẽ kết thúc khi các “ông chồng” này về nước, kết thúc chuyến du lịch sặc mùi sex ấy.
Thông qua các tay cò mồi địa phương, các “cô dâu mùa hè” như vậy được mua từ những gia đình nghèo khó với cái giá rẻ mạt, từ 320 đến 3.200 bảng Anh. Phần lớn đều là các bé gái dưới 18 tuổi, và là gái trinh. Quy định cấm kết hôn giữa hai người chênh nhau hơn 10 tuổi của chính phủ Ai Cập sẽ bị vô hiệu nhờ các giấy tờ giả mạo, tăng độ tuổi cô dâu lên hoặc giảm độ tuổi chú rể xuống. Nếu may mắn, một “cô dâu mùa hè” như vậy có thể được ông chồng tạm thương tình mang theo về nước để làm…người giúp việc. Tỷ lệ này vô cùng nhỏ. Phần lớn các cô vợ nhí khác phải ở lại quê hương, sống trong sự khinh miệt của xã hội. Đặc biệt là nếu có con, cuộc sống của họ càng trở lên cơ cực hơn. Khoản tiền “bán thân” rẻ mạt không đủ trang trải nuôi con, trong khi các ông chồng hờ thì đa phần đều sử dụng giấy tờ giả khi kết hôn với họ, và cũng đã “quất ngựa truy phong” từ bao giờ. Cái kết chung cho những số phận như vậy là trở thành gái mại dâm. Mut’a một lần nữa lại trở thành phao cứu sinh cho họ kiếm sống trong một cái vòng luẩn quẩn không lối thoát.
Sau khi sự việc bị phanh phui, rất nhiều tổ chức xã hội kể cả trong các nước Hồi giáo đều lên tiếng yêu cầu xóa bỏ hình thức hôn nhân kỳ dị này. Họ gọi đó là con đường biến phụ nữ thành nô lệ tình dục. Trong các nhánh của đạo Hồi, người Sunni phản đối Mut’a kịch liệt nhất, trong khi người Shiah lại chấp nhận nó. Xem ra, cùng một hệ tư tưởng, một tôn giáo đã khó đạt được sự đồng thuận như vậy thì con đường dẫn đến chấm dứt Mut’a còn nhiều khó khăn.
Trần Thanh
(Theo DailyMail và CanadaFreePress)