Chiều thu ghé thăm lăng Vua Minh Mạng

Lăng Vua Minh Mạng vẫn giữ nguyên cho mình nét đẹp rất truyền thống, rất cổ xưa và đậm đà màu sắc của Nho giáo.

Vua Minh Mạng là vị vua có công vô cùng lớn trong công cuộc cải cách đất nước, đưa đất nước Đại Nam lên sánh ngang với những quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ. Đại Hồng Môn là cổng chính để vào lăng, được thiết kế đơn giản giống cổng tam quan ở các chùa truyền thống Việt Nam.

Vua Minh Mạng là vị vua có công vô cùng lớn trong công cuộc cải cách đất nước, đưa đất nước Đại Nam lên sánh ngang với những quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ. Đại Hồng Môn là cổng chính để vào lăng, được thiết kế đơn giản giống cổng tam quan ở các chùa truyền thống Việt Nam.

Bái Đình nằm phía sau Đại Hồng Môn, được lát gạch Bát Tràng bằng phẳng, hai bên có hai hàng tượng quan văn võ, voi ngựa bằng đá đứng chầu.

Bái Đình nằm phía sau Đại Hồng Môn, được lát gạch Bát Tràng bằng phẳng, hai bên có hai hàng tượng quan văn võ, voi ngựa bằng đá đứng chầu.

Điều đặc biệt ở lăng Minh Mạng là xen giữa các công trình kiến trúc cổ đều có hồ nước trong xanh với hương sen ngất ngây và những cây cổ thụ tỏa bóng mát quanh năm.

Điều đặc biệt ở lăng Minh Mạng là xen giữa các công trình kiến trúc cổ đều có hồ nước trong xanh với hương sen ngất ngây và những cây cổ thụ tỏa bóng mát quanh năm.

Trong những năm tại vị, Minh Mạng muốn xây dựng cho mình một Sơn lăng để có thể nghỉ ngơi sau những giờ triều căng thẳng hay còn là nơi hương hỏa khi mình băng hà.

Trong những năm tại vị, Minh Mạng muốn xây dựng cho mình một Sơn lăng để có thể nghỉ ngơi sau những giờ triều căng thẳng hay còn là nơi hương hỏa khi mình băng hà.

Là một người thâm sâu, uyên bác, theo đạo Nho giáo nên màu sắc kiến trúc của lăng Minh Mạng cũng hoàn toàn phản ánh được con người của vị vua tài ba này.

Là một người thâm sâu, uyên bác, theo đạo Nho giáo nên màu sắc kiến trúc của lăng Minh Mạng cũng hoàn toàn phản ánh được con người của vị vua tài ba này.

Sau khu vực tẩm điện là Lầu Minh Lâu, có nghĩa là lầu sáng. Đây là nơi nghỉ ngơi, tận hưởng của nhà vua sau những giờ ngồi triều mệt nhọc.

Sau khu vực tẩm điện là Lầu Minh Lâu, có nghĩa là lầu sáng. Đây là nơi nghỉ ngơi, tận hưởng của nhà vua sau những giờ ngồi triều mệt nhọc.

Lầu Minh Lâu có vị trí đẹp mắt, nơi nhà vua có thể ngắm trăng sao mỗi đêm. Lầu có hình vuông, hai tầng, du khách có thể lên lầu ngắm cảnh trong lăng.

Lầu Minh Lâu có vị trí đẹp mắt, nơi nhà vua có thể ngắm trăng sao mỗi đêm. Lầu có hình vuông, hai tầng, du khách có thể lên lầu ngắm cảnh trong lăng.

Các họa tiết hình rồng góp phần làm uy nghiêm cho lăng tẩm của vua.

Các họa tiết hình rồng góp phần làm uy nghiêm cho lăng tẩm của vua.

Về tổng thể, lăng Minh Mạng gồm khoảng 40 công trình lớn, nhỏ được xây dựng kiên cố, tỉ mỉ và bắt mắt.

Về tổng thể, lăng Minh Mạng gồm khoảng 40 công trình lớn, nhỏ được xây dựng kiên cố, tỉ mỉ và bắt mắt.

Cầu Thông Minh Chính Trực được lát bằng đá, hai bên có lan can thưa bắc ngang hồ Tân Nguyệt để dẫn vào Bửu Thành (thành quanh mộ vua).

Cầu Thông Minh Chính Trực được lát bằng đá, hai bên có lan can thưa bắc ngang hồ Tân Nguyệt để dẫn vào Bửu Thành (thành quanh mộ vua).

Tất cả các công trình được bố trí cân đối trên một trục dọc...

Tất cả các công trình được bố trí cân đối trên một trục dọc...

... kéo dài từ Đại Hồng Môn đến chân tường La Thành sau mộ vua.

... kéo dài từ Đại Hồng Môn đến chân tường La Thành sau mộ vua.

Khu vực tẩm điện gồm các công trình Hiếu Đức Môn, Điện Sùng Ân và Hoằng Trạch Môn.

Khu vực tẩm điện gồm các công trình Hiếu Đức Môn, Điện Sùng Ân và Hoằng Trạch Môn.

Khu vực tẩm điện được bài trí uy nghiêm trong không gian rộng lớn, yên bình.

Khu vực tẩm điện được bài trí uy nghiêm trong không gian rộng lớn, yên bình.

Điện Sùng Ân, là nơi thờ bài vị của vua Minh Mạng và bà Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu./.

Điện Sùng Ân, là nơi thờ bài vị của vua Minh Mạng và bà Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu./.

CTV Lê Huy Hoàng Hải/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/media/anh/chieu-thu-ghe-tham-lang-vua-minh-mang-968920.vov