Chim cánh cụt siêu hiếm mới được công bố sau 1 năm bị phát hiện

Con chim cánh cụt vàng trên một hòn đảo ở Nam Georgia được phát hiện vào năm 2019. Tuy nhiên, mới đây nhiếp ảnh gia Yves Adams mới công bố bức ảnh này.

Nhiếp ảnh gia Yves Adams đã phát hiện ra con chim cánh cụt màu vàng trong chuyến du lịch đến hòn đảo ở Nam Georgia năm 2019 nhưng mới công bố những bức ảnh gần đây.

Nhiếp ảnh gia Yves Adams đã phát hiện ra con chim cánh cụt màu vàng trong chuyến du lịch đến hòn đảo ở Nam Georgia năm 2019 nhưng mới công bố những bức ảnh gần đây.

Adams đã đến hòn đảo quê hương của loài động vật quý hiếm để chụp ảnh một đàn chim cánh cụt vua gồm 120.000 con. Con chim cánh cụt lông vàng trắng nổi bật giữa đàn nên nhanh chóng bị phát hiện.

Adams đã đến hòn đảo quê hương của loài động vật quý hiếm để chụp ảnh một đàn chim cánh cụt vua gồm 120.000 con. Con chim cánh cụt lông vàng trắng nổi bật giữa đàn nên nhanh chóng bị phát hiện.

Các nhiếp ảnh gia tin rằng con chim cánh cụt màu vàng bị mắc hội chứng leucistic ảnh hưởng đến sắc tố khiến bộ lông đen bình thường trở thành màu vàng. Hội chứng leucistic hay còn gọi là hội chứng suy giảm sắc tố, một số trường hợp của bạch tạng một phần. Đây là một dạng đột biến gen hiếm đối với sắc tố sinh học gây ra dẫn đến việc thiếu hụt sắc tố, đặc biệt là melanin - hắc tố, khiến cho động vật bị mất một phần sắc tố.

Các nhiếp ảnh gia tin rằng con chim cánh cụt màu vàng bị mắc hội chứng leucistic ảnh hưởng đến sắc tố khiến bộ lông đen bình thường trở thành màu vàng. Hội chứng leucistic hay còn gọi là hội chứng suy giảm sắc tố, một số trường hợp của bạch tạng một phần. Đây là một dạng đột biến gen hiếm đối với sắc tố sinh học gây ra dẫn đến việc thiếu hụt sắc tố, đặc biệt là melanin - hắc tố, khiến cho động vật bị mất một phần sắc tố.

Chim cánh cụt vua cao từ 70 đến 100 cm, có trọng lượng khoảng 11 đến 16 kg, lớn thứ hai chỉ sau chim cánh cụt hoàng đế. Có rất nhiều thông tin thú vị liên quan đến loài chim cánh cụt này.

Chim cánh cụt vua cao từ 70 đến 100 cm, có trọng lượng khoảng 11 đến 16 kg, lớn thứ hai chỉ sau chim cánh cụt hoàng đế. Có rất nhiều thông tin thú vị liên quan đến loài chim cánh cụt này.

Loài chim không biết bay này chỉ ăn thịt. Nó ăn nhuyễn thể, cá nhỏ, mực và các loại động vật có vỏ khác. Tuy nhiên trong chế độ ăn của chúng, có đến 80-100% là các loài cá.

Loài chim không biết bay này chỉ ăn thịt. Nó ăn nhuyễn thể, cá nhỏ, mực và các loại động vật có vỏ khác. Tuy nhiên trong chế độ ăn của chúng, có đến 80-100% là các loài cá.

Để có được thức ăn ưa thích, những chú chim cánh cụt này có thể lặn sâu hơn 270 m thường là 100-300 m, kỉ lục ghi nhận được độ sâu 343 m trong khu vực Quần đảo Falkland. Tuy nhiên, hầu hết thời gian chúng sẽ không lặn quá sâu. Vào ban đêm, chúng không lặn sâu quá 30 mét.

Để có được thức ăn ưa thích, những chú chim cánh cụt này có thể lặn sâu hơn 270 m thường là 100-300 m, kỉ lục ghi nhận được độ sâu 343 m trong khu vực Quần đảo Falkland. Tuy nhiên, hầu hết thời gian chúng sẽ không lặn quá sâu. Vào ban đêm, chúng không lặn sâu quá 30 mét.

Thời gian ở dưới nước có thể kéo dài đến 9 phút (kỷ lục được ghi lại là 9 phút và 12 giây) và thời gian trung bình là khoảng 5 phút. Chúng bơi ở tốc độ trung bình 6,5 - 10 km/h, phụ thuộc vào độ sâu.

Thời gian ở dưới nước có thể kéo dài đến 9 phút (kỷ lục được ghi lại là 9 phút và 12 giây) và thời gian trung bình là khoảng 5 phút. Chúng bơi ở tốc độ trung bình 6,5 - 10 km/h, phụ thuộc vào độ sâu.

Tốc độ lặn xuống hoặc nổi lên là 2 - 5 km/h (1,2 - 3 dặm/giờ). Trên đất chúng đi lắc lư hoặc trượt trên đất bằng bụng, dùng chân và cánh để đẩy cơ thể lướt đi.

Tốc độ lặn xuống hoặc nổi lên là 2 - 5 km/h (1,2 - 3 dặm/giờ). Trên đất chúng đi lắc lư hoặc trượt trên đất bằng bụng, dùng chân và cánh để đẩy cơ thể lướt đi.

Con cái đẻ một quả trứng trắng duy nhất nặng khoảng 300 g. Lúc đầu lớp vỏ khá mềm nhưng cứng dần và đổi dần sang màu xanh lá cây.

Con cái đẻ một quả trứng trắng duy nhất nặng khoảng 300 g. Lúc đầu lớp vỏ khá mềm nhưng cứng dần và đổi dần sang màu xanh lá cây.

Cả con đực và con cái đều tham gia ấp trứng, trong khoảng 55 ngày, mỗi con chim bố mẹ ấp trứng liên tục trong 6-18 ngày. Khi trứng nở, chim non mất 2 đến 3 ngày để chui ra khỏi vỏ.

Cả con đực và con cái đều tham gia ấp trứng, trong khoảng 55 ngày, mỗi con chim bố mẹ ấp trứng liên tục trong 6-18 ngày. Khi trứng nở, chim non mất 2 đến 3 ngày để chui ra khỏi vỏ.

Chúng là loài có chim non yếu, có nghĩa là sau khi nở ra, chúng hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ chúng. Cơ thể chúng chỉ được phủ một lớp lông mỏng.

Chúng là loài có chim non yếu, có nghĩa là sau khi nở ra, chúng hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ chúng. Cơ thể chúng chỉ được phủ một lớp lông mỏng.

Sau khi nở, chim non sẽ ngồi trên chân của chim bố mẹ và sưởi ấm bằng cách rúc vào bụng bố mẹ (chim cánh cụt vua không xây tổ). Chim bố và mẹ luân phiên chăm sóc con non, mỗi con khoảng 3-7 ngày. Khi một con trông chim non, con con lại tìm kiếm thức ăn.

Sau khi nở, chim non sẽ ngồi trên chân của chim bố mẹ và sưởi ấm bằng cách rúc vào bụng bố mẹ (chim cánh cụt vua không xây tổ). Chim bố và mẹ luân phiên chăm sóc con non, mỗi con khoảng 3-7 ngày. Khi một con trông chim non, con con lại tìm kiếm thức ăn.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/chim-canh-cut-sieu-hiem-moi-duoc-cong-bo-sau-1-nam-bi-phat-hien-1502100.html