Chim lợn là con gì? Tại sao nhiều người thường kiêng kị khi thấy chim lợn kêu?
Chim lợn hay còn gọi là cú lợn. Theo quan niệm dân gian tin rằng, tiếng kêu của nó thường là điềm báo cho một cái chết. Khi chim lợn kêu ở đầu hồi nhà nào thì nhà đó sắp dự báo có người mất. Thực tế điều này có đúng không.
1. Chim lợn là chim gì?
Chim lợn (heo) thường bị coi là loài chim đem đến sự xui xẻo, kém may mắn nên thường bị con người xua đuổi.
Tuy nhiên, loài vật này đang được xếp vào danh sách những loài chim cần được bảo tồn.
2. Nguồn gốc loài chim lợn
Chim lợn hay còn gọi là chim cú lợn, tên tiếng anh là Barn – owl, tên khoa học Tytonidae.
Loài chim này thuộc họ chim cú lợn, được tìm thấy và miêu tả bởi nhà động vật học Ridgway vào năm 1914.
Loài chim này phân bố ở mọi nơi trên thế giới, nhiều nhất ở Châu Á và khu vực Bắc Mỹ.
3. Đặc điểm chim lợn
Chim lợn là loài chim có kích cỡ trung bình. Chiều dài trung bình phần cánh của chim là khoảng 270 – 350mm. Đuôi của chim dài khoảng 114 – 127mm.
Giò dài khoảng 68 – 94mm.
Mỏ chim dài khoảng 30 – 35mm.
Đầu của chim có tỷ lệ lớn hơn so với cơ thể của chúng.
Phần đầu to, tròn gương mặt của chúng gần giống với hình trái tim.
Đôi mắt sâu, tròn to và đen nhánh.
Chiếc mỏ lớn và hơi quặp xuống, phần mỏ bên trên dài hơn so với mỏ dưới.
Ở 2 bên đầu của chim lợn có 1 đôi tai nhỏ được phủ kín bởi lớp lông vũ mềm.
Phần cổ của chúng khá ngắn, lưng hơi cong và ngực nở.
Đôi cánh to, dài hơn so với tỷ lệ cơ thể của chúng. Đặc điểm nổi bật của chim lợn chính là đôi bàn chân của chúng vô cùng lớn và chắc khỏe.
Những ngón chân với đầu móng vuốt cứng và nhọn, giúp chúng có thể dễ dàng bám lên các bề mặt. Đuôi của chúng khá ngắn và gần như không thấy.
Bao bọc lên cơ thể chúng là 2 lớp lông dày, 1 lớp lông vũ mềm và lớp lông cứng mềm. Phần mặt của chúng là lớp lông vũ mềm màu trắng.
Vùng lông cổ là màu trắng tinh tạo thành một vòng. Lông ngực là lớp lông vũ mềm màu vàng nhạt có đốm nâu.
Lông lưng, cánh, đuôi khá cứng, dài và có màu nâu xám.
4. Đặc tính con chim lợn
Chim lợn di chuyển khá chậm chạp, tuy nhiên khi nhìn thấy con mồi tốc độ phóng của chúng lại vô cùng nhanh.
Mặc dù loài chim này luôn bị con người xua đuổi vì đem lại điềm xấu, nhưng đây là một trợ thủ đắc lực đối với người nông dân.
Không chỉ có tốc độ, loài chim này còn có những xúc giác vô cùng nhạy bén như thính giác và khứu giác.
5. Phân loại các dòng chim lợn
Trên thế giới hiện có rất nhiều loài chim lợn. Tại Việt Nam, chỉ có 3 loài phổ biến:
Chim lợn trắng: dòng này có mặt trắng và lông lưng màu xám.
Chim lợn rừng: loài này thường được tìm thấy nhiều ở trong rừng.
Chim lợn vằn: giống này thường có bộ lông màu nâu.
6. Thức ăn của chim lợn
Chim lợn là loài chuyên ăn động vật. Thức ăn của chúng thường là những loài vật nhỏ như chim, thằn lằn, chuột và côn trùng.
Chính vì đặc điểm bắt chuột và côn trùng, cho nên loài chim này được xếp vào dòng chim có ích đối với nông nghiệp.
Giống chim này thường săn mồi và hoạt động vào ban đêm.
7. Mối quan hệ giữ chim lợn với con người
Chim lợn là loài vật rất có ích đối với việc phát triển nông nghiệp. Chúng là loài thiên địch đối với các loài côn trùng và chuột.
Mặc dù chúng đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân, chúng lại bị con người xua đuổi và giết hại vì cho rằng đem lại điềm không may.
Cho nên, số lượng 1 số loài chim lợn ở nước ta bị suy giảm nghiêm trọng.
Chim lợn thường sống và làm tổ ở các hốc cây gần khu vực dân cư sống để sinh sản. Chim đực và chim cái sẽ cùng ấp trứng và chăm sóc con non đến khi trưởng thành.
Để đảm bảo cho sự cân bằng sinh thái, nhà nước đã đưa ra những nghị định cấm việc khai thác bừa bãi chim lợn tự nhiên.
Hơn nữa,loài chim lợn rừng còn được đưa vào sách đỏ. Những động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ.
8. Chim lợn sống ở đâu?
Chim lợn là loài sinh sống thành từng đôi, tuy nhiên cũng có 1 vài cá thể sinh sống và đi kiếm ăn đơn độc.
Nơi sinh sống của chúng thường là khu vực có người sinh sống, vùng đồng cỏ, hoang mạc hay những cánh rừng.
Loài vật này thường ngủ trong tổ vào ban ngày, ban đêm mới đi kiếm ăn.
Chim lợn có môi trường sống khá rộng rãi. Chúng phân bổ ở mọi nơi trên thế giới nhất là khu vực hoang mạc Sahara và một số quốc gia thuộc khu vực châu Á – trong đó có Việt Nam.
Tại nước ta, chim lợn được tìm thấy ở khắp các tỉnh thành.
9. Phân biệt chim lợn và cú mèo
Chim lợn và cú mèo, 2 loài chim có hình dáng gần giống nhau khiến nhiều người nhầm tưởng chúng là 1 loài.
Tuy nhiên, đây là 2 loài hoàn toàn khác nhau chúng chỉ có cùng nguồn gốc thuộc bộ cú. Dưới đây là một số đặc điểm khác nhau:
Khuôn mặt: mặt của chim lợn có vòng tròn hình trái tim lớn và rõ nét.
Đôi mắt của cú mèo thường có màu vàng nâu, chim lợn thường có màu đen.
Mắt của chim lợn sâu hơn so với mắt của cú mèo.
Đôi tai: tai của chim lợn thường nhỏ, tai của cú mèo khá lớn và vểnh.
Màu lông: chim lợn thường có màu lông mặt và ngực màu trắng, chim cú mèo toàn bộ phần lông thường có màu nâu xám.
10. Giải đáp Chim lợn kêu báo điềm gì
Từ thời xa xưa truyền lại, mỗi khi nghe tiếng chim lợn và nhìn thấy chim lợn đậu trên mái nhà ai, điều này báo hiệu nhà đó sắp có người mất.
Khi chim lợn kêu 7 tiếng, tiếng kêu này ứng với nam giới. Tức là, nếu chim lợn đậu vào mái nhà kêu 7 tiếng, gia đình đó sẽ có người nam giới mất trong thời gian tới.
Khi chim lợn kêu 9 tiếng, điều này ứng nghiệm đối với nữ. Tức là sắp có người nữ giới trong gia đình sắp mất.
Cũng chính vì quan niệm này, khiến cho nhiều người cảm thấy sợ hãi và muốn xua đuổi chúng.
Hơn nữa, loài vật này chuyên hoạt động về đêm, những tiếng kêu “éc, éc..” trong đêm của chúng khiến nhiều người khiếp sợ và rợn người.
11. Chứng minh khoa học về chim lợn
Thực tế theo những minh chứng của khoa học, quan niệm chim lợn đem lại sự tang tóc là hoàn toàn sai lầm.
Chim lợn là loài ăn động vật, hơn nữa loài này có khứu giác vô cùng nhạy bén.
Chính vì vậy, khi trong nhà ai đó sắp có người mất chúng có thể đánh hơi thấy, điều này khiến chúng cho rằng đó là con mồi và chúng tìm đến.
Cho nên, dù có chim lợn đến hay không đến thì người đó cũng sẽ mất. Người trong gia đình mất không liên quan đến chim lợn.
Chim lợn có 1 đặc tính khi đi kiếm ăn, chúng thường tạo ra tiếng kêu éc éc để dọa con mồi, khiến cho con mồi khiếp sợ và lẩn trốn.
Điều này vô tình khiến cú lợn có thể dễ dàng bắt được con mồi. Hơn nữa, khi đến mùa sinh sản, những chú chim lợn thường tạo ra tiếng kêu éc éc rất dài.
Trên đây là những thông tin về chim lợn. Sau khi tham khảo bài viết này, chắc hẳn các bạn sẽ có những cái nhìn khác và hiểu hơn về loài chim này.