Chợ chôm hổm xóm tôi

Lỗ Tấn từng nói: 'Ngày xưa có đường đâu, người ta đi thét mà thành đấy thôi'. So sánh con đường với chợ vẫn có điều giống nhau, bởi người ta tụ họp buôn bán mà thành chợ đó thôi.

Lỗ Tấn từng nói: “Ngày xưa có đường đâu, người ta đi thét mà thành đấy thôi”. So sánh con đường với chợ vẫn có điều giống nhau, bởi người ta tụ họp buôn bán mà thành chợ đó thôi.

Chợ chồm hổm góc đường Phùng Hưng- Bửu Đóa (TP Nha Trang).

Chợ chồm hổm góc đường Phùng Hưng- Bửu Đóa (TP Nha Trang).

Nha Trang có hai chợ nổi tiếng là chợ Đếm và chợ Xóm Mới, còn bao quanh thì biết bao nhiêu là chợ phục vụ đời sống dân sinh như chợ Vĩnh Hải, chợ Phước Hải, chợ Bình Tân, chợ Hoàng Diệu, chợ Phước Đồng, chợ Phước Tín... Nói chung là mỗi khu dân cư nơi nào thì khi thành lập chợ người ta đặt tên cho dễ nhớ như chợ Đếm nguyên ngày xưa là một cái đếm hoặc chợ Xóm Mới thành lập khi một khu dân cư mới tới ở.

Ở Bình Tân, nơi tôi ở bao bọc có tới ba cái chợ lớn: Chợ Bình Tân, chợ Hoàng Diệu và Phước Tín. Nói là lớn có nghĩa là chợ được bố trí gian hàng, có ban quản lý và có chỗ giữ xe, nhưng lạ là người buôn bán ở chợ Bình Tân cứ tràn ra đường Võ Thị Sáu mà bán, chợ Hoàng Diệu thì lan ra đường Hoàng Diệu và chợ Phước Tín thì lan ra đường Nguyễn Thị Định. Chợ vì thế mà thành chợ chồm hổm.

Tuy nhiên, đi chợ như thế là xa, phải đem xe ra ngõ, gởi xe cho nên giải pháp là đi chợ chồm hổm gến nhà. Cái chợ không có tên, và thỉnh thoảng khi bên quy tắc đô thị đuổi thì cứ nhúm mớ mà chạy, quy tắc đô thị đi qua thì chợ nhóm lại. Chợ gọi là chồm hổm đơn giản chính là người bán đâu có sạp hàng, cứ bày theo vỉa hè bày biện mà bán, họ ngồi “chồm hổm”. Nói vậy thôi chứ người bán đều có cái đòn ngồi hoặc cái ghế nhựa nhỏ hoặc lót dép mà ngồi chứ chẳng ai ngồi chồm hổm cả. Cái chợ chồm hổm xóm tôi nằm giữa ngã ba đường Phùng Hưng và đường Bửu Đóa, chỉ mở bán từ 5 giờ sáng và khoảng 9 giờ là tan chợ, đi ngang qua chỉ còn ngã tư đường.

Từ nhà, buổi sáng đi bộ chừng 200 mét là tới chợ chồm hổm xóm. Trời mưa hay nắng chợ cũng họp, càng ngày càng nhiều người tới buôn bán. Rồi từ vài hàng nay cũng 60 đến 70 hàng, bán đủ loại. Hàng rau củ quả khi đếu là bà Bảy, một mình bà bán từ trái ớt đến cọng ngò, giờ đây có thêm chục hàng cũng bán rau củ quả cạnh tranh, nay bà thu hẹp hàng lại. Hàng thịt heo thịt bò cũng vậy, lúc đếu chỉ có hai hàng, nay thêm năm hàng bày ra mời chào. Hàng cá khởi đếu chỉ có ba hàng, nay thì mỗi người mỗi rổ, ngồi chồm hổm, có khi lấn ra đường mà bán. Chỉ đi bộ ra chợ, muốn ăn sáng có xe bánh mì thịt heo quay, hoặc mua ở hàng bún chừng 10 ngàn bánh cuốn có luôn nước mắm, trở lên một chút có hàng phở, hàng bánh canh đồng giá 15 ngàn. Có chị bán bánh mì không nhân bán 5 ngàn đồng/ hai ổ, thêm chị bán dừa giá 10 ngàn đồng/ trái và cả chị bán đậu khuôn chiên giá 5 ngàn đồng/ hai miếng.

Chợ vào buổi sáng nghẹt kín cả ngã tư đường. Có người để trái cây nguyên trên xe mà bán, có người ngồi bệt ngay lòng đường mời chào. Đi chợ rồi quen cả người bán, không trả giá, không cò kè bớt một thêm hai. Đi chợ mà giống như đi thăm nhà hàng xóm.

Cả nước chắc chắn có trung tâm thương mại, có siêu thị, có chợ truyền thống... và dẫu không liệt vào danh sách chợ, dễ chừng có triệu cái chợ chồm hổm vẫn tồn tại khi khu vực có dân cư có nhu cếu mua sắm. Chợ chồm hổm khu phố tôi cũng vậy, mỗi ngày lại rộn ràng vài giờ đồng hồ rồi biến mất như chưa hề họp chợ.

KHUÊ VIỆT TRƯỜNG

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/71_223711_cho-chom-hom-xom-toi.aspx