Cho học phép học sinh đến muộn 1 tiếng đồng hồ, một trường trung học ở Đức nhận lại được kết quả bất ngờ

Ngôi trường trung học này cho phép học sinh lựa tự lựa chọn giờ vào học của mình.

Xã hội ngày nay đang bị rơi vào cuộc khủng hoảng về giấc ngủ (Ảnh: Sciencealert)

Xã hội ngày nay đang bị rơi vào cuộc khủng hoảng về giấc ngủ (Ảnh: Sciencealert)

Một số nghiên cứu mới đây về giấc ngủ cho thấy, đa số tất cả mọi người trong xã hội ngày nay đều đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chung đó là khủng hoảng thiếu ngủ. Nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên là độ tuổi chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Vậy lý do tại sao mà độ tuổi vị thành niên lại là độ tuổi bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng giấc ngủ nhiều nhất?

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính việc bắt đầu giờ học quá sớm của các trường trung học cơ sở cũng như trung học phổ thông là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng giấc ngủ của các bạn trẻ ở độ tuổi vị thành niên.

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ cũng như trên thế giới đã nghiên cứu về việc liệu có nên thay đổi giờ vào học ở các trường học trên thế giới hay không? Trong khi các trường trung học khác vẫn còn đang suy nghĩ về vấn đề này thì một trường trung học ở Đức có tên Alsdorf đã chủ động thay đổi giờ đến trường của học sinh bằng một phương pháp có tên gọi là Dalton Plan.

Phương pháp Dalton Plan là một phương pháp giảng dạy linh hoạt giúp cho học sinh có thể học theo khả năng tiếp thu của riêng mình. Trên thực tế, Alsdorf không phải là trường học đầu tiên áp dụng phương pháp giảng dạy này. Trường đại học Ludwig Maximilian ở Munich cũng đã áp dụng phương pháp này vào trong quá trình giảng dạy của mình với hy vọng giúp cho các sinh viên của mình không gặp phải khủng hoảng giấc ngủ.

Phương pháp Dalton Plan giúp học sinh tiếp thu nhanh hơn (Ảnh: News4teachers)

"Với việc trường trung học Alsdorf áp dụng phương pháp Dalton Plan, chúng tôi sẽ có cơ hội nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của việc thay đổi giờ vào học" nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu thời gian Till Roenneberg giải thích trong một bài báo cáo của họ. "Thay vì cố định giờ vào lớp là lúc 8h sáng, phương pháp Dalton Plan giúp học sinh, sinh viên có thể linh hoạt lựa chọn giờ từ 8h xuống 8h50".

Phương pháp này được trường trung học Alsdorf chỉ áp dụng cho các học sinh lớp 10, 11 và 12 trong khi đó các học sinh ở lớp dưới vẫn sẽ đi học theo đúng giờ quy định. Việc làm này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu có thể so sánh rõ ràng hơn về lợi ích của việc thay đổi giờ học.

Sau 9 tuần thực hiện, các nhà nghiên cứu đã thu thập các dữ liệu về giấc ngủ của các học sinh được áp dụng phương pháp Dalton Plan. Những dữ liệu này cho thấy việc linh hoạt thời gian học giúp cho những học sinh cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình. "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có đến hơn 97% số học sinh tham gia phương pháp Dalton Plan cải thiện được chất lượng giấc ngủ của mình. Khi áp dụng phương pháp này trung bình mỗi sinh viên sẽ được ngủ thêm 1 tiếng".

Phương pháp Dalton Plan giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của học sinh, sinh viên (Ảnh: Discover Magazine)

Đây là một phát hiện quan trọng của các nhà nghiên cứu, bởi việc cải chất lượng giấc ngủ sẽ giúp cho các em học sinh tập trung và tiếp thu bài học nhanh hơn. Khi thực hiện phương pháp này, một số nhà khoa học đã lo lắng việc các em học sinh sẽ có thể thức muộn hơn vì giờ vào học được lùi xuống hẳn 1 tiếng, tuy nhiên điều đó đã không xảy ra đối với học sinh trường trung học Alsdorf.

Điều khiến các nhà khoa học cảm thấy bất ngờ đó là việc chỉ có 39% học sinh lựa chọn việc đi học muộn hơn 1 tiếng. Còn lại tất cả các học sinh khác đều đi học vào lúc 8h sáng như thường ngày. Lý giải điều này, một số nhà khoa học cho rằng những học sinh chọn đi học đúng giờ là những học sinh ngủ sớm, còn những học sinh chọn lịch học muộn hơn là những học sinh có thói quen thức muộn hơn. Tuy nhiên sau khi được hỏi thì 39% những học sinh chọn giờ học muộn nói rằng từ khi áp dụng phương pháp này họ cảm thấy tỉnh táo hơn mỗi khi thức dậy cũng như tiếp thu bài giảng trên trường nhanh hơn.

Nguồn: Science Alert

Đọc thêm: 7 cách để có giấc ngủ ngon hơn

Minh Quang

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/cho-hoc-phep-hoc-sinh-den-muon-1-tieng-dong-ho-mot-truong-trung-hoc-o-duc-nhan-lai-duoc-ket-qua-bat-ngo-377250.html