Cho máy bay U-2 do thám tập trận Trung Quốc, Mỹ nên nhớ bài học cũ!

Ngày 26/8, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm (Wu Qian) đã đưa ra tuyên bố về việc máy bay quân sự Mỹ xâm nhập trái phép vào vùng cấm bay, để theo dõi cuộc tập trận hải quân của Quân đội Trung Quốc.

Ngày 25/8, máy bay trinh sát tầm cao U-2 của Mỹ đã tự ý đột nhập vào vùng cấm bay để chụp ảnh cuộc tập trận hải quân bắn đạn thật ở quân khu Bắc của Quân đội Trung Quốc, làm gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động tập trận và huấn luyện bình thường của Trung Quốc, người phát ngôn Ngô Khiêm nhấn mạnh. Ảnh: Người phát ngôn Ngô Khiêm (Wu Qian) - Nguồn: Sina

Ngày 25/8, máy bay trinh sát tầm cao U-2 của Mỹ đã tự ý đột nhập vào vùng cấm bay để chụp ảnh cuộc tập trận hải quân bắn đạn thật ở quân khu Bắc của Quân đội Trung Quốc, làm gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động tập trận và huấn luyện bình thường của Trung Quốc, người phát ngôn Ngô Khiêm nhấn mạnh. Ảnh: Người phát ngôn Ngô Khiêm (Wu Qian) - Nguồn: Sina

Trước đó, theo một thông báo chung của Quân đội Trung Quốc, đơn vị 91208, trang bị tàu cao tốc mang tên lửa của Hạm đội Biển Bắc, đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn, được tiến hành trên biển Hoàng Hải; phạm vi từ Thanh Đảo ở Sơn Đông đến Liên Vân Cảng ở Giang Tô. Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc tập trận trên biển Hoàng Hải - Nguồn: China Military.

Trước đó, theo một thông báo chung của Quân đội Trung Quốc, đơn vị 91208, trang bị tàu cao tốc mang tên lửa của Hạm đội Biển Bắc, đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn, được tiến hành trên biển Hoàng Hải; phạm vi từ Thanh Đảo ở Sơn Đông đến Liên Vân Cảng ở Giang Tô. Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc tập trận trên biển Hoàng Hải - Nguồn: China Military.

Còn Phi đội máy bay U-2 bị tố cáo theo dõi cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc, là Phi đội Trinh sát số 5, thuộc Phi đoàn Trinh sát số 9 (có trụ sở tại căn cứ không quân Billy, bang California, Mỹ); hiện đang được Không quân Mỹ triển khai tại căn cứ Mỹ ở Osan, Hàn Quốc. Ảnh: Một máy bay trinh sát U-2 của Không quân Mỹ đang chuẩn bị hạ cánh xuống Căn cứ Osan của Hàn Quốc - Nguồn: Tân Hoa Xã/Reuters

Còn Phi đội máy bay U-2 bị tố cáo theo dõi cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc, là Phi đội Trinh sát số 5, thuộc Phi đoàn Trinh sát số 9 (có trụ sở tại căn cứ không quân Billy, bang California, Mỹ); hiện đang được Không quân Mỹ triển khai tại căn cứ Mỹ ở Osan, Hàn Quốc. Ảnh: Một máy bay trinh sát U-2 của Không quân Mỹ đang chuẩn bị hạ cánh xuống Căn cứ Osan của Hàn Quốc - Nguồn: Tân Hoa Xã/Reuters

Tiền thân của phi đội này là Phi đội Trinh sát tầm cao Số 35, thuộc Lực lượng Không quân Đài Loan, còn có tên gọi quen thuộc hơn là Phi đội Mèo đen. Phi đội Mèo đen được thành lập tại Đài Loan vào ngày 14/12/1960, và Mỹ gọi nó với biệt danh là Biệt đội H. Ảnh: Phù hiệu của Phi đội Mèo đen - Nguồn: Sina

Tiền thân của phi đội này là Phi đội Trinh sát tầm cao Số 35, thuộc Lực lượng Không quân Đài Loan, còn có tên gọi quen thuộc hơn là Phi đội Mèo đen. Phi đội Mèo đen được thành lập tại Đài Loan vào ngày 14/12/1960, và Mỹ gọi nó với biệt danh là Biệt đội H. Ảnh: Phù hiệu của Phi đội Mèo đen - Nguồn: Sina

Máy bay trinh sát U-2S thuộc Phi đội Mèo Đen là đối thủ cũ, đã từng nhiều lần xâm nhập lãnh thổ Trung Quốc để tiến hành các phi vụ trinh sát và đã bị lực lượng phòng không Trung Quốc bắn rơi nhiều máy bay U2 trong thập niên 1960. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2 của Mỹ - Nguồn: Wkipedia.

Máy bay trinh sát U-2S thuộc Phi đội Mèo Đen là đối thủ cũ, đã từng nhiều lần xâm nhập lãnh thổ Trung Quốc để tiến hành các phi vụ trinh sát và đã bị lực lượng phòng không Trung Quốc bắn rơi nhiều máy bay U2 trong thập niên 1960. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2 của Mỹ - Nguồn: Wkipedia.

Trong nhiệm vụ trinh sát chiến lược vào đại lục, Phi đội U2 đã mất tổng cộng 6 máy bay trinh sát U-2 (5 chiếc bị bắn rơi và 1 chiếc bị tai nạn), 4 phi công thiệt mạng; 2 phi công đã bị bắt. Trong huấn luyện bình thường, 10 máy bay trinh sát U-2 bị rơi và 6 phi công thiệt mạng. Ảnh: Một chiếc máy bay U-2 bị bắn rơi - Nguồn: Wkipedia.

Trong nhiệm vụ trinh sát chiến lược vào đại lục, Phi đội U2 đã mất tổng cộng 6 máy bay trinh sát U-2 (5 chiếc bị bắn rơi và 1 chiếc bị tai nạn), 4 phi công thiệt mạng; 2 phi công đã bị bắt. Trong huấn luyện bình thường, 10 máy bay trinh sát U-2 bị rơi và 6 phi công thiệt mạng. Ảnh: Một chiếc máy bay U-2 bị bắn rơi - Nguồn: Wkipedia.

Ngày 9/9/1962, tiểu đoàn 2 thuộc lực lượng tên lửa phòng không của Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật phục kích cơ động, ở khu vực Xiangtang, Nam Xương, Giang Tây, bắn rơi máy bay U-2 do phi công Chen Huai của Đài Loan điều khiển, khiến Chen Huai thiệt mạng tại chỗ. Ảnh: Xác máy bay U-2 bị bắn rơi được trưng bày tại Bảo tàng Quân sự Bắc Kinh - Nguồn: Wkipedia.

Ngày 9/9/1962, tiểu đoàn 2 thuộc lực lượng tên lửa phòng không của Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật phục kích cơ động, ở khu vực Xiangtang, Nam Xương, Giang Tây, bắn rơi máy bay U-2 do phi công Chen Huai của Đài Loan điều khiển, khiến Chen Huai thiệt mạng tại chỗ. Ảnh: Xác máy bay U-2 bị bắn rơi được trưng bày tại Bảo tàng Quân sự Bắc Kinh - Nguồn: Wkipedia.

Phi đội Trinh sát số 5 đảm bảo thông tin tình báo thu thập được cho Quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (Hạm đội 7), Bộ Tư lệnh Tác chiến trên không. Hiện nay Phi đội Trinh sát số 5 có gần 200 nhân viên, các phi công U-2 phải thực hiện trực chiến đấu từ 140 đến 180 ngày một năm. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2 của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ.

Phi đội Trinh sát số 5 đảm bảo thông tin tình báo thu thập được cho Quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (Hạm đội 7), Bộ Tư lệnh Tác chiến trên không. Hiện nay Phi đội Trinh sát số 5 có gần 200 nhân viên, các phi công U-2 phải thực hiện trực chiến đấu từ 140 đến 180 ngày một năm. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2 của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ.

Kể từ năm 1976 đến nay, phi đội đã thực hiện gần 7.000 phi vụ trinh sát. Năm 1995, Phi đội Trinh sát 5 là đơn vị đầu tiên được trang bị máy bay U-2S làm nhiệm vụ chiến đấu. Năm 1995, Phi đội máy bay trinh sát số 5 cũng đã thực hiện chuyến bay thứ 2.000 trên loại U-2S được trang bị radar khẩu độ tổng hợp tiên tiến. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2S của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ.

Kể từ năm 1976 đến nay, phi đội đã thực hiện gần 7.000 phi vụ trinh sát. Năm 1995, Phi đội Trinh sát 5 là đơn vị đầu tiên được trang bị máy bay U-2S làm nhiệm vụ chiến đấu. Năm 1995, Phi đội máy bay trinh sát số 5 cũng đã thực hiện chuyến bay thứ 2.000 trên loại U-2S được trang bị radar khẩu độ tổng hợp tiên tiến. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2S của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ.

Cải tiến lớn nhất của máy bay U-2S là lắp đặt buồng lái bằng kính, màn hình hiển thị đa chức năng tiên tiến và hệ thống điện tử hàng không tăng cường. Ảnh: Buồng lái máy bay U-2S của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ.

Cải tiến lớn nhất của máy bay U-2S là lắp đặt buồng lái bằng kính, màn hình hiển thị đa chức năng tiên tiến và hệ thống điện tử hàng không tăng cường. Ảnh: Buồng lái máy bay U-2S của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ.

Phiên bản U-2S được trang bị động cơ F118-GE-101, sải cánh 31,39 mét, chiều dài máy bay 19,13 mét; chiều cao 4,88 mét; tốc độ tối đa 692 km/h; trần bay thực tế 21.000 mét, trọng lượng cất cánh tối đa 18.597 kg, bán kính chiến đấu 2.800 km, tầm bay tối đa 8.000 km, thời gian bay liên tục 12 giờ. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2S của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ.

Phiên bản U-2S được trang bị động cơ F118-GE-101, sải cánh 31,39 mét, chiều dài máy bay 19,13 mét; chiều cao 4,88 mét; tốc độ tối đa 692 km/h; trần bay thực tế 21.000 mét, trọng lượng cất cánh tối đa 18.597 kg, bán kính chiến đấu 2.800 km, tầm bay tối đa 8.000 km, thời gian bay liên tục 12 giờ. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2S của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ.

U-2S có thể mang theo tất cả các loại cảm biến và thiết bị camera để thực hiện giám sát tầm cao liên tục khu vực trinh sát, trong mọi điều kiện thời tiết. Máy ảnh trên không được đặt nghiêng trong vỏ cánh, có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 180 km bên trong biên giới; với tính năng này, ngay cả khi U-2 không cần bay vào lãnh thổ của đối phương, cũng có thể phát hiện các mục tiêu sâu trong nội địa. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2S của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ.

U-2S có thể mang theo tất cả các loại cảm biến và thiết bị camera để thực hiện giám sát tầm cao liên tục khu vực trinh sát, trong mọi điều kiện thời tiết. Máy ảnh trên không được đặt nghiêng trong vỏ cánh, có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 180 km bên trong biên giới; với tính năng này, ngay cả khi U-2 không cần bay vào lãnh thổ của đối phương, cũng có thể phát hiện các mục tiêu sâu trong nội địa. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2S của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ.

Máy ảnh truyền dẫn thời gian thực DB-110 là loại hiện đại nhất hiện nay, được trang bị trên U-2S có độ phân giải 0,115 mét trong phạm vi quang phổ, và một ăng-ten vệ tinh được lắp đặt ở phía sau máy bay, có thể truyền ảnh chụp về căn cứ trong thời gian thực, với tính kịp thời cao. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2S của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ.

Máy ảnh truyền dẫn thời gian thực DB-110 là loại hiện đại nhất hiện nay, được trang bị trên U-2S có độ phân giải 0,115 mét trong phạm vi quang phổ, và một ăng-ten vệ tinh được lắp đặt ở phía sau máy bay, có thể truyền ảnh chụp về căn cứ trong thời gian thực, với tính kịp thời cao. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2S của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ.

So với U-2 đời đầu, động cơ máy bay U-2S thế hệ mới mạnh hơn, độ cao và tầm bay tăng lên đáng kể. Ngoài ra, do bề mặt của máy bay được phủ một lớp vật liệu hấp thụ nên nó có thể tránh bị radar theo dõi hiệu quả hơn. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2S của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ.

So với U-2 đời đầu, động cơ máy bay U-2S thế hệ mới mạnh hơn, độ cao và tầm bay tăng lên đáng kể. Ngoài ra, do bề mặt của máy bay được phủ một lớp vật liệu hấp thụ nên nó có thể tránh bị radar theo dõi hiệu quả hơn. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2S của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ.

Mặc dù loại máy bay này ra đời đã trên 60 năm và hiện có những phương tiện trinh sát hiện đại khác thay thế, nhưng U-2 vẫn là loại phương tiện trinh sát đường không quan trọng của Không quân Mỹ; thực tế Trung Quốc cũng rất ngán ngại loại máy bay “không mời mà đến” này của Không quân Mỹ. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2S của Mỹ đang theo dõi Hải quân Trung Quốc tập trận - Nguồn: Không quân Mỹ.

Mặc dù loại máy bay này ra đời đã trên 60 năm và hiện có những phương tiện trinh sát hiện đại khác thay thế, nhưng U-2 vẫn là loại phương tiện trinh sát đường không quan trọng của Không quân Mỹ; thực tế Trung Quốc cũng rất ngán ngại loại máy bay “không mời mà đến” này của Không quân Mỹ. Ảnh: Máy bay trinh sát U-2S của Mỹ đang theo dõi Hải quân Trung Quốc tập trận - Nguồn: Không quân Mỹ.

Video Bí ẩn về SR-71 – máy bay do thám nhanh nhất thế giới - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cho-may-bay-u-2-do-tham-tap-tran-trung-quoc-my-nen-nho-bai-hoc-cu-1427353.html