Choáng loạt hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khiến tâm trí bạn 'nổ tung'

Những ngọn núi đầy màu sắc, những trái cây đèn lồng trong suốt, những điều kỳ lạ và hiện tượng thiên nhiên này là những món quà của thiên nhiên ban cho nhân loại, vô cùng thú vị và đặc biệt.

Bạch đàn cầu vồng thuộc loài bạch đàn phân bố tự nhiên kéo dài New Britain, New Guinea, Seram, Sulawesi và Mindanao. Vỏ cây có nhiều màu độc đáo là đặc điểm nổi bật nhất của loài bạch đàn này. Các mảng vỏ cây ngoài được thay hàng năm tại những thời điểm khác nhau, cho thấy lớp vỏ bên trong có màu xanh lục sáng. Lớp vỏ trong này sau đó tối hơn và lớn lên tạo nên các tông màu xanh dương, tím, cam và sau đó hạt dẻ.

Cao nguyên Atacama, Bolivia được coi là vựa muối lớn nhất thế giới. Dưới ánh mặt trời, toàn khu vực vựa muối óng ánh, vô cùng đẹp đẽ. Trong ảnh là đầm muối Uyuni, nằm ở độ cao 3656m so với mực nước biển. Tới đây, du khách như được đắm chìm vào không gian hệt như ranh giới giữa đất và trời, ngắm nhìn hiện tượng thiên nhiên tuyệt mỹ.

Hoa xác thối nổi tiếng với kích thước khổng lồ, có mùi hương và màu sắc giống như thịt thối. Được biết, sở dĩ loài hoa này có mùi thối như vậy là để thu hút thu hút các loài ruồi ăn xác chết đến thụ phấn cho chúng.

Công trắng, loài động vật xinh đẹp và quý hiếm, thường được tìm thấy ở môi trường đồng cỏ ở Australia và Ấn Độ. Màu trắng của chúng không phải do bệnh bạch tạng, là đột biến gen khiến lông mất đi sắc tố thông thường.

Trái cây đèn lồng Physalis alkekengi, nổi tiếng với cấu hình độc lạ của mình. Khi xé đi lớp vỏ khô giống như giấy bên ngoài, trái cây này sẽ lộ ra hình dáng hệt như một chiếc đèn lồng với hạt đỏ tươi rất hấp dẫn.

Chất lỏng màu đỏ đang chảy máu từ rìa Taylor Glacier ở Victoria, Nam Cực. Không có hiện tượng nào như vậy được tìm thấy ở các nơi khác trên trái đất. Ban đầu, các nhà khoa học tin rằng chất lỏng màu đỏ này là một loại tảo nhưng sau đó họ phát hiện ra, hiện tượng này do muối và sắt gây ra.

Nhện công hay nhện bảy màu là một loài nhện nhảy kỳ lạ, thường sống ở một số khu vực nhất định thuộc Australia và Trung Quốc. Những sinh vật đặc biệt này rất nhỏ, không to bằng móng tay và có màu sắc khác nhau.

Cá voi lưng gù bạch tạng được phát hiện lần đầu tiên ở bờ biển phía đông Australia vào năm 1991. Con cá voi trong ảnh được đặt tên là Migaloo, có nghĩa là "người da trắng". Đây là một con cá voi đực, có dấu hiệu bị ung thư da.

Mây hình đĩa trông rất giống một chiếc phi thuyền của người ngoài hành tinh. Nó cũng thường được coi là UFO và có nhiều thuyết viễn tưởng liên quan.

Ngô tím, loài ngô thường được trồng ở Nam Mỹ, có màu sắc vô cùng đặc biệt. Mặc dù được đánh giá là không có vị ngon đặc biệt nhưng chúng thường được sử dụng làm màu thực phẩm và đồ uống.

Rừng chìm hay rừng dưới nước, rừng mọc ngược ở Kazakhstan là một trong những khu rừng kỳ bí nhất thế giới.

Nấm phát quang được tìm thấy ở Bắc Mỹ, Châu Á, Austrlia và Châu Âu. Chúng thường mọc thành từng nhóm trên những gốc cây chết hoặc khúc gỗ và phát ra ánh sáng, để lại cho mọi người một ấn tượng ngoạn mục.

Núi cầu vồng ở Cam Túc, Trung Quốc có diện tích 510 km2. Các khối đá ở đây rất phong phú về màu sắc, bao gồm xanh dương, đỏ, xanh lá cây, vàng và cam. Kiến tạo mảng nơi đây cũng đặc biệt.

Bãi biển Vadodhu ở Maldives thường được gọi là "Thiên đường Trái đất" nhờ vẻ đẹp tuyệt mỹ. Có những thời điểm, bãi biển phát sáng đẹp như dải thiên hà, đây là do các vi sinh vật sống dưới biển tạo nên.

Màu sắc như sữa dâu độc đáo của hồ Illier ở Australia thu hút một lượng lớn khách du lịch. Mặc dù không rõ nguyên nhân hình thành màu sắc độc đáo này, các nhà khoa học tin rằng điều này có thể liên quan đến sự tồn tại của một loài có tên Dunaliella salina.

Mời quý vị xem video: Những hiện tượng tự nhiên thú vị nhất hành tinh

Kiều Dụ (Theo Sina)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/choang-loat-hien-tuong-thien-nhien-ky-thu-khien-tam-tri-ban-no-tung-1318211.html