Choáng ngợp ngôi làng biệt lập nằm cheo leo trên vách đá

Do nằm ở vị trí hiểm trở, làng Guoliang ở Trung Quốc gần như bị cô lập hoàn toàn với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, Guoliang dần trở thành điểm thu hút khách du lịch kể từ những năm 1990.

Theo Tân Hoa Xã, làng Guoliang nằm trên vách đá ở độ cao 1,7 km ở dãy núi Taihang, tỉnh Hà Nam. (Nguồn ảnh: THX)

Theo Tân Hoa Xã, làng Guoliang nằm trên vách đá ở độ cao 1,7 km ở dãy núi Taihang, tỉnh Hà Nam. (Nguồn ảnh: THX)

Trong một thời gian dài, hầu như không ai biết đến ngôi làng nhỏ với hơn 300 cư dân này vì không thể tiếp cận được.

Trong một thời gian dài, hầu như không ai biết đến ngôi làng nhỏ với hơn 300 cư dân này vì không thể tiếp cận được.

Cách duy nhất để đến được ngôi làng lúc đó là leo lên 720 bậc thang dốc và hẹp gắn vào sườn núi có tên là "Thang trời", được xây dựng từ thời nhà Tống (960-1279).

Cách duy nhất để đến được ngôi làng lúc đó là leo lên 720 bậc thang dốc và hẹp gắn vào sườn núi có tên là "Thang trời", được xây dựng từ thời nhà Tống (960-1279).

"Thật khó khăn. Hàng hóa từ bên ngoài không thể vào được làng trong khi nông sản tươi của chúng tôi không thể vận chuyển đi nơi khác", Song Baoqun, một cư dân lớn tuổi ở ngôi làng, kể lại.

"Thật khó khăn. Hàng hóa từ bên ngoài không thể vào được làng trong khi nông sản tươi của chúng tôi không thể vận chuyển đi nơi khác", Song Baoqun, một cư dân lớn tuổi ở ngôi làng, kể lại.

Thách thức lớn nhất đặt ra là về điều trị y tế. Nếu có ai bị ốm, cần 8 người khiêng bệnh nhân trên cáng và mất 4 giờ để xuống núi đến bệnh viện gần nhất. Nhiều người thậm chí tử vong trên đường tới bệnh viện.

Thách thức lớn nhất đặt ra là về điều trị y tế. Nếu có ai bị ốm, cần 8 người khiêng bệnh nhân trên cáng và mất 4 giờ để xuống núi đến bệnh viện gần nhất. Nhiều người thậm chí tử vong trên đường tới bệnh viện.

Tuy nhiên, toàn bộ điều này thay đổi với năm 1972 khi dân làng quyết định tự xây một đường hầm xuyên núi để kết nối Guoliang với thế giới bên ngoài.

Tuy nhiên, toàn bộ điều này thay đổi với năm 1972 khi dân làng quyết định tự xây một đường hầm xuyên núi để kết nối Guoliang với thế giới bên ngoài.

13 người thợ trong làng nhận nhiệm vụ đào đường hầm qua núi. Họ phải mất tới 5 năm để hoàn thành đường hầm dài 1.250 m.

13 người thợ trong làng nhận nhiệm vụ đào đường hầm qua núi. Họ phải mất tới 5 năm để hoàn thành đường hầm dài 1.250 m.

Đường hầm Guoliang có hơn 30 cửa sổ đá với nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau.

Đường hầm Guoliang có hơn 30 cửa sổ đá với nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau.

Guoliang dần trở thành điểm thu hút khách du lịch kể từ những năm 1990.

Guoliang dần trở thành điểm thu hút khách du lịch kể từ những năm 1990.

Guoliang còn được mệnh danh là “ngôi làng trên mây”.

Guoliang còn được mệnh danh là “ngôi làng trên mây”.

Đây là địa điểm lý tưởng để tránh xa nhịp sống hối hả của thành phố hiện đại,...

Đây là địa điểm lý tưởng để tránh xa nhịp sống hối hả của thành phố hiện đại,...

Được biết, mọi hộ gia đình ở Guoliang đều tham gia vào ngành du lịch, điều hành các nhà hàng, khách sạn và cửa hàng lưu niệm.

Được biết, mọi hộ gia đình ở Guoliang đều tham gia vào ngành du lịch, điều hành các nhà hàng, khách sạn và cửa hàng lưu niệm.

Shen Qingmin (trái), một cư dân trong làng, kể cho mọi người về việc xây dựng đường hầm Guoliang tại nhà của ông ở làng Guoliang ngày 18/5/2017.

Shen Qingmin (trái), một cư dân trong làng, kể cho mọi người về việc xây dựng đường hầm Guoliang tại nhà của ông ở làng Guoliang ngày 18/5/2017.

Khách du lịch mua đồ ăn nhẹ địa phương tại chợ đêm ở làng Guoliang ngày 16/5/2017.

Khách du lịch mua đồ ăn nhẹ địa phương tại chợ đêm ở làng Guoliang ngày 16/5/2017.

Mời độc giả xem thêm video: Bí ẩn ngôi làng "ma thuật" xuất hiện ban ngày, biến mất ban đêm

An An (Theo CD, THX)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/the-gioi/choang-ngop-ngoi-lang-biet-lap-nam-cheo-leo-tren-vach-da-1992397.html