Choáng với bộ đôi cây cảnh giá 10 tỷ, dáng kỳ lạ trời sinh

Hai cây sanh cổ 10 tỷ được một người nông dân Thái Bình chăm sóc tạo thế độc đáo, khiến nhiều người trong giới chơi cây cảnh mê mẩn nhưng chủ nhân quyết không bán.

Bộ ba sanh cổ thế dáng độc lạ được nhiều người yêu thích cây cảnh chia sẻ trên trang mạng cá nhân. Được biết, hai tác phẩm sanh cổ này được một người nông dân yêu thích cây cảnh ở đất Thái Bình miệt mài uốn nắn, chăm sóc tỉ mỉ từng chi tiết khiến giới chơi cây mê mẩn ngắm nhìn.

Bộ đôi sanh cổ dáng thế độc đáo. Ảnh: Dân Trí.

Bộ đôi sanh cổ dáng thế độc đáo. Ảnh: Dân Trí.

Nhắc đến Nam Định, Thái Bình người ta thường nghĩ đến ngay vùng đất cây cảnh lớn nhất miền Bắc. Nơi đây có nhiều nghệ nhân chăm sóc cây cảnh bậc nhất của nước ta. Bởi vậy những cây cảnh dáng thế đẹp có giá tiền tỷ ở không còn xa lạ với những người yêu thích cây cảnh nơi đây.

Trong rất nhiều “siêu cây” ở vùng đất cây cảnh này có bộ đôi cây sanh cổ của anh Nguyễn Thế Tiến (Thái Bình), mặc dù được ngã giá tiền tỷ nhưng anh Tiến vẫn chưa đồng ý chuyển nhượng.

Cây sanh cổ thu hút nhiều người trong hội chợ cây cảnh ngắm nhìn. Ảnh: Dân Trí.

Cây sanh cổ thu hút nhiều người trong hội chợ cây cảnh ngắm nhìn. Ảnh: Dân Trí.

Bộ đôi cây sanh cổ này xuất hiện tại triển lãm cây cảnh tỉnh Bắc Ninh vừa qua được được giới chơi cây cảnh nghệ thuật quan tâm đặc biệt bởi dáng thế cũng như sự kỳ công của người tạo ra tác phẩm.

Chia sẻ trên báo Dân Trí, chủ nhân cây cho biết rất nhiều đại gia gọi điện cho ông Tiến hỏi giá nhưng ông đều từ chối. Những vị khách yêu cây cho biết, trong hai cây họ rất thích tác phẩm “Thiên Long mộc thạch” bởi đây là tác phẩm rất đẹp, hiếm có hiện nay.

Bệ rễ "khủng" của cây sanh chứng tỏ cây đã nhiều năm tuổi.

Bệ rễ "khủng" của cây sanh chứng tỏ cây đã nhiều năm tuổi.

Lần đầu xuất hiện tại triển lãm cây cảnh, bộ đôi cây cảnh này khiến nhiều người “đội nắng” hàng chục phút, đứng ngắm, bình phẩm, đánh giá đây là cây sanh mang tính nghệ thuật cao nhất tại triển lãm bởi chủ nhân tác phẩm đã biết phá cách, kết hợp giữa lối làm cây xưa và nay.

Được biết, tác phẩm sanh cổ “Thiên Long mộc thạch” là “báu vật” của bố ông để lại. Cây có tuổi đời khoảng hơn 60 năm do chính bố ông nuôi trồng, tạo tác từ nhỏ. Sau đó ông Tiến bắt đầu chăm sóc tay cành, bông tán theo lối làm cây mới dựa trên cốt cây cũ trong vòng 20 năm.

Cây sanh có bông tán, tay cành tỉ mỉ.

Cây sanh có bông tán, tay cành tỉ mỉ.

Theo chủ nhân tác phẩm, các cụ ngày xưa thường tạo bông tán lớn che hết phần thân và tay cành nên cây không thể hiện được phần cốt, bây giờ làm uốn tán thưa và nhỏ lại nên cây khoe được hết vẻ đẹp.

Để nói về tác phẩm "siêu cây" ông Tiến cho hay, Thiên là trời, Long là con rồng trong bộ tứ linh, mộc là cây, thạch là đá nên cây có tên “Thiên Long mộc thạch”.

Nhìn từ xa thân cây uốn lượn như một con rồng, người nghệ nhân tạo ra nhiều rễ phụ có kích thước khác nhau tạo nên chiều sâu khiến người xem bị hút hồn vào tác phẩm có "1 0 2" trong nghệ thuật cây cảnh.

Nhìn từ xa thân cây uốn lượn như một con rồng, người nghệ nhân tạo ra nhiều rễ phụ có kích thước khác nhau tạo nên chiều sâu khiến người xem bị hút hồn vào tác phẩm có "1 0 2" trong nghệ thuật cây cảnh.

Theo chủ nhân cây sanh cổ, đã có đại gia trả gần 10 tỷ đồng nhưng ông chưa đồng ý vì muốn làm bông tán hoàn thiện trong khoảng 2 năm nữa.

Ngoài cây “Thiên Long vũ hội” độc lạ còn có tác phẩm “Tam nương vũ hội” đặt bên cạnh tạo thành bộ đôi cây cảnh đẹp tại triển lãm. Mặc dù tác phẩm này cũng có người trả 3 tỷ đồng nhưng ông Tiến chưa muốn chuyển nhượng.

Trước đó bộ 3 cây sanh giá 25 tỷ cổ được các nghệ nhân giỏi nhất vùng đất Nam Định miệt mài uốn nắn, chăm sóc tỉ mỉ từng chi tiết khiến giới chơi cây cảnh khen ngợi.

Bộ 3 cây sanh giá 25 tỷ ở làng nghề cây cảnh lớn nhất miền Bắc. Ảnh: Dân Việt.

Bộ 3 cây sanh giá 25 tỷ ở làng nghề cây cảnh lớn nhất miền Bắc. Ảnh: Dân Việt.

Ba cây sanh thuộc dòng sanh Nam Điền (một dòng sanh quý, có giá trị kinh tế cao), lá nhỏ xoăn nhẹ, màu xanh biếc, khi già lá ngả màu hơi vàng gần giống màu đồng.

Cụ thể 3 tác phẩm sanh cổ của anh Trường có tên “song thụ”, “tam đa” và “đắc thụ tụ tài”: “Những cái tên đặt cho tác phẩm đều phải có ý nghĩa bởi một cây có giá trị phải có dáng thế độc đáo và làm theo một sự tích nào đó”, anh Trường chia sẻ trên báo Dân Việt.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/choang-voi-bo-doi-cay-canh-gia-10-ty-dang-ky-la-troi-sinh-a502052.html