Đối với quân chủng lục quân, trực thăng là một phương tiện cơ động trên không tuyệt vời. Máy bay trực thăng vận tải hạng nặng có thể chở các phương tiện chiến đấu và thậm chí là xe bọc thép hạng nhẹ, vượt qua những địa hình hiểm trở, mà các phương tiện khác không thể vận chuyển được.
Ngày 30/7, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, đã đưa ra thông báo gửi Quốc hội Mỹ; họ có kế hoạch bán 18 chiếc trực thăng Sikorsky CH-53K King Stallion, cho Quân đội Israel theo Chương trình viện trợ quân sự của Mỹ cho Israel.
Chương trình bán hàng quân sự (FMS) gồm máy bay trực thăng hạng nặng; tổng giá trị chương trình ước tính là 3,4 tỷ USD, bao gồm các gói hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện. Đây là lần đầu tiên máy bay trực thăng Stallion King, nhận được đơn đặt hàng xuất khẩu.
Stallion King là loại trực thăng vận tải hạng nặng ba động cơ thế hệ mới, được phát triển bởi công ty trực thăng Sikorsky (hiện là công ty con của Lockheed Martin); Stallion King bay thử lần đầu tiên vào tháng 10/2015.
Đây hiện là loại trực thăng hạng nặng lớn thứ hai thế giới về trọng lượng cất cánh và tải trọng, với trọng lượng cất cánh tối đa gần 40 tấn và sức chở 15,8 tấn (khả năng chịu tải của móc ngoài tới 16,3 tấn).
Chỉ số trọng lượng cất cánh của Stallion King, hiện chỉ đứng sau trực thăng Mi-26 Halo của Nga; loại trực thăng Mi-26 của Nga có trọng lượng cất cánh tối đa 56 tấn và tải trọng 30 tấn.
Stallion King cũng chỉ "xêm xêm" như loại "Trực thăng hạng nặng tiên tiến" AHL, do Công ty Trực thăng Nga và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc AVIC phối hợp sản xuất. Trọng lượng cất cánh tối đa của AHL là 38 tấn và trọng tải 15 tấn.
Là sản phẩm kế nhiệm của CH-53E Super Stallion, trực thăng Stallion King được nâng cấp mạnh mẽ từ bên trong ra bên ngoài; Stallion King sử dụng buồng lái bằng kính và hệ thống điều khiển bay fly-by-wire tiên tiến.
Stallion King sử dụng cánh quạt chính gồm 6 lá. Các lá cánh quạt bằng vật liệu tổng hợp đặc biệt độ bền cao; động cơ sử dụng ba động cơ trục turbo General Electric GE38-1B (T408) mới được phát triển, mỗi động cơ có công suất cất cánh là 7.500 mã lực (5.600 kilowatt).
Động cơ của Stallion King có sông suất lớn hơn nhiều, khi so với động cơ General Electric T64-GE-416 lắp trên Super Stallion. T64-GE-416 chỉ có công suất 4.380 mã lực (3.270 kilowatt) và khoang chở hàng của Stallion King lớn hơn 15% so với Super Stallion.
Tuy nhiên, trực thăng Stallion King được phát triển đặc biệt cho Thủy quân lục chiến Mỹ; các lực lượng Lục quân, Không quân và Hải quân Mỹ đã không mua nó, do trọng lượng quá lớn và quá đắt.
Thủy quân lục chiến Mỹ có kế hoạch mua 200 chiếc Stallion King để thay thế khoảng 150 chiếc CH-53D Sea Stallion đang hoạt động. Toàn bộ chi phí ước tính là 25 tỷ USD và đơn giá là 125 triệu USD một chiếc.
Nhưng giá bán Stallion King cho khách hàng nước ngoài đắt hơn nhiều; đơn giá cao tới 189 triệu USD/chiếc, đắt hơn cả máy bay chiến đấu tàng hình F-35 xuất khẩu sang Thụy Sĩ cách đây không lâu (36 chiếc với giá 6,5 tỷ USD, đơn giá 180 triệu USD/chiếc).
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) hiện sở hữu hơn 20 trực thăng CH-53D Sea Stallion, là thế hệ trước của Super Stallion, có tên Israel là Yasur. Do đó, việc lựa chọn trực thăng Stallion King mới nhất là điều hợp lý.
Hiện những chiếc Boeing CH-47F Chinook có giá rẻ hơn máy bay trực thăng hạng nặng Yasur của Lực lượng Phòng vệ Israel; nhưng đã được đưa vào trang bị từ năm 1969 và Israel đang cần thay thế khẩn cấp.
Đức cũng là đồng minh của Mỹ, đã trực tiếp nói không với Stallion King. Hiện trong quân đội Đức, có tới 71 chiếc CH-53G Sea Stallion, đã được đưa vào trong biên chế từ năm 1972 và đã đến lúc phải loại biên.
Vào tháng 9/2020, Đức đã hủy đấu thầu "Trực thăng hạng nặng thế hệ mới (STH)". Phía Đức thẳng thừng nói rằng, lời đề nghị của Sikorsky gấp đôi ngân sách quốc phòng của nước này, quá đắt và Đức đã không mua.
Tại sao Israel là quốc gia nhỏ, nhưng vẫn dám mua trực thăng Stallion King? Thực ra, lý do rất đơn giản, Mỹ viện trợ quân sự hàng tỷ USD cho Israel mỗi năm; nhưng không phải viện trợ bằng tiền mặt, mà bằng vũ khí, khí tài, phương tiện quân sự. Nên có đắt, nhưng cuối cùng thì Lầu Năm Góc vẫn trả tiền, bằng thuế của người Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh trực thăng CH-53 - con quái vật vận tải có giá cao hơn cả tiêm kích F-35. Nguồn: USnavy.
Tiến Minh