Chốt chặn khét tiếng cuối cùng trên tàu sân bay Mỹ

Với nhiệm vụ phòng ngự tầm gần, hệ thống phòng không Phalanx 20mm được coi là khắc tinh cho các loại tên lửa diệt hạm và tên lửa hành trình. Đây là chốt chặn cuối cùng của tàu sân bay Mỹ.

Không như tàu sân bay Nga thường trang bị vũ khí hạng nặng để có khả năng tác chiến độc lập hoàn toàn. Tàu sân bay Mỹ do được đội tàu hộ tống hùng hậu bảo vệ nên chúng chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ.

Trong số vũ khí phòng vệ của tàu sân bay Mỹ có pháo phòng không Phalanx cỡ nòng 20mm.

 Đây được coi là chốt chặn cuối cùng để bảo vệ cho con tàu khổng lồ này. Trên tàu sân bay thường bố trí từ 4-6 hệ thống loại này.

Đây được coi là chốt chặn cuối cùng để bảo vệ cho con tàu khổng lồ này. Trên tàu sân bay thường bố trí từ 4-6 hệ thống loại này.

 Với nhiệm vụ phòng ngự tầm gần, hệ thống phòng không Phalanx được coi là khắc tinh cho các loại tên lửa diệt hạm và tên lửa hành trình.

Với nhiệm vụ phòng ngự tầm gần, hệ thống phòng không Phalanx được coi là khắc tinh cho các loại tên lửa diệt hạm và tên lửa hành trình.

 Có thể nói pháo cao tốc nổi tiếng Phalanx của Mỹ là một trong những tổ hợp phòng thủ tầm gần hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Có thể nói pháo cao tốc nổi tiếng Phalanx của Mỹ là một trong những tổ hợp phòng thủ tầm gần hiện đại nhất thế giới hiện nay.

 Phalanx lần đầu tiên được biên chế trên tàu sân bay USS Coral Sea vào năm 1978. Từ đó đến nay hệ thống này đã trở thành loại vũ khí tiêu chuẩn trên hầu hết các loại chiến hạm của Mỹ.

Phalanx lần đầu tiên được biên chế trên tàu sân bay USS Coral Sea vào năm 1978. Từ đó đến nay hệ thống này đã trở thành loại vũ khí tiêu chuẩn trên hầu hết các loại chiến hạm của Mỹ.

 Loại pháo cao tốc này sử dụng khẩu súng máy M61 Vulcan 20mm trứ danh.

Loại pháo cao tốc này sử dụng khẩu súng máy M61 Vulcan 20mm trứ danh.

 Chúng có thể bắn với tốc độ khủng khiếp lên đến 4.500 phát/ phút.

Chúng có thể bắn với tốc độ khủng khiếp lên đến 4.500 phát/ phút.

 Pháo được kết nối với một radar điều khiển hỏa lực băng sóng Ku để theo dõi các mục tiêu đang tiếp cận.

Pháo được kết nối với một radar điều khiển hỏa lực băng sóng Ku để theo dõi các mục tiêu đang tiếp cận.

 Không như AK-630 của Nga, khi khai hỏa, tổ hợp pháo cao tốc Phalanx với 6 nòng cỡ 20mm không tạo ra quá nhiều chớp lửa.

Không như AK-630 của Nga, khi khai hỏa, tổ hợp pháo cao tốc Phalanx với 6 nòng cỡ 20mm không tạo ra quá nhiều chớp lửa.

 Theo giới thiệu của Hải quân Mỹ, Phalanx chuyên dùng để bắn hạ những tên lửa do chiến hạm hay máy bay địch tấn công đã xuyên qua được hàng rào phòng thủ bên ngoài của hạm đội và đang bay đến gần chiến hạm.

Theo giới thiệu của Hải quân Mỹ, Phalanx chuyên dùng để bắn hạ những tên lửa do chiến hạm hay máy bay địch tấn công đã xuyên qua được hàng rào phòng thủ bên ngoài của hạm đội và đang bay đến gần chiến hạm.

 Khi phát hiện tên lửa địch tới gần, Phalanx sẽ tự động điều khiển hệ thống khai hỏa nhắm vào mục tiêu.

Khi phát hiện tên lửa địch tới gần, Phalanx sẽ tự động điều khiển hệ thống khai hỏa nhắm vào mục tiêu.

 Do tốc độ bắn quá cao nên nó phát ra tiếng "zitttt" rất đặc trưng, đây cũng là lý do khẩu pháo này còn có tên gọi "sea-whiz" có nghĩa là "tiếng rít của đại dương"

Do tốc độ bắn quá cao nên nó phát ra tiếng "zitttt" rất đặc trưng, đây cũng là lý do khẩu pháo này còn có tên gọi "sea-whiz" có nghĩa là "tiếng rít của đại dương"

 Mỗi tổ hợp Phalanx được trang bị 1.550 viên đạn mỗi lần nạp.

Mỗi tổ hợp Phalanx được trang bị 1.550 viên đạn mỗi lần nạp.

 Trong trường hợp bắn hết tốc lực, khẩu pháo này chỉ bắn được vỏn vẹn có... 15 giây trước khi phải tái nạp đạn.

Trong trường hợp bắn hết tốc lực, khẩu pháo này chỉ bắn được vỏn vẹn có... 15 giây trước khi phải tái nạp đạn.

 Tốc độ bắn nhanh kinh hoàng của MK-15 tạo thành màn mưa đạn, đánh chặn các tên lửa tầm gần.

Tốc độ bắn nhanh kinh hoàng của MK-15 tạo thành màn mưa đạn, đánh chặn các tên lửa tầm gần.

 Đây là lớp phòng thủ cuối cùng trên các tàu chiến khi phải đối đầu với các tên lửa đối hạm của đối phương.

Đây là lớp phòng thủ cuối cùng trên các tàu chiến khi phải đối đầu với các tên lửa đối hạm của đối phương.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-chot-chan-khet-tieng-cuoi-cung-tren-tau-san-bay-my/845666.antd