Chủ động giám sát, phòng chống dịch bệnh mùa hè

Hiện đang ở thời điểm mùa hè nóng bức, nhiệt độ không khí liên tục tăng cao kèm theo mưa giông, là điều kiện thuận lợi cho côn trùng truyền bệnh, vi sinh gây bệnh phát triển… Đây là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa như cúm, tiêu chảy, sởi, thủy đậu, tay chân miệng… có điều kiện phát triển, đòi hỏi công tác giám sát, phòng, chống dịch bệnh cần được tập trung thực hiện, không để ca bệnh xuất hiện và lây lan thành dịch.

Bệnh nhân nhi chờ khám bệnh tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh.

Theo một số bác sĩ khoa Nội nhi, khoa Truyền nhiễm, Bệnhviện Sản - Nhi tỉnh, những tháng đầu năm 2020, do tình hình dịch bệnh COVID-19diễn biến phức tạp, trẻ em và học sinh được nghỉ học ở trường, do đó các bệnhtruyền nhiễm của trẻ thời điểm giao mùa và những ngày hè được phòng bệnh tươngđối tốt, có rất ít các ca bệnh phải nhập viện điều trị. Đặc biệt, với các biệnpháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 được khuyến cáo người dân thực hiện nghiêmtúc trong thời gian qua, đã rất hiệu quả trong việc phòng, chống các bệnhtruyền nhiễm khác tại cộng đồng.

Bác sĩ Trần Thị Thu Nga, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm 1,Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh cho biết: Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đã được kiểmsoát, học sinh các cấp học đã đi học trở lại, cuộc sống học tập, lao động đãtương đối trở lại bình thường.

Trong khi, thời điểm hiện nay là mùa hè, cácbệnh, dịch truyền nhiễm như bệnh sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu,rubella, quai bị, tiêu chảy, tả.... mọi người đều có thể mắc bệnh, đặc biệt làtrẻ em. Ngoài ra, do thời tiết nắng ấm, nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, côn trùngtruyền bệnh như ruồi, muỗi.. có xu hướng phát triển mạnh. Đối tượng dễ mắc nhấtvẫn là trẻ em, nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của trẻ em đang hoàn thiện,lại chưa có ý thức trong phòng bệnh, khi mắc bệnh dễ lây lan ra cộng đồng.

Trong khi đó, công tác phòng, chống các loại dịch, bệnh truyền nhiễm gặp nhiêùkhó khăn do điều kiện vệ sinh môi trường, ý thức vệ sinh cá nhân, vấn đề antoàn thực phẩm của người dân còn chưa cao.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đâùnăm đến nay, ngoài dịch bệnh COVID-19 lây lan trong nước, không có dịch bệnhtruyền nhiễm khác xảy ra trên địa bàn. Đa số các bệnh truyền nhiễm xuất hiệntrên địa bàn có số trường hợp mắc giảm so với cùng kỳ năm 2019, như: cúm, quaibị, sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm gan virut, thủy đậu…

Tính từ đầu năm 2020đến ngày 15/5, toàn tỉnh có 2.014 ca mắc cúm, 1.056 ca tiêu chảy, 195 ca mắcthủy đậu, 3 ca ho gà, 13 ca quai bị, 10 ca viêm gan vi rút… Như vậy, mặc dù nhiều bệnh truyền nhiễm khôngxuất hiện ca mắc mới, một số bệnh có số ca mắc giảm so với cùng kỳ năm 2019,nhưng dự đoán những tháng tới trong mùa nắng nóng vẫn cần thận trọng với một sốbệnh có nguy cơ gây thành dịch, như cúm các loại, ho gà, tiêu chảy, thủy đậu...

Bác sĩ Lê Hoàng Nam, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tậttỉnh cho biết: Công tác phòng, chống dịch bệnh hàng năm, dịch bệnh theo mùa,dịch bệnh mới nổi, được Trung tâm xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiệnnghiêm túc, hiệu quả.

Theo đó, thời gian qua, trước sự xuất hiện bất ngờ củadịch bệnh COVID-19, Trung tâm đã chủ động trong công tác giám sát dịch bệnhCOVID-19 và các trường hợp bệnh truyền nhiễm khác tại các bệnh viện và cộngđồng. Thực hiện tốt công tác giám sát vệ sinh môi trường và phun hóa chất khửtrùng phòng, chống dịch... Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, máy mócphục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Đối với công tác tiêm chủng mở rộng,do tình hình dịch bệnh COVID-19, nên từ tháng 4/2020, Trung tâm chỉ đạo thựchiện tiêm chủng trở lại.

Theo đó, tăng cường tuyên truyền trên đài truyền thanhcác cấp về an toàn tiêm chủng, các vắc xin mới trong chương trình tiêm chủng mởrộng. Thực hiện giám sát công tác báo cáo tiêm chủng qua phần mềm quản lý tiêmchủng quốc gia. Đồng thời tổ chức tốt các điểm tiêm chủng, đảm bảo an toàn,không để xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng. Cung cấp vắc xin đầy đủ, kịp thời,đảm bảo chất lượng cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn... thực hiện tiêm đâỳđủ các mũi tiêm phòng bệnh theo chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế.

Thời điểm hiện nay, khi dịch bệnh COVID-19 đã cơ bản đượckiểm soát, Ngành Y tế Ninh Bình tiếp tục nhiệm vụ giám sát, phát hiện sớm cácbệnh truyền nhiễm trong cộng đồng và bệnh viện. Tiến hành điều tra dịch tễ,khoanh vùng và xử lý triệt để các ổ dịch tại cộng đồng. Tổ chức tập huấn, cậpnhật kiến thức về các biện pháp giám sát, xử lý bệnh dịch cho đội ngũ cán bộ ytế trong hệ thống tham gia công tác phòng, chống dịch.

Cùng với đó, ngành Y tếtích cực tuyên truyền cho các địa phương, đơn vị, trường học và người dân cácbiện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Như tiêmchủng đầy đủ cho trẻ trong độ tuổi để phòng bệnh; thực hiện vệ sinh môi trường,thu gom phế thải, phế liệu, diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết; vệ sinh cánhân, vệ sinh đồ chơi phòng, chống bệnh tay, chân, miệng cho học sinh, trẻ em;4 khuyến cáo về phòng, chống dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả và các dịchbệnh khác; thực hiện ăn chín, uống sôi, bảo quản thực phẩm đề phòng ngộ độc …giúp người dân biết cách bảo vệ sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt độngphòng, chống dịch và an toàn thực phẩm cho bản thân và cộng đồng.

Ngành Y tế Ninh Bình cũng chỉ đạo, yêu cầu các cơ sở khám,chữa bệnh tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân,tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong dodịch bệnh. Thực hiện nghiêm túc việc quản lý chất thải của người bệnh, không đểmầm bệnh phát tán, gây dịch trong bệnh viện hoặc lan ra cộng đồng. Đồng thơìphối hợp với các đơn vị y tế dự phòng trao đổi thông tin về các trường hợp mắcdịch bệnh và ngộ độc thực phẩm để chủ động giám sát, xử lý tại cộng đồng...

Cùng với sự vào cuộc của ngành Y tế, từng hộ gia đình và môĩngười dân cũng cần nâng cao ý thức trong phòng, chống các loại bệnh dịch, bệnhtruyền nhiễm. Bằng những việc làm cụ thể, như giữ gìn môi trường sống sạch sẽ,không sử dụng các loại thực phẩm, nước uống không đảm bảo an toàn, vệ sinh;thực hiện nghiêm các khuyến cáo, hướng dẫn của ngành chức năng về phòng bệnh;thông báo cho cơ quan y tế các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, để chữa trị kịpthời, góp phần bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn bệnh dịch lây lan ra diện rộng trongcộng đồng.

Bài, ảnh: Hạnh Chi

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/chu-dong-giam-sat-phong-chong-dich-benh-mua-he-20200524094940567p4c7.htm