Chủ động phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Mặc dù thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) chỉ xảy ra lẻ tẻ ở một số địa phương, thiệt hại giảm đáng kể so với những năm trước. Tuy nhiên, hiện nay, dịch bệnh nguy hiểm này đang bùng phát với diễn biến phức tạp ở một số tỉnh, thành phố giáp ranh. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo các địa phương và người chăn nuôi cần nêu cao cảnh giác, chủ động các biện pháp phòng, chống.

 Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại xã Hữu Lợi (Yên Thủy). Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y (CN&TY), tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh hiện có 428.410 con, bằng 102,2% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, mặc dù giá lợn luôn dao động, có thời điểm giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng nhưng tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh khá ổn định. Theo ngành chức năng, ngoài rủi ro về giá cả thị trường thì DTLCP là "kẻ thù” số một đối với người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Bởi, dịch bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị, khi lợn mắc bệnh bắt buộc phải tiêu hủy. Thời gian gần đây, DTLCP trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm, chỉ xảy ra lẻ tẻ ở một số địa phương. Tuy nhiên, ở những địa bàn này, dịch bệnh tái đi tái lại khiến nhiều người chăn nuôi bị thiệt hại. Theo thống kê của Chi cục CN&TY, từ ngày 1/1 - 10/6/2022, trên địa bàn tỉnh còn 10 xã của 4 huyện còn DTLCP (gồm: Cao Phong, Yên Thủy, Đà Bắc, Kim Bôi). Trong đó, 4 xã đã qua 21 ngày nhưng chưa công bố hết dịch; 6 xã chưa qua 21 ngày, gồm: Vầy Nưa, Hiền Lương, Tân Pheo, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc); Bắc Phong (Cao Phong), Sào Báy (Kim Bôi). Tổng số lợn ốm, chết từ đầu năm đến nay phải tiêu hủy là 1.534 con, trọng lượng tiêu hủy 65.495 kg. Trong các địa phương, Đà Bắc là huyện có số xã xảy ra dịch nhiều nhất tỉnh. Đây đều là các xã trước đây từng công bố dịch. Như xã Vầy Nưa, từ tháng 4/2020 đến nay, DTLCP chưa được loại bỏ khỏi địa bàn mà vẫn tái đi tái lại, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi địa phương. Cán bộ thú y xã Vầy Nưa Triệu Văn Khánh cho biết: Một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh thường xuyên bùng phát tại địa bàn do môi trường chăn nuôi của bà con chưa đảm bảo. Khi xảy ra dịch, việc khử trùng, tiêu độc chuồng trại để loại bỏ mầm bệnh chưa thực hiện triệt để. Cùng với đó là tình trạng thịt lợn từ các nơi khác như tỉnh Phú Thọ được tư thương mang đến tiêu thụ trên địa bàn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đưa virus DTLCP xâm nhập. Đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng phòng CN&TY (Chi cục CN&TY) cũng nhận định, việc đưa các sản phẩm thịt lợn từ nơi khác không được kiểm định chất lượng vào địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan DTLCP. Cùng với đó, tình trạng đưa lợn giống từ các vùng dịch về địa bàn tỉnh mà không được quản lý chặt chẽ cũng khiến dịch bệnh lây lan. Đồng chí Nguyễn Văn Tuấn khuyến cáo, mặc dù hiện nay DTLCP chỉ xảy ra ở số ít các địa phương trong tỉnh, tuy nhiên nguy cơ bùng phát dịch cao. Bởi, một số tỉnh lân cận như Ninh Bình DTLCP diễn biến hết sức phức tạp, với 8/8 huyện, thành phố có dịch. Để phòng, chống DTLCP hiệu quả, người chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tái đàn thận trọng với con giống rõ nguồn gốc, xuất xứ, sạch bệnh. Khi phát hiện lợn mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh phải báo cho ngành chức năng để kịp thời triển khai phòng chống, dập dịch. Đồng chí Trưởng phòng CN&TY cho biết thêm, Bộ NN&PTNT đã thông tin về kết quả nghiên cứu vắc xin DTLCP, tuy nhiên đang trong giai đoạn đăng ký nhu cầu sử dụng, chưa bán rộng rãi. Do đó, để phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này, giải pháp quan trọng nhất là người chăn nuôi phải chú trọng công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại. Viết Đào

Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại xã Hữu Lợi (Yên Thủy). Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y (CN&TY), tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh hiện có 428.410 con, bằng 102,2% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, mặc dù giá lợn luôn dao động, có thời điểm giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng nhưng tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh khá ổn định. Theo ngành chức năng, ngoài rủi ro về giá cả thị trường thì DTLCP là "kẻ thù” số một đối với người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Bởi, dịch bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị, khi lợn mắc bệnh bắt buộc phải tiêu hủy. Thời gian gần đây, DTLCP trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm, chỉ xảy ra lẻ tẻ ở một số địa phương. Tuy nhiên, ở những địa bàn này, dịch bệnh tái đi tái lại khiến nhiều người chăn nuôi bị thiệt hại. Theo thống kê của Chi cục CN&TY, từ ngày 1/1 - 10/6/2022, trên địa bàn tỉnh còn 10 xã của 4 huyện còn DTLCP (gồm: Cao Phong, Yên Thủy, Đà Bắc, Kim Bôi). Trong đó, 4 xã đã qua 21 ngày nhưng chưa công bố hết dịch; 6 xã chưa qua 21 ngày, gồm: Vầy Nưa, Hiền Lương, Tân Pheo, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc); Bắc Phong (Cao Phong), Sào Báy (Kim Bôi). Tổng số lợn ốm, chết từ đầu năm đến nay phải tiêu hủy là 1.534 con, trọng lượng tiêu hủy 65.495 kg. Trong các địa phương, Đà Bắc là huyện có số xã xảy ra dịch nhiều nhất tỉnh. Đây đều là các xã trước đây từng công bố dịch. Như xã Vầy Nưa, từ tháng 4/2020 đến nay, DTLCP chưa được loại bỏ khỏi địa bàn mà vẫn tái đi tái lại, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi địa phương. Cán bộ thú y xã Vầy Nưa Triệu Văn Khánh cho biết: Một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh thường xuyên bùng phát tại địa bàn do môi trường chăn nuôi của bà con chưa đảm bảo. Khi xảy ra dịch, việc khử trùng, tiêu độc chuồng trại để loại bỏ mầm bệnh chưa thực hiện triệt để. Cùng với đó là tình trạng thịt lợn từ các nơi khác như tỉnh Phú Thọ được tư thương mang đến tiêu thụ trên địa bàn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đưa virus DTLCP xâm nhập. Đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng phòng CN&TY (Chi cục CN&TY) cũng nhận định, việc đưa các sản phẩm thịt lợn từ nơi khác không được kiểm định chất lượng vào địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan DTLCP. Cùng với đó, tình trạng đưa lợn giống từ các vùng dịch về địa bàn tỉnh mà không được quản lý chặt chẽ cũng khiến dịch bệnh lây lan. Đồng chí Nguyễn Văn Tuấn khuyến cáo, mặc dù hiện nay DTLCP chỉ xảy ra ở số ít các địa phương trong tỉnh, tuy nhiên nguy cơ bùng phát dịch cao. Bởi, một số tỉnh lân cận như Ninh Bình DTLCP diễn biến hết sức phức tạp, với 8/8 huyện, thành phố có dịch. Để phòng, chống DTLCP hiệu quả, người chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tái đàn thận trọng với con giống rõ nguồn gốc, xuất xứ, sạch bệnh. Khi phát hiện lợn mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh phải báo cho ngành chức năng để kịp thời triển khai phòng chống, dập dịch. Đồng chí Trưởng phòng CN&TY cho biết thêm, Bộ NN&PTNT đã thông tin về kết quả nghiên cứu vắc xin DTLCP, tuy nhiên đang trong giai đoạn đăng ký nhu cầu sử dụng, chưa bán rộng rãi. Do đó, để phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này, giải pháp quan trọng nhất là người chăn nuôi phải chú trọng công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại. Viết Đào

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/28/167523/chu-dong-phong,-chong-dich-ta-lon-chau-phi.htm