Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và chủ động tích trữ rơm, rạ để làm thức ăn cho vật nuôi trong mùa đông sắp tới. Đó là những biện pháp mà hộ chăn nuôi nên chủ động trong thời điểm này để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
UBND tỉnh vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, UBND huyện Hàm Tân, Bắc Bình và các đơn vị liên quan yêu cầu tập trung phòng chống dịch tả lợn châu Phi và rà soát xử lý vi phạm đối với Trang trại chăn nuôi heo nái sinh sản Tân Long ở xã Tân Hà, huyện Hàm Tân.
Khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng và mua tại các cơ sở kinh doanh đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm.
Thời điểm giao mùa, công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi đang được ngành chuyên môn, người chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh quan tâm.
Ngày 28/8, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh ký Văn bản số 4757/UBND-NLN yêu cầu các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung cao độ theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh, dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn.
Từ tháng 4 đến nay, tình hình dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn huyện Điện Biên có diễn biến phức tạp, lây lan ra diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Ngày 14/8, huyện Điện Biên đã công bố DTLCP trên địa bàn huyện; quyết liệt triển khai các biện pháp nhằm sớm khống chế bệnh dịch, khôi phục chăn nuôi.
Nhận thấy hiệu quả bước đầu từ việc tiêm vắc - xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), hiện nay các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đang tích cực tuyên truyền, khuyến khích người dân trên địa bàn chủ động tiêm vắc - xin để phòng bệnh cho đàn lợn.
Trong khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) diễn biến phức tạp ở Hòa Vang (Đà Nẵng) - địa phương giáp ranh địa bàn tỉnh, thì hoạt động vận chuyển lợn đi qua địa bàn đôi lúc vẫn còn thiếu sự giám sát, khiến nguy cơ dịch lây lan, tái bùng phát rất cao.
Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi có diễn biến phức, mới đây UBND tỉnh Nghệ An vừa có văn bản yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ để tăng cường công tác phòng, chống, kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn kịp thời, hiệu quả.
UBND tỉnh Nghệ An vừa có văn bản yêu cầu các địa phương, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ để tăng cường công tác phòng, chống, kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn kịp thời, hiệu quả.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát tốt, không để xảy ra ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh có chiều hướng gia tăng trên địa bàn cả nước, nguy cơ dịch bệnh vẫn có thể xảy ra nếu không được quan tâm phòng, chống kịp thời.
Từ trung tuần tháng 5-2024, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xuất hiện tại 2 xã Tràng Xá, Dân Tiến, Võ Nhai, với trên 130 con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy (với tổng trọng lượng trên 3.200kg). Mặc dù đã công bố hết dịch từ ngày 28-6 nhưng DTLCP vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái phát, lây lan trên diện rộng. Vì vậy, tỉnh Thái Nguyên vẫn tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi.
Đến nay, cả nước có trên 670 ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại gần 50 địa phương, với số lợn tiêu hủy khoảng 49.400 con. Dịch tập trung nhiều ở các tỉnh: Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La. Điện Biên đã xuất hiện DTLCP với 560 con lợn phải tiêu hủy.
Rủi ro từ dịch bệnh tả lợn châu Phi là rất lớn, khi vật nuôi đã lây bệnh sẽ khó có thể chữa khỏi, theo khuyến cáo của ngành chức năng chỉ có tiêm phòng vắc xin là cách phòng bệnh tốt nhất tính tới thời điểm hiện tại.
Sáng 1/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 11/CT-UBND, ngày 18/7/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi. Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hội nghị. Cùng tham gia có đại diện các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang tái phát tại một số địa phương trong tỉnh, ngành Thú y, chính quyền các địa phương đã và đang nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống. Tuy nhiên, người chăn nuôi vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, bảo vệ an toàn cho đàn lợn.
Từ ngày 22/7 đến ngày 28/7, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố tổ chức tiêm phòng đồng loạt vắc - xin dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) cho trên 30,6 nghìn con lợn của người dân trên địa bàn tỉnh.Thực hiện Thông báo kết luận số 383/TB-UBND ngày 8/7/2024 của UBND tỉnh thông báo kết luận của đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị trực tuyến ba cấp triển khai cấp bách nhiệm vụ công tác phòng, chống DTLCP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch mua sắm trên 50.000 liều vắc - xin DTLCP và trình UBND tỉnh phê duyệt.
Ngày 24/7/2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng ký ban hành Chỉ thị số 07/CT - UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh. Chỉ thị nêu rõ:
UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nếu để xảy ra dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi phát sinh diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý.
Hiện nay, bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước. Trước tình hình đó, ngành Nông nghiệp và PTNT, các địa phương, người chăn nuôi trong tỉnh đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp với phương châm 'phòng bệnh như chữa bệnh' nhằm bảo đảm an toàn cho đàn lợn, hạn chế dịch bệnh xâm nhập và lây lan vào địa bàn.
Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi có thể bùng phát trên diện rộng, ngành chuyên môn và các địa phương Hà Tĩnh chủ động các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
Thời điểm này, giá lợn xuất chuồng trên địa bàn tỉnh đã chạm mốc 75.000 đồng/kg - mức giá cao nhất kể từ năm 2022 đến nay. Điều này khiến nhiều người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, nhất là ở những xã chưa xuất hiện ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang có ý định tái đàn, tăng đàn nuôi để kịp xuất chuồng vào thời điểm cuối năm. Để chăn nuôi an toàn việc kiểm soát chất lượng con giống có ý nghĩa quan trọng.
Từ đầu năm đến nay, cả nước xuất hiện trên 660 ổ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 44 tỉnh, thành phố và tiếp tục có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi lợn. Trên địa bàn một số tỉnh tiếp giáp với tỉnh Phú Thọ như Sơn La, Hòa Bình vẫn tiếp tục có ổ dịch bệnh DTLCP chưa qua 21 ngày, nguy cơ lây nhiễm bệnh DTLCP vào địa bàn tỉnh là rất cao.
Dịch tả lợn châu phi (TLCP) đang lây lan diện rộng tại tất cả 11 huyện, thành phố của tỉnh Lạng Sơn với số lợn nhiễm bệnh buộc phải tiêu hủy đã lên tới hơn 12.000 con.
Nguy cơ cao dịch tả lợn châu Phi lây lan diện rộng có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng vào cuối năm. Trước tình hình trên, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng, nguy cơ lây lan diện rộng là rất cao, có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng và môi trường. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh, không để phát sinh ổ dịch mới.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Chỉ thị số 21 ngày 14/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.
Ngày 14/7/2024, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải trực tiếp chỉ đạo, huy động các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 14/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Thời gian qua, các cấp, ngành và người dân trên địa bàn tỉnh đã triển khai quyết liệt các biện pháp để ngăn chặn, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Trong đó, công tác tiêu hủy, khử trùng, tiêu độc, đảm bảo vệ sinh môi trường luôn được chú trọng.
Thời gian qua, bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát ở một số địa phương trong tỉnh. Mặc dù các cấp, các ngành đã vào cuộc quyết liệt nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại cần khắc phục, rút kinh nghiệm.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình dịch bệnh gia súc trên địa bàn tỉnh có diễn biến phức tạp, xuất hiện các loại bệnh như: lở mồm long móng (LMLM), bệnh dại, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Trước thực tế đó, các cấp, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố đã và đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hạn chế tối đa thiệt hại cho người chăn nuôi.
Tỉnh Bắc Kạn là địa phương có số lượng lợn tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) lên đến hơn 500 tấn trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2024, thiệt hại trên 25 tỷ đồng. Việc phòng, chống dịch mặc dù đã có sự vào cuộc của các cấp, ngành nhưng chưa thực quyết liệt, chưa đạt được kết quả như mong đợi.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn cho biết, tính từ tháng 1 đến ngày 1/7, bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) xảy ra tại 2.917 hộ/586 thôn/139 xã, phường của 11/11 huyện, thành phố của tỉnh Lạng Sơn. Số lượng lợn chết và tiêu hủy là trên 9.700 con. Hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn 120 xã, phường, thị trấn/11 huyện, thành phố có DTLCP chưa qua 21 ngày.
Sáng 05/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn chủ trì phối hợp với Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền về công tác tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn tỉnh.
Hải Phòng đang triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố.
UBND huyện Võ Nhai vừa ban hành quyết định công bố hết dịch tả lợn châu Phi đối với 6 xóm của xã Dân Tiến và xã Tràng Xá.