Chủ động phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong các cơ sở khám, chữa bệnh

Trước diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường của dịch bệnh COVID-19, nhiều địa phương đã xuất hiện các ca bệnh lây nhiễm thứ phát, trong đó có những trường hợp lây nhiễm cho cán bộ y tế, đòi hỏi công tác kiểm soát lây nhiễm tại các cơ sở khám, chữa bệnh cần được tăng cường và siết chặt hơn nữa, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cho cả bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế.

Chuẩn bị quần áo bảo hộ phòng, chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Minh Quang

Tại Trung tâm Ytế huyện Gia Viễn, ngay tại cổng vào, bất cứ người nào (dù là bệnh nhân, ngươìnhà, người đến liên hệ làm việc..) đi vào đều phải dừng lại để thực hiện cácbước theo yêu cầu, gồm đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và khai báo y tế chonhân viên y tế đang thực hiện ca trực. Việc làm này nhằm phát hiện sớm cáctrường hợp nghi ngờ, có yếu tố dịch tễ liên quan đến nguồn lây nhiễm, từ đó cóbiện pháp xử lý kịp thời, như đưa vào khu khám bệnh riêng cho các trường hợpnghi ngờ, hạn chế thấp nhất bệnh dịch xâm nhập vào nơi khám, chữa bệnh. Tạiđây, mỗi nhân viên y tế làm nhiệm vụ cũng được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảohộ, như khẩu trang, mũ, găng tay, đảm bảo phân loại, sàng lọc tốt nhất ngươìbệnh cũng như phòng hộ cho bản thân, không để lây nhiễm chéo nếu có nguồn lây,ca nghi nhiễm bệnh xảy ra tại Trung tâm.

Ở các khoa, phòngđiều trị của Trung tâm, việc phòng chống lây nhiễm bệnh cũng được thực hiệnnghiêm túc. Bác sĩ Trần Tiến Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Gia Viễncho biết: Ngay khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện và lây lan, đặc biệt khi Thủ tướngChính phủ ban hành Chỉ thị 16 về thực hiện giãn cách xã hội, Trung tâm đã thựchiện nghiêm túc và chặt chẽ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm hạn chếthấp nhất việc lây nhiễm trong khu khám, chữa bệnh. Theo đó, tại các hành lang,nơi chờ dành cho người khám, chữa bệnh, các khoa, phòng điều trị nội trú đêùđược đặt các lọ dung dịch sát khuẩn, kê các hàng ghế ngồi xa nhau và bắt buộcngười bệnh, người nhà đều phải đeo khẩu trang, giữ gìn vệ sinh chung. Đồngthời, mỗi người bệnh chỉ cử một người nhà đến chăm sóc, tạm thời không thựchiện thăm hỏi người bệnh tại nơi điều trị... Cùng với đó, để phòng việc lâynhiễm bệnh, hàng ngày, tất cả các khoa, phòng bệnh đều được phun khử khuẩn; cácgiường bệnh được kê cách xa nhau 2m; việc phân loại rác thải được thực hiệnnghiêm, nhằm hạn chế thấp nhất nguồn lây nhiễm...

Bệnh viện PhôỉNinh Bình, là nơi được dự kiến trở thành bệnh viện dã chiến trong thực hiệnđiều trị dịch bệnh COVID-19 của tỉnh, ngay tại cổng Bệnh viện đã được thực hiệnphân luồng theo 2 hướng đi, với những chỉ dẫn cụ thể cho từng người bệnh. Theođó, tại khu vực riêng tiếp đón, khám sàng lọc cho các trường hợp nghi ngờ mắcbệnh (ho, sốt và các dấu hiệu bệnh lý hô hấp) được các nhân viên y tế trang bịđầy đủ đồ bảo hộ, thực hiện đo nhiệt độ, lấy lời khai y tế nhằm sàng lọc, phânluồng ngay từ đầu các trường hợp có yếu tố, nguy cơ nhiễm bệnh. Bên trong khuvực khám sàng lọc, Bệnh viện cũng đã bố trí các giường bệnh, vệ sinh khép kín,đầy đủ trang thiết bị y tế cần thiết để chẩn đoán, xác định ca bệnh nghi ngờ vàcó biện pháp xử lý kịp thời.

Bác sĩ Nguyễn ThịThảo, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Ninh Bình cho biết: Thực hiện nhiệm vụ đượcgiao, Bệnh viện đã bố trí khu vực riêng sẵn sàng kích hoạt để tiếp đón, chămsóc cho các bệnh nhân dương tính với COVID-19. Trong đó, để tránh tình trạnglây nhiễm chéo, công tác phòng, chống nhiễm khuẩn, phân luồng, khám sàng lọc,cách ly được Bệnh viện lên kế hoạch triển khai thực hiện theo kịch bản củangành Y tế. Hiện nay, các hoạt động khám, chữa bệnh tại Bệnh viện vẫn được duytrì bình thường, trong quá trình khám, chữa bệnh, các nhân viên y tế đã đâỷmạnh công tác tuyên truyền đến người bệnh và người nhà bệnh nhân phối hợp thựchiện tốt các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như phải đeo khâủtrang, phải ngồi cách xa nhau 2m, hạn chế tụ tập đông người, mỗi người bệnh chỉđược 1 người nhà chăm sóc... Với cán bộ y tế thì Bệnh viện trang bị đầy đủthiết bị bảo hộ, yêu cầu thực hiện nghiêm, đón tiếp người bệnh chu đáo, tậntình, hướng dẫn người nhà bệnh nhân khai báo y tế đầy đủ để thuận tiện trongquá trình giám sát phòng, chống dịch bệnh COVID-19...

Đồng chí Phạm ThịPhương Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Ninh Bình cho biết: Trước diễn biến phức tạpcủa dịch bệnh COVID-19, để hạn chế và phòng lây nhiễm bệnh cho nhân viên y tếvà cho cộng đồng, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế yêu cầu các đơn vịkhẩn trương nâng cấp các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 lên cấp độcao hơn. Theo đó, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộngđồng..., các cơ sở khám, chữa bệnh phải lập “chốt” kiểm tra ngay tại cổng vàocơ quan, đơn vị; thực hiện kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu đeo khẩu trang, sátkhuẩn tay đối với tất cả cán bộ, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơnvị, người đến liên hệ công tác, người bệnh đến khám, chữa bệnh, người nhà đếnthăm thân nhân, lực lượng bảo vệ, nhân viên vệ sinh, nhân viên cung cấp dịch vuặn uống và các dịch vụ khác cho cơ sở y tế, nhằm giảm nguy cơ các nguồn lây từngoài vào trong cơ sở y tế.

Các cơ sở khám,chữa bệnh thực hiện tiếp nhận, phân luồng, sàng lọc, cách ly người bệnh theođúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế. Hướng dẫn người bệnh khi đến khám bệnhphải đeo khẩu trang ngay từ khu vực tiếp nhận. Khu vực khám sàng lọc không bốtrí nơi đông người, bảo đảm khoảng cách tối thiểu cho người chờ khám ít nhất2m. Tăng cường kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định về phòng và kiểm soátlây nhiễm COVID-19 của nhân viên y tế, người bệnh và các đối tượng liên quan.Thực hiện việc cấp phát thuốc điều trị các bệnh mãn tính với thời gian dài hơncho tất cả các đối tượng (tối thiểu 2 tháng). Cùng với đó, tiến hành tập huấnvà triển khai việc sàng lọc người nghi nhiễm phải cẩn thận, đảm bảo tất cảngười bệnh, người nhà người bệnh đều phải được mang khẩu trang và vệ sinh tayđúng quy định ngay từ nơi tiếp nhận...

Các đơn vị y tếchủ động rà soát, đảm bảo đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt chuẩn cho tất cảnhân viên y tế khi khám và điều trị cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19.Trường hợp người bệnh cấp cứu chưa khai thác được yếu tố nguy cơ thì kíp cấpcứu phải mang đầy đủ trang phục phòng hộ cá nhân như khi cấp cứu người nhiễmCOVID-19. Đồng thời, tùy theo điều kiện thực tế, việc bố trí các phòng khám tạicác cơ sở y tế phải đảm bảo nguyên tắc ở khu vực bên ngoài các khối nhà chính,khối nhà nội trú, phòng ngừa tối đa nguy cơ lây nhiễm vào các khu bên trong.Đặc biệt, các bệnh viện tuyến trên ưu tiên nhận người bệnh nặng, cấp cứu,chuyển tuyến; hạn chế tối đa nhận các trường hợp khám bệnh thông thường màtuyến dưới có thể thực hiện được... Thêm vào đó, cần nhiều biệp pháp, sự phôíhợp của các lực lượng để phát hiện, sàng lọc, cách ly sớm các trường hợp nghinhiễm, nguy cơ nhằm hạn chế thấp nhất nguồn lây bệnh và người mắc bệnh, từ đó,công tác phòng, chống và điều trị bệnh COVID-19 mới từng bước được khống chế vànhanh chóng bị đẩy lùi.

Mỹ Hạnh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/chu-dong-phong-va-kiem-soat-lay-nhiem-covid19-trong-cac-co-so-kham-chua-benh-20200416075149441p4c7.htm