Chủ tịch CADI-SUN Phạm Lương Hòa và hành trình gây dựng thương hiệu quốc gia chỉ từ tổ hợp tác xã
Doanh nhân Phạm Lương Hòa hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CADI-SUN, Tập đoàn sản xuất dây cáp điện uy tín tại Việt Nam với 5 nhà máy lớn trải dài rộng khắp cả nước.
Doanh nhân Phạm Lương Hòa là ai?
Doanh nhân Phạm Lương Hòa sinh năm 1961 tại Hà Nội. Sinh ra vào thời mưa bom, bão đạn, như bao người lính khác, ông Phạm Lương Hòa trở về Hà Nội với hai bàn tay trắng khi chiến tranh đi qua. Ông lựa chọn lập nghiệp cùng CADI-SUN vào những năm 1985, cũng là giai đoạn đất nước đang bắt đầu tiến hành đổi mới: chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Hòa cùng dòng chảy 'khởi nghiệp' ở thời điểm đó, doanh nhân Phạm Lương Hòa đã lựa chọn 'làm điện' để gây dựng sự nghiệp của mình.
Chủ tịch Phạm Lương Hòa cũng từng đề cập tới việc được định hướng từ người lãnh đạo Bộ Năng lượng khi ấy, Bộ trưởng Vũ Ngọc Hải. Bộ trưởng từng chia sẻ với doanh nhân Phạm Lương Hòa: 'Làm gì thì làm, nhưng không thể thiếu điện được'. Chính vì lời khuyên này, ông Phạm Lương Hòa đã tự nhủ rằng bản thân cần khởi nghiệp với cái 'không thể thiếu' ấy.
Trải qua 34 năm hình thành, xây dựng và phát triển, từ một doanh nghiệp chỉ có gần 100 người với một nhà máy sản xuất nhỏ, đến nay công ty đã có 3 nhà máy lớn, một cụm Công nghiệp, một công ty thành viên, 6 chi nhánh với trên 700 lao động, doanh thu gần 4 tỷ đồng/năm. Với sự phát triển nhanh, mạnh, bền vững, CADI-SUN được Vietnam Report - đơn vị đánh giá báo cáo độc lập xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong nhiều năm qua. Vào năm 2019. tại Chương trình 'Đêm Doanh nghiệp 2019', Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Doanh nhân Phạm Lương Hòa-CTHĐQT/Tổng giám đốc công ty CADI-SUN. Đây là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ của doanh nhân Phạm Lương Hòa trong quản lý, điều hành và phát triển doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Cũng trong chương trình này, CADI-SUN vinh dự được UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen vì đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua của Thành Phố Hà Nội.
Hành trình lèo lái Tổ hợp tác Thượng Đình trở thành Tập đoàn CADI-SUN
Ngành điện trong thực tế vốn bao hàm rất nhiều ngành nhỏ: động cơ, máy phát, thủy điện, nhiệt điện, trạm điện - vốn là những chuyên ngành lớn, phức tạp, đòi hỏi nhiều yếu tố phức tạp. Chủ tịch Phạm Lương Hòa từng chia sẻ, vào thời điểm khởi nghiệp, với xuất phát điểm gần như chỉ là con số 0 tròn trĩnh với trong tay là Tổ hợp tác 'Thượng Đình', ông đã lựa chọn làm dây cáp điện, bởi 'bóng điện tuy nhỏ nhưng cũng có bóng đèn phích nước thay thế, thiếu bóng đèn có thể dùng điện để đun nước bằng may xo', Tuy nhiên, 'thiếu dây điện thì đèn cũng không sáng, mà nước cũng chẳng sôi'. Quyết định sẽ khởi nghiệp với dây điện, doanh nhân Phạm Lương Hòa cũng từng trăn trở với việc tìm một cái tên ý nghĩa cho doanh nghiệp.
CADI-SUN từng được ông Phạm Lương Hòa giải thích rất đơn giản rằng: '“Sun” - Mặt trời. Mặt trời vốn là thủy tổ của mọi nguồn điện. Không có Mặt trời, không thể có thủy điện, nhiệt điện và cũng không thể có điện nguyên tử, quang điện, hay phong điện như bây giờ. Tôi nghĩ, mình đã “gắn” với điện thì phải “gắn” hẳn với nguồn gốc của điện'. Ngoài ra, trong thâm tâm của vị chủ tịch, ông cũng muốn doanh nghiệp chuyên về dây và cáp điện của mình sẽ trường tồn giống như Mặt trời.
Sau một thời gian phát triển từ tổ hợp tác xã thành công ty, cơ sở làm việc ở Thượng Đình trở nên chật hẹp, khó xoay sở. Đứng trước vấn đề mở rộng, ông Phạm Lương Hòa đã xin đăng ký sử dụng hơn 4,6 hecta đất ở Hải Dương để mở rộng sản xuất. Đến năm 2004, Nhà máy số 2 tại Hải Dương với tổng vốn trên 100 tỷ đồng đã được đưa vào hoạt động. Nhờ đó, năng lực sản xuất của CADI-SUN được nâng lên đáng kể, sản phẩm của CADI-SUN được đa dạng hóa, và điều quan trọng là chúng tôi đã mở rộng được thị trường và củng cố được vị thế trong ngành điện. Từ năm 2007 CADI-SUN đã thành lập chi nhánh tại các tỉnh thành như: TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Nghệ An.
Hiện nay CADI-SUN đang sở hữu các nhà máy lớn có tên gọi gắn với Mặt trời: Đại Dương (Hà Nội), Bắc Dương và Hoàng Dương (Hải Dương); 1 công ty thành viên: Công ty Trường Dương và 1 Cụm công nghiệp Lương Điền (Hải Dương). Cáp điện và dây điện là sản phẩm đặc biệt vì liên quan đến một sản phẩm đặc biệt khác (không nhìn thấy) đó là điện năng. Cáp điện và dây điện rất dễ bị làm giả, hoặc làm không đúng tiêu chuẩn chất lượng đăng ký. Vì vậy, tôi luôn nhắc nhở anh em là phải quản lý tốt chất lượng, không được để xẩy ra rủi ro về chất lượng của sản phẩm dây và cáp điện.
Thị trường đã mở ra nhiều cơ hội cho CADI-SUN. Việc quản lý chất lượng dây và cáp điện đã trở nên bài bản hơn vì CADI-SUN nhập khẩu nguyên liệu đồng (có yêu cầu về độ tinh khiết phải đạt 99,99%) và nhôm (có yêu cầu về độ tinh khiết trên 99,7%) thông qua Thị trường Kim loại London (LME).
Chất lượng và giá cả của nguồn nguyên liệu đầu vào được quản lý tốt là thành công 50% rồi. Tiếp đến là các thiết bị chuyên dùng phải “xịn”. CADI-SUN đã đầu tư khoảng 100 triệu U$ để xây mới nhiều nhà xưởng với toàn bộ dây chuyền thiết bị công nghệ thế hệ mới của các nước tiên tiến trên thế giới như: Niehoff (Đức), Figeco-Samp (Ý), Gauder (Bỉ), Rosendahl-Unitek (Áo), vv...
Mức tăng trưởng về doanh thu của CADI-SUN qua các năm gần đây cho thấy thị trường đã ngày càng ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của CADI-SUN về chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Bắt đầu từ năm 2010, CADI-SUN đã đứng trong ‘Top 500’ doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam. Thương hiệu CADI-SUN trở nên nổi tiếng và liên tục được lên hạng qua các năm và nhận được nhiều huân, huy chương, của Đảng và Nhà nước… Bên cạnh đó, nhiều đối tác nước ngoài đã đến tham quan và mong muốn được hợp tác với CADI-SUN như: Stanley, Chiuyi, Volex, Bucheon, Vinadual, Asti, Honda, vv…
Đương đầu với những khó khăn và cách giải quyết 'sáo rỗng'
Ông Phạm Lương Hòa từng chia sẻ, vào năm 2008, khi CADI-SUN vừa 'có đà' để phát triển thì xảy ra khủng hoảng tài chính toàn châu Á, và khủng hoảng tài chính toàn thế giới. Các doanh nghiệp tư nhân như CADI-SUN vào thời điểm đó đều phải gồng mình để vượt qua khó khăn: rằng nếu không cố gắng, thị trường và các đối thủ sẽ bỏ lại mình ở phía sau.
Tuy nhiên, đứng trước khó khăn chung của toàn thị trường, Chủ tịch Phạm Lương Hòa đã nghĩ đến việc sử dụng học thuyết của Mac Lenin để giải quyết tình trạng này. Ông Phạm Lương Hòa cũng từng nhận định, 'nếu nói nhờ học thuyết này thì hơi sáo rỗng' tuy nhiên, chính việc vận dụng quan hệ giữa 'lực lượng sản xuất' và 'mối quan hệ sản xuất' - đổi mới mô hình tổ chức từ công ty TNHH thành công ty cổ phần, đã giúp CADI-SUN vượt qua khó khăn, tiến bước trở thành tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.
Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/doanh-nhan-pham-luong-hoa-la-ai-25013.html