CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG DÂN TỘC Y THANH HÀ NIÊ KĐĂM: CỐ GẮNG BÁM SÁT TIẾN ĐỘ NHƯNG QUAN TRỌNG NHẤT LÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

Chiều 8/12, phát biểu tại Phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm - Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập lập đề nghị xây dựng Luật này cần cố gắng bám sát tiến độ nhưng quan trọng nhất phải đảm bảo chất lượng với quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao.

PHIÊN HỌP THỨ NHẤT BAN CHỈ ĐẠO, TỔ BIÊN TẬP ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Toàn cảnh Phiên họp thứ 2

Toàn cảnh Phiên họp thứ 2

Cùng dự có các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần; các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập; các Ủy viên Thường trực và chuyên trách Hội đồng Dân tộc; các lãnh đạo và chuyên viên Vụ Dân tộc…

Phát biểu mở đầu Phiên họp, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân cho biết, Hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dự kiến sẽ trình UBTVQH vào tháng 1/2024, do đó quỹ thời gian còn lại để chuẩn bị nội dung này rất gấp. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân đề nghị các đại biểu tập trung cho ý kiến vào: dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Báo cáo về việc chỉnh lý dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật.

Từ ý kiến của các đại biểu vào 2 Báo cáo này tại Phiên họp,Tổ Biên tập sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến, sau đó sẽ gửi lấy ý kiến 4 Bộ: Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân nêu rõ, ý kiến của 4 Bộ này phải có trong Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật. Sau Phiên họp, chậm nhất đến ngày 11/12 phải gửi xin ý kiến 4 Bộ này, gửi lấy ý kiến Chính phủ chậm nhất là ngày 26/12/2023 (trong đó phải có Báo cáo ý kiến tham gia của 4 Bộ và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ban Chỉ đạo về tiếp thu ý kiến của 4 Bộ). Và chậm nhất đến ngày 5/1/2024 gửi Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật đến UBTVQH, đồng thời gửi đến Ủy ban Pháp luật để thẩm tra. Do đó, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập cần phối hợp chặt chẽ với nhau, khẩn trương hoàn thành công việc theo tiến độ đã đề ra.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân

Tại Phiên họp, Phó Vụ trưởng Vụ Hoạt động giám sát Đỗ Khắc Hưởng trình bày dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Dự thảo Báo cáo tổng kết gồm: Báo cáo trung tâm và 3 Phụ lục ban hành kèm theo Báo cáo.

Dự thảo Báo cáo trung tâm có bố cục gòm 8 mục lớn: (1) Mở đầu, (2) đánh giá chung, (3) các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, (4) Hoạt động giám sát của Quốc hôi, (5) Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, (6) bảo đảm hoạt động giám sát, (7) Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, (8) kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Luật được xây dựng trên cơ sở tổng hợp kết quả tổng kết thi hành Luật của Hội đồng Dân tộc, các Ùy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH, các Đoàn ĐBQH, Văn phòng Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tiếp đó, các đại biểu nghe Phó Vụ trưởng Vụ Hoạt động giám sát Đỗ Khắc Hưởng trình bày Báo cáo về việc chỉnh lý dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Cũng tại Phiên họp, các thành viên trong Ban Chỉ đạo, Tổ biên tập đã cho ý kiến về cấu trúc, nội dung dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Luật; việc chỉnh lý dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Qua thảo luận, cơ bản các ý kiến tại Phiên họp thống nhất với sự cần thiết phải ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đồng tình với nhiều nội dung của các dự thảo trong hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật. Có ý kiến cho rằng, một số nội dung trong Báo cáo tổng kết còn dàn trải, trùng lặp, đề nghị cần cô đọng hơn kết cấu, rõ các nội dung thành phần, nhất là phần kết quả đạt được và phần tồn tại, hạn chế, phải bao quát được toàn diện tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và việc triển khai thực hiện các quy định. Một số ý kiến đề nghị cần phân tích rõ hơn, cụ thể hơn nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của pháp luật hiện hành về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân...

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm - Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu kết luận Phiên họp

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm - Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu kết luận Phiên họp

Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, tại Phiên họp này, đã có 10 lượt ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu góp ý cho các dự thảo trong hồ sơ lập đề nghị, tập trung vào dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Hoạt động giám sát và Báo cáo đánh giá tác động của chính sách. Các ý kiến tham gia đều rất giá trị, chất lượng, đúng trọng tâm, trọng điểm.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho rằng, nội dung đặt vấn đề có phần còn chưa rõ. Báo cáo tổng kết thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ sở thực tiễn ban đầu để đánh giá, tổng hợp, đề xuất chính sách, do đó phải đảm bảo khách quan, trung thực ý kiến. Báo cáo tổng kết đã chỉ ra 5 chính sách lớn, thể hiện rõ hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động giám sát; việc giám sát ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ của năm 2024. Các chủ thể ban hành phải quan tâm và xem xét để điều chỉnh cho phù hợp. Nhận thấy Chính phủ đã rất nỗ lực để tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị cần nghiên cứu kỹ các vấn đề của 5 chính sách một cách cụ thể, nhiều nội dung cần được thể chế hóa trong dự thảo Luật để giúp cho hoạt động giám sát có tính ràng buộc cao hơn và chặt chẽ hơn.

Các đại biểu tham dự Phiên họp

Các đại biểu tham dự Phiên họp

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng, khối lượng công việc còn lại của giai đoạn lập đề nghị là rất lớn, đây là nhiệm vụ khó khăn và đầy thách thức, đòi hỏi sự quyết tâm cao độ của các thành viên Ban chỉ đạo và Tổ biên tập. Do đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc mong muốn các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập hết sức quyết tâm và trách nhiệm cao để đảm bảo kịp tiến độ.

Để kịp tiến độ gửi Ủy ban Pháp luật thẩm tra, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét hồ sơ đề nghị xây dựng Luật tại Phiên họp tháng 1/2024, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập cần khẩn trương gửi lấy ý kiến, nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan, nhất là ý kiến của 04 Bộ (Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp) trước khi lấy ý kiến của Chính phủ theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập cần cố gắng bám sát tiến độ nhưng quan trọng nhất phải đảm bảo chất lượng.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập cần cố gắng bám sát tiến độ nhưng quan trọng nhất phải đảm bảo chất lượng.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập cần cố gắng bám sát tiến độ nhưng quan trọng nhất phải đảm bảo chất lượng.

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đồng ý bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị Tổ Biên tập tiếp thu tối đa các ý kiến tại Phiên họp này, nội dung cần rõ hơn, sâu hơn, cụ thể hơn, bám sát vấn đề đặt ra gắn với 5 chính sách để hoàn thiện các tài liệu trong Hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật; rà soát, đảm bảo thống nhất nội dung của các tài liệu; tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về công tác giám sát của Quốc hội, Nghị viện một số quốc gia.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm tin tưởng rằng, với sự quyết tâm, đồng lòng, trí tuệ và kinh nghiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ biên tập, Hội đồng Dân tộc sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trước hết bám sát nhiệm vụ được phân công, phân bổ và sắp xếp công việc hợp lý, khoa học cho từng cơ quan, đơn vị để đảm bảo chất lượng và yêu cầu tốt nhất về xây dựng Luật này.

Một số hình ảnh tại Phiên họp:

Toàn cảnh Phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Nhận thấy Chính phủ đã rất nỗ lực để tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị cần nghiên cứu kỹ các vấn đề của 5 chính sách một cách cụ thể, nhiều nội dung cần được thể chế hóa trong dự thảo Luật để giúp cho hoạt động giám sát có tính ràng buộc cao hơn và chặt chẽ hơn.

Nhận thấy Chính phủ đã rất nỗ lực để tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị cần nghiên cứu kỹ các vấn đề của 5 chính sách một cách cụ thể, nhiều nội dung cần được thể chế hóa trong dự thảo Luật để giúp cho hoạt động giám sát có tính ràng buộc cao hơn và chặt chẽ hơn.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập cần cố gắng bám sát tiến độ nhưng quan trọng nhất phải đảm bảo chất lượng.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập cần cố gắng bám sát tiến độ nhưng quan trọng nhất phải đảm bảo chất lượng.

Các thành viên Ban Chỉ đạo tham dự Phiên họp

Các thành viên Ban Chỉ đạo tham dự Phiên họp

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân điều hành nội dung thảo luận

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân điều hành nội dung thảo luận

Các đại biểu tham dự Phiên họp

Các đại biểu tham dự Phiên họp

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập cần phối hợp chặt chẽ với nhau, khẩn trương hoàn thành công việc theo tiến độ đã đề ra.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập cần phối hợp chặt chẽ với nhau, khẩn trương hoàn thành công việc theo tiến độ đã đề ra.

Phó Vụ trưởng Vụ Hoạt động giám sát Đỗ Khắc Hưởng trình bày dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Phó Vụ trưởng Vụ Hoạt động giám sát Đỗ Khắc Hưởng trình bày dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại Phiên họp

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại Phiên họp

Thành viên Tổ biên tập phát biểu tại Phiên họp

Thành viên Tổ biên tập phát biểu tại Phiên họp

Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần cho rằng, một số nội dung trong Báo cáo còn dàn trải, trùng lặp, đề nghị cần cô đọng hơn kết cấu, rõ các nội dung thành phần, nhất là phần kết quả đạt được và phần tồn tại, hạn chế phải bao quát được toàn diện tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan...

Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần cho rằng, một số nội dung trong Báo cáo còn dàn trải, trùng lặp, đề nghị cần cô đọng hơn kết cấu, rõ các nội dung thành phần, nhất là phần kết quả đạt được và phần tồn tại, hạn chế phải bao quát được toàn diện tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan...

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Đinh Thị Phương Lan đánh giá cao các tài liệu được chuẩn bị công phu, đồng thời đề nghị cần rà soát lại các nội dung đề xuất quá nhiều để đảm bảo nội dung thuyết phục.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Đinh Thị Phương Lan đánh giá cao các tài liệu được chuẩn bị công phu, đồng thời đề nghị cần rà soát lại các nội dung đề xuất quá nhiều để đảm bảo nội dung thuyết phục.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương phát biểu tại Phiên họp

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương phát biểu tại Phiên họp

Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Lưu Văn Đức góp ý vào Báo cáo tổng kết thi hành Luật.

Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Lưu Văn Đức góp ý vào Báo cáo tổng kết thi hành Luật.

Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Leo Thị Lịch góp ý tại Phiên họp

Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Leo Thị Lịch góp ý tại Phiên họp

TS. Phan Văn Cương, chuyên viên Vụ Dân tộc đề nghị cần xác định, đánh giá rõ nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế của các VBQPPL hiện hành về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

TS. Phan Văn Cương, chuyên viên Vụ Dân tộc đề nghị cần xác định, đánh giá rõ nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế của các VBQPPL hiện hành về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

 Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Thị Thu Hương góp ý tại Phiên họp./.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Thị Thu Hương góp ý tại Phiên họp./.

Bích Ngọc - Minh Hùng

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=83004