Chủ tịch Nguyễn Văn Được tri ân cán bộ, chiến sĩ làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được bày tỏ sự tri ân trước những hy sinh, đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc của các cán bộ, chiến sĩ tham gia làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975.

Chiều 28-4, Đoàn đại biểu Thành ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm Trưởng Đoàn đến thăm, tặng quà tri ân cán bộ, chiến sĩ, những người trực tiếp tham gia làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975.

 Ông Nguyễn Quang Cai (bên phải), sinh năm 1953, ngụ quận 1, nhập ngũ năm 1970, sau 6 tháng huấn luyện, ông vào Nam chiến đấu đến tháng 2-1972 tại Chiến trường Campuchia, Đông Nam bộ (B2). Ông trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh; Chiến trường Campuchia. Ông được trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng Ba. Ảnh: HÀ THƯ

Ông Nguyễn Quang Cai (bên phải), sinh năm 1953, ngụ quận 1, nhập ngũ năm 1970, sau 6 tháng huấn luyện, ông vào Nam chiến đấu đến tháng 2-1972 tại Chiến trường Campuchia, Đông Nam bộ (B2). Ông trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh; Chiến trường Campuchia. Ông được trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng Ba. Ảnh: HÀ THƯ

Đoàn cũng thăm cán bộ, chiến sĩ của Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến TP.HCM nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025).

 Ông Phạm Đức Tiu (bên trái), sinh năm 1951, ngụ quận 1, nhập ngũ năm 1968 tại Trung đoàn 429 đặc công trực thuộc TP, trực tiếp tham gia chiến dịch mùa Xuân năm 1975. Ông được trao tặng Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng Ba. Ảnh: HÀ THƯ

Ông Phạm Đức Tiu (bên trái), sinh năm 1951, ngụ quận 1, nhập ngũ năm 1968 tại Trung đoàn 429 đặc công trực thuộc TP, trực tiếp tham gia chiến dịch mùa Xuân năm 1975. Ông được trao tặng Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng Ba. Ảnh: HÀ THƯ

Ghé thăm từng cán bộ, chiến sĩ, Chủ tịch Nguyễn Văn Được cùng đoàn đại biểu đã dành nhiều thời gian lắng nghe các cán bộ, chiến sĩ chia sẻ về quá trình tham gia cách mạng.

 Ông Phan Trung Trinh (giữa), sinh năm 1944, ngụ quận 1, là chiến sĩ của Quân khu Việt Bắc. Đầu năm 1968 đến cuối năm 1968, chiến đấu tại Chiến trường Khe Sanh sau đó trở lại miền Bắc. Cuối năm 1970, ông đi B vào miền Đông Nam bộ, trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh từ 21-3-1975 đến ngày 30-4-1975, tại mặt trận Đông Bắc Sài Gòn. Ông được trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì. Ảnh: HÀ THƯ

Ông Phan Trung Trinh (giữa), sinh năm 1944, ngụ quận 1, là chiến sĩ của Quân khu Việt Bắc. Đầu năm 1968 đến cuối năm 1968, chiến đấu tại Chiến trường Khe Sanh sau đó trở lại miền Bắc. Cuối năm 1970, ông đi B vào miền Đông Nam bộ, trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh từ 21-3-1975 đến ngày 30-4-1975, tại mặt trận Đông Bắc Sài Gòn. Ông được trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì. Ảnh: HÀ THƯ

 Ông Nguyễn Ngọc San (thứ hai từ phải sang), sinh năm 1943, ngụ quận Bình Thạnh. Tháng 3-1961 đến tháng 10-1963, ông tham gia cách mạng; tháng 11-1963 đến tháng 12-1965, ông là cán bộ Khu đoàn Sài Gòn Gia Định... Năm 1987 đến năm 1996, ông làm Phó Chủ tịch, Phó Bí thư Quận ủy quận Bình Thạnh; Phó Trưởng Ban Dân vận Thành ủy, Trưởng Ban Tôn giáo TP.HCM. Ảnh: HÀ THƯ

Ông Nguyễn Ngọc San (thứ hai từ phải sang), sinh năm 1943, ngụ quận Bình Thạnh. Tháng 3-1961 đến tháng 10-1963, ông tham gia cách mạng; tháng 11-1963 đến tháng 12-1965, ông là cán bộ Khu đoàn Sài Gòn Gia Định... Năm 1987 đến năm 1996, ông làm Phó Chủ tịch, Phó Bí thư Quận ủy quận Bình Thạnh; Phó Trưởng Ban Dân vận Thành ủy, Trưởng Ban Tôn giáo TP.HCM. Ảnh: HÀ THƯ

Đặc biệt, ông Nguyễn Văn Được đã cảm ơn, bày tỏ sự tri ân trước những hy sinh, đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc của các cán bộ, chiến sĩ và mong các ông bà có nhiều sức khỏe, sống vui, sống khỏe cùng gia đình, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của địa phương, góp phần phát triển TP.HCM và đất nước.

 Nguyễn Thị Kim Dung (bên phải), sinh năm 1948, ngụ quận Phú Nhuận, năm 1969, là Bí thư Chi bộ xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Đến ngày 29-3-1970, chiến đấu bị thương, địch bắt giam cầm. Trong tù, bà là Chi ủy viên của Chi bộ nhà lao Quy Nhơn, Cần Thơ. Đến năm 1973 được trao trả về sân bay Lộc Ninh và được bố trí cán bộ Ban Tổ chức Trung ương cục miền Nam đến ngày giải phóng 30-4-1975. Bà được Huy chương Hồ Chí Minh, Bằng khen của Thủ tướng, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Ảnh: HÀ THƯ

Nguyễn Thị Kim Dung (bên phải), sinh năm 1948, ngụ quận Phú Nhuận, năm 1969, là Bí thư Chi bộ xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Đến ngày 29-3-1970, chiến đấu bị thương, địch bắt giam cầm. Trong tù, bà là Chi ủy viên của Chi bộ nhà lao Quy Nhơn, Cần Thơ. Đến năm 1973 được trao trả về sân bay Lộc Ninh và được bố trí cán bộ Ban Tổ chức Trung ương cục miền Nam đến ngày giải phóng 30-4-1975. Bà được Huy chương Hồ Chí Minh, Bằng khen của Thủ tướng, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Ảnh: HÀ THƯ

Trước tình cảm của lãnh đạo TP.HCM, các cán bộ, chiến sĩ xúc động, hứa sẽ tiếp tục tích cực đóng góp cho TP.

LÊ THOA

Nguồn PLO: https://plo.vn/chu-tich-nguyen-van-duoc-tri-an-can-bo-chien-si-lam-nen-dai-thang-mua-xuan-1975-post847144.html