Chủ tịch Tập Cận Bình từng nhấn mạnh về tự chủ công nghệ của Trung Quốc
Chủ tịch Tập Cận Bình đã xác định ngay từ năm 2013 rằng Trung Quốc có rất ít lựa chọn ngoài việc theo đuổi mục tiêu tự cung tự cấp các công nghệ then chốt và nước này có thể dựa vào hệ thống xã hội chủ nghĩa của mình để tìm kiếm lợi thế công nghệ.
Trong bài phát biểu trước các đại biểu khoa học và công nghệ tại cuộc họp Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) năm 2013, ông Tập từng cho biết sự tăng trưởng của Trung Quốc trong ba thập kỷ trước là kết quả của việc nhập khẩu và tận dụng các công nghệ nước ngoài “đã qua sử dụng” từ cuộc cách mạng công nghiệp trước đó - điều này sẽ đặt Trung Quốc vào thế bất lợi.
“Nếu tiếp tục đi theo con đường đó, Trung Quốc sẽ không chỉ chịu khoảng cách công nghệ rộng lớn hơn so với trình độ tiên tiến của thế giới, mà còn bị mắc kẹt ở đáy của chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp toàn cầu", ông Tập nói. Bài phát biểu này của ông được đưa vào trong cuốn sách có tựa đề "Về sự tự lực và tự cải thiện về công nghệ" mới được phát hành, tập hợp các nhận xét của ông Tập về chủ đề này từ năm 2013 đến năm 2022.
“Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng cao về sức mạnh tổng thể của quốc gia, chúng ta không có nhiều lựa chọn ngoài việc đi theo con đường đổi mới tự chủ”, ông Tập nói.
Bài phát biểu nội bộ do ông Tập đọc vào ngày 4 tháng 3 năm 2013, chỉ 10 ngày trước khi ông được bầu làm Chủ tịch Trung Quốc. Vào thời điểm đó, các phương tiện truyền thông nhà nước đã đưa tin về sự kiện nhưng trước đó, nhưng chỉ có một bản tóm tắt bài phát biểu của ông Tập được công bố.
Thông điệp của ông Tập Cận Bình về khả năng tự cung tự cấp công nghệ và sự cần thiết của Trung Quốc trong việc kiểm soát “các công nghệ cốt lõi” là một chủ đề xuyên suốt cuốn sách. “Thực tế lịch sử đã chỉ ra rằng một nền kinh tế lớn không có nghĩa là một nền kinh tế hùng mạnh. Nếu một quốc gia liên tục tụt hậu so với các quốc gia khác, thì lý do cơ bản là công nghệ của quốc gia đó đang bị tụt lại phía sau”, ông Tập nói.
Trong bài phát biểu, ông Tập kêu còn gọi quốc gia tập hợp các nguồn lực để giúp tạo ra những bước đột phá trong các công nghệ then chốt, đồng thời bảo vệ những lợi thế của hệ thống xã hội chủ nghĩa của đất nước, điều mà ông cho rằng đã cho phép Trung Quốc “tập hợp sức mạnh của chúng ta để đạt được những điều vĩ đại”.
“Trước đây, chúng ta đã dựa vào điều này để phát triển thành công vũ khí hạt nhân, tên lửa và vệ tinh nhân tạo. Trong tương lai, chúng ta cũng sẽ dựa vào nó để thúc đẩy đổi mới”, ông Tập nói.
Năm 1960, Trung Quốc bắn thử thành công tên lửa phóng từ mặt đất tự sản xuất trong nước đầu tiên dưới sự chỉ đạo của Qian Xuesen, một trong những nhà khoa học tên lửa hàng đầu ở Mỹ. Qian tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong đội đặc nhiệm sản xuất và phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc vào năm 1970.
Hầu hết các bài phát biểu và bài viết trong cuốn sách đã được truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải trước đó. Bản ghi đầy đủ bài phát biểu của ông Tập tại một hội nghị an ninh mạng năm 2016 đã được tái bản, trong đó ông kêu gọi các công ty Công nghệ lớn của đất nước hợp tác giống như những gã khổng lồ công nghệ Mỹ Microsoft và Intel đã làm vào những năm 1990.
Mai Vân (theo SCMP)