Chùa Bà Đanh - ngôi chùa hơn 300 năm vang danh lịch sử 'Bảo Sơn Tự'

Với hơn 300 năm vang danh lịch sử 'Bảo Sơn Tự', chùa Bà Đanh ở hiện tại dù được tu sửa nhiều lần nhưng nơi đây vẫn mang nét đặc trưng riêng và ngày càng thu hút du khách gần xa tới tham quan, chiêm bái vào những ngày lễ tết, rằm mồng 1 hàng năm.

 Cách Hà Nội hơn 60km, chùa Bà Đanh có diện tích 10ha nằm ở thôn Đanh, Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa quay mặt hướng Nam ra mạn sông Đáy. Đây là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mang vẻ đẹp yên bình, thanh tịnh, có cảnh quan sơn thủy hữu tình.

Cách Hà Nội hơn 60km, chùa Bà Đanh có diện tích 10ha nằm ở thôn Đanh, Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa quay mặt hướng Nam ra mạn sông Đáy. Đây là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mang vẻ đẹp yên bình, thanh tịnh, có cảnh quan sơn thủy hữu tình.

 Phía ngoài cùng tiếp giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Công trình này nền được tôn cao, xây vượt hẳn lên năm bậc và hai đầu xây bít đốc. Tam quan có ba gian và được làm thành hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái lợp bằng ngói nam, xung quanh sàn gỗ hàng lan can là những trấn song con tiện. Tầng này sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim.

Phía ngoài cùng tiếp giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Công trình này nền được tôn cao, xây vượt hẳn lên năm bậc và hai đầu xây bít đốc. Tam quan có ba gian và được làm thành hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái lợp bằng ngói nam, xung quanh sàn gỗ hàng lan can là những trấn song con tiện. Tầng này sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim.

 Chùa Bà Đanh và Núi Ngọc nằm về phía Đông Nam xã Ngọc Sơn. 3 mặt khu di tích này có dòng sông Đáy bao quanh. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khu vực chùa Bà Đanh nằm tách ra xa khu dân cư. Tại đây cây cối um tùm nên vắng người qua lại. Mỗi khi dân làng có việc phải lên chùa vào buổi tối lại phải đốt đuốc và gõ chiêng gõ trống để xua đuổi thú dữ. Chính vì vậy dân gian truyền tụng câu: "Vắng như chùa Bà Đanh".

Chùa Bà Đanh và Núi Ngọc nằm về phía Đông Nam xã Ngọc Sơn. 3 mặt khu di tích này có dòng sông Đáy bao quanh. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khu vực chùa Bà Đanh nằm tách ra xa khu dân cư. Tại đây cây cối um tùm nên vắng người qua lại. Mỗi khi dân làng có việc phải lên chùa vào buổi tối lại phải đốt đuốc và gõ chiêng gõ trống để xua đuổi thú dữ. Chính vì vậy dân gian truyền tụng câu: "Vắng như chùa Bà Đanh".

 Qua cổng tam quan là vào khu vườn hoa. Bóng mấy cây cau khẳng khiu vươn cao trên nền trời xanh và mấy gốc đại già thân mốc sằn sùi đứng ẩn trong một gốc vườn chỉ trồng những cây hao quen thuộc như mộc, nhài, mẫu đơn cành làm tăng tính chất cổ kính cho ngôi chùa. Ngoài ra, chùa Bà Đanh còn có tên gọi khác là Bảo Sơn Tự.

Qua cổng tam quan là vào khu vườn hoa. Bóng mấy cây cau khẳng khiu vươn cao trên nền trời xanh và mấy gốc đại già thân mốc sằn sùi đứng ẩn trong một gốc vườn chỉ trồng những cây hao quen thuộc như mộc, nhài, mẫu đơn cành làm tăng tính chất cổ kính cho ngôi chùa. Ngoài ra, chùa Bà Đanh còn có tên gọi khác là Bảo Sơn Tự.

 Theo tìm hiểu, chùa Bà Đanh Hà Nam được xây dựng từ thế kỷ VII với diện tích rất nhỏ, đến thời vua Lê Thánh Tông thì chùa được cải biến rộng rãi và to như bây giờ. Chùa thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng Tứ Phủ - một tín ngưỡng dân gian phổ biến ở các ngôi chùa miền Bắc Việt Nam bao gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đặc biệt, trước nhà bái đường là một sân lát gạch. Hai dãy hành lang nằm về hai bên, mỗi dãy có ba gian, khung gỗ lim lợp ngói lam, tường xây bao quanh đằng sau và hai đầu hồi. Nhà bái đường có năm gian, hai đầu bít đốc, lợp ngói nam, trên bờ nóc có đôi rồng chầu mặt nguyệt.

Theo tìm hiểu, chùa Bà Đanh Hà Nam được xây dựng từ thế kỷ VII với diện tích rất nhỏ, đến thời vua Lê Thánh Tông thì chùa được cải biến rộng rãi và to như bây giờ. Chùa thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng Tứ Phủ - một tín ngưỡng dân gian phổ biến ở các ngôi chùa miền Bắc Việt Nam bao gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đặc biệt, trước nhà bái đường là một sân lát gạch. Hai dãy hành lang nằm về hai bên, mỗi dãy có ba gian, khung gỗ lim lợp ngói lam, tường xây bao quanh đằng sau và hai đầu hồi. Nhà bái đường có năm gian, hai đầu bít đốc, lợp ngói nam, trên bờ nóc có đôi rồng chầu mặt nguyệt.

 Trên tất cả các vì kèo đều chạm khắc ở hai mặt. Các đề tài chạm khắc trên các vì kèo tính từ đông sang tây. Tất cả các hình chạm ở đây không thấy hình bóng con người mà chủ yếu là động thực vật được kết hợp với nhau thành các đề tài, hình mẫu khá hoàn chỉnh. Ngoài con rồng được sáng tạo trên cơ sở từ một con vật tưởng tượng, còn các động thực vật thể hiện ở đây đều lấy từ cuộc sống thực tế để đưa vào trong nghệ thuật.

Trên tất cả các vì kèo đều chạm khắc ở hai mặt. Các đề tài chạm khắc trên các vì kèo tính từ đông sang tây. Tất cả các hình chạm ở đây không thấy hình bóng con người mà chủ yếu là động thực vật được kết hợp với nhau thành các đề tài, hình mẫu khá hoàn chỉnh. Ngoài con rồng được sáng tạo trên cơ sở từ một con vật tưởng tượng, còn các động thực vật thể hiện ở đây đều lấy từ cuộc sống thực tế để đưa vào trong nghệ thuật.

 Về tên gọi Bà Đanh xuất phát từ truyền thuyết địa phương, chùa thờ nữ thần thiên nhiên giúp mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu nên người dân gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, sau gọi tắt là chùa Bà Đanh.

Về tên gọi Bà Đanh xuất phát từ truyền thuyết địa phương, chùa thờ nữ thần thiên nhiên giúp mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu nên người dân gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, sau gọi tắt là chùa Bà Đanh.

 Một góc bên trong khuôn viên của chùa Bà Đanh tại tỉnh Hà Nam.

Một góc bên trong khuôn viên của chùa Bà Đanh tại tỉnh Hà Nam.

 Có rất nhiều lý do để thuyết minh về chùa Bà Đanh ở Hà Nam vắng khách. Nhưng có lẽ lý do thuyết phục nhất là do trước đây chùa nằm ở vị trí khó khăn cho việc di chuyển, bao quanh là rừng và sông mà lại xa dân cư, có thú dữ nên nhiều người ngại hành hương qua đây. Tuy nhiên, có một lý do khác được người dân kể lại là do chùa rất linh thiêng, người đi qua chùa mà có những lời nói khiếm nhã, thái độ không tốt là sẽ bị trừng phạt nặng nề. Vì vậy, người dân ít đến nhằm tránh tai họa do vạ miệng mà ra.

Có rất nhiều lý do để thuyết minh về chùa Bà Đanh ở Hà Nam vắng khách. Nhưng có lẽ lý do thuyết phục nhất là do trước đây chùa nằm ở vị trí khó khăn cho việc di chuyển, bao quanh là rừng và sông mà lại xa dân cư, có thú dữ nên nhiều người ngại hành hương qua đây. Tuy nhiên, có một lý do khác được người dân kể lại là do chùa rất linh thiêng, người đi qua chùa mà có những lời nói khiếm nhã, thái độ không tốt là sẽ bị trừng phạt nặng nề. Vì vậy, người dân ít đến nhằm tránh tai họa do vạ miệng mà ra.

 Phía cổng sau của chùa Bà Đanh.

Phía cổng sau của chùa Bà Đanh.

 Năm 1994, Chùa Bà Đanh đã được Bộ VHTTDL công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Năm 1994, Chùa Bà Đanh đã được Bộ VHTTDL công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

 Không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình, chùa Bà Đanh Hà Nam còn là “căn cứ địa” trong kháng chiến. Từ năm 1946 đến 1950, nơi đây là địa điểm tập luyện của du kích, là đầu não của cách mạng, nơi bộ đội đóng quân và là đầu mối giao thông quan trọng giúp cuộc kháng chiến giành thắng lợi.

Không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình, chùa Bà Đanh Hà Nam còn là “căn cứ địa” trong kháng chiến. Từ năm 1946 đến 1950, nơi đây là địa điểm tập luyện của du kích, là đầu não của cách mạng, nơi bộ đội đóng quân và là đầu mối giao thông quan trọng giúp cuộc kháng chiến giành thắng lợi.

 Khu vực tháp mộ trong khuôn viên chàu Bà Đanh.

Khu vực tháp mộ trong khuôn viên chàu Bà Đanh.

 Giờ đây, tỉnh Hà Nam không chỉ nổi tiếng với ngôi làng sinh ra Chí Phèo, Bá Kiến, nhà văn Nam Cao mà còn được biết đến với nhiều ngôi chùa độc đáo. Một trong số đó không thể không nhắc tới chùa Bà Đanh.

Giờ đây, tỉnh Hà Nam không chỉ nổi tiếng với ngôi làng sinh ra Chí Phèo, Bá Kiến, nhà văn Nam Cao mà còn được biết đến với nhiều ngôi chùa độc đáo. Một trong số đó không thể không nhắc tới chùa Bà Đanh.

 Theo lịch hàng năm, lễ hội chùa Bà Đanh, Ngọc Sơn, Kim Bảng (tỉnh Hà Nam) được tổ chức vào tháng 2 âm lịch, thu hút đông đảo người dân và cả du khách trong cả nước. Lễ hội được tổ chức nhằm để người dân tôn vinh và cảm ơn Đức Bà đã phù hộ bình an và may mắn giúp mùa màng bội thu và cầu mong phù hộ cho vụ mùa tới ngày càng phát triển hơn.

Theo lịch hàng năm, lễ hội chùa Bà Đanh, Ngọc Sơn, Kim Bảng (tỉnh Hà Nam) được tổ chức vào tháng 2 âm lịch, thu hút đông đảo người dân và cả du khách trong cả nước. Lễ hội được tổ chức nhằm để người dân tôn vinh và cảm ơn Đức Bà đã phù hộ bình an và may mắn giúp mùa màng bội thu và cầu mong phù hộ cho vụ mùa tới ngày càng phát triển hơn.

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/chua-ba-danh--ngoi-chua-hon-300-nam-vang-danh-lich-su-bao-son-tu-post236111.html