Chùa Dục Tú – Khắc họa một thời kỳ lịch sử của dân tộc

Chùa Dục Tú (thôn Dục Tú, xã Dục Tú, huyện Đông Anh) đã đi vào lòng người qua thơ ca đương thời. Chùa có bề dày lịch sử hàng thiên niên kỷ với truyền thống văn hóa đẹp đẽ của xứ Kinh Bắc.

Với bề dày lịch sử trên 300 năm, chùa Dục Tú đã vượt qua không gian hẹp của làng xã để trở thành một trong những điểm di tích thu hút nhiều khách đến tham, thưởng ngoạn. Chùa mang trong mình giá trị về mặt lịch sử to lớn.

Theo những tư liệu lịch sử để lại, đây là ngôi đình thờ Sĩ Nhiếp – người đã có vai trò thúc đẩy một bước mạnh mẽ phát triển nho học ở Giao Châu. Trong quá trình làm Thái thú, ông đã chăm lo, tạo dựng cuộc sống cho người dân nơi dây và được các sử gia đương thời của nước Việt đánh giá là một nhân vật tích cực.

Chùa Dục Tú hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật quý, như cuốn Thần phả ghi sự tích của Sĩ Nhiếp cùng 18 đạo sắc phong thần, trong đó có 7 sắc phong thời Lê, 2 sắc phong thời Quang Trung và 9 sắc phong thời Nguyễn; đôi vẹt thờ có nghệ thuật tạo tác thế kỷ XVII cùng các đồ thờ có giá trị nghệ thuật thế kỷ XVIII-XIX.

Chùa Dục Tú - Khắc họa một thời kỳ lịch sử của dân tộc

Chùa Dục Tú - Khắc họa một thời kỳ lịch sử của dân tộc

Về góc độ kiến trúc nghệ thuật, chùa có quy mô kiến trúc rộng lớn với tổng thể kiến trúc gồm giếng đình, sân, tiền tế, đại đình, hậu cung và đền liền sát. Sân rộng lát gạch bát tràng cổ, tiền tế là một tòa nhà 5 gian 4 mái với kết cấu kiểu giá chiêng chồng rường con nhị.

Đại đình không xây kín, 2 gian bên ở phía trước đại đình được xây bịt ở phía dưới, trên là chấn song con tiện. Đại đình cũng có 4 mái với 4 góc đao cong hòa nhập vào kiến trúc tổng thể.

Tòa hậu cung là 3 gian xây theo kiểu đầu hồi bít đốc với 4 hàng chân. Nhìn chung kiến trúc chùa Dục Tú đẹp, thanh thoát và vẫn còn mang dấu vết của một ngôi chùa truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Chùa Dục Tú là di tích có niên đại ra đời vào loại sớm ở nước ta. Đến với nghệ thuật ở di tích không chỉ dừng lại ở một chi tiết mà phải đặt nó trong tổng thể. Dấu vết vật chất của các thời kỳ lịch sử còn in đậm trên kiến trúc và các di vật của lịch sử.

Từ quy mô bề thế đến các kết cấu, các mạng chạm khắc đẹp, sinh động, các mái cong hài hòa uyển chuyển. Tất cả là nhờ bàn tay đầy tính nghệ thuật của người nghệ nhân cổ, mang hết tinh hoa văn hóa dân tộc đặt vào trong đó.

Dấu vết của các thời kỳ lịch sử còn in đậm trên kiến trúc của chùa. Từ bàn tay của những người nghệ nhân đã khéo léo khắc họa một thời kỳ lịch sử của dân tộc. Chùa đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa năm 1995.

Hà Thủy

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/chua-duc-tu-khac-hoa-mot-thoi-ky-lich-su-cua-dan-toc-101148.html