Chùm ảnh: Nơi chất Sài Gòn xưa được 'cô đọng'

Nép sâu trong một con hẻm nhỏ, một Sài Gòn năm nào hiện lại dưới lăng kính của một phiên chợ cổ đông đúc nhưng không xô bồ, vội vã. Ở đó như có một cuốn phim chiếu chậm, vọng lại những ký ức xa với biết bao kỷ vật gợi những hoài niệm thân thương của một thời xưa cũ.

Bỏ lại những vội vàng của phố thị, cứ mỗi cuối tuần, nhiều người Sài Gòn lại tìm về góc phố quen trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh, TPHCM) để được sống trọn với đam mê và những hoài niệm về một thời đã qua. Đó là nơi diễn ra một phiên chợ đồ cổ, đồ cũ điểm hẹn của người mê những kỷ vật quá khứ giữa lòng Sài Gòn.

Chợ đồ cổ còn trước kia còn được biết đến với cái tên chợ "ve chai"

Chợ đồ cổ còn trước kia còn được biết đến với cái tên chợ "ve chai"

Phiên chợ nằm gọn trong khuôn viên một quán cà phê mang phong cách hoài cổ, hoạt động chính thức từ năm 2013 tới nay. Bắt đầu từ 6 giờ đến 17 giờ, chợ luôn đông đúc nhưng không xô bồ. Người bán vui vẻ, niềm nở, người mua thong thả rảo bước quanh khắp các gian hàng, thoải mái lựa chọn đến khi nào ưng ý.

Ở đây có thể tìm được từ những món cổ vật với niên đại hàng trăm năm đến sách báo, đĩa nhạc, vật dụng… được người Sài Gòn dùng trước giải phóng. Người bán, kẻ mua có thể dành hàng giờ đồng hồ chỉ để nói với nhau về những món đồ cổ, để tìm cho mình một mối tâm giao giữa những tất bật của thị thành.

Những món vật có giá trị sưu tập được các người chơi trưng bày để mua bán và giao lưu với những ai có cùng sở thích

Những món vật có giá trị sưu tập được các người chơi trưng bày để mua bán và giao lưu với những ai có cùng sở thích

Đặc biệt ngày càng nhiều người trẻ tìm đến đây. Nhưng họ mua bán, mà chỉ đến để được một lần chạm tay vào những kỷ vật quá khứ. Để chọn cho mình một chỗ ngồi ưng ý, nhâm nhi một tách cà phê đắng và chiêm ngưỡng một không gian như cuốn phim ngược dòng quá khứ.

Những người chủ gian hàng tỉ mỉ kiểm tra chất lượng của từng mẫu vật mua được

Những người chủ gian hàng tỉ mỉ kiểm tra chất lượng của từng mẫu vật mua được

Để lắng nghe những thanh âm acoustic lãng đãng, sống dậy một thời “Diễm ơi”, “Hạ trắng”, “Cát bụi”… (những ca khúc nhạc Trịnh thường được các ca sĩ lựa chọn biểu diễn tại đây). Để tận hưởng một chợ phiên không xô bồ giữa lòng phố thị.

Nhiều người trẻ tìm được thú vui nơi khu chợ độc đáo ở Sài Gòn

Nhiều người trẻ tìm được thú vui nơi khu chợ độc đáo ở Sài Gòn

Người bán vui vẻ...

Người bán vui vẻ...

...còn người mua thong thả rảo bước quanh khắp các gian hàng, thoải mái lựa chọn đến khi nào ưng ý.

...còn người mua thong thả rảo bước quanh khắp các gian hàng, thoải mái lựa chọn đến khi nào ưng ý.

Nhưng ít ai biết được, thời điểm 3 năm về trước góc quán này từng đứng trước nguy cơ đóng cửa. Mặc dù không phải là “tay chơi đồ cổ” nhưng với trăn trở giữ gìn một nếp sinh hoạt độc đáo của người dân TP, chị Trần Bích Hợp (chủ quán cà phê Chợ đồ cổ hiện tại) đã thuê lại khuôn viên quán nhằm duy trì hoạt động của phiên chợ này.

Chị Hợp chia sẻ, giống như sự đa dạng của những món đồ ở đây, người tìm đến trao đổi, mua bán cũng thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Nhưng ở đây không có sự phân biệt nào cả, bởi tất cả họ đều có chung một niềm đa mê mãnh liệt với đồ cổ. Thậm chí với những món đồ cũ chỉ có giá trị tinh thần với mong muốn lớn nhất là hoài niệm.

Chị Bích Hợp (đầm đen, đứng ngoài cùng bìa phải) cũng là người trót yêu một góc Sài Gòn vọng về những ký ức xa xưa từ phiên chợ này.

Chị Bích Hợp (đầm đen, đứng ngoài cùng bìa phải) cũng là người trót yêu một góc Sài Gòn vọng về những ký ức xa xưa từ phiên chợ này.

“Có người phải lặn lội từ các tỉnh miền Tây đến đây chỉ để giao lưu, trao đổi vài món đồ săn được. Có ông lão lọm khọm chống gậy đến từ tờ mờ sáng chỉ để kịp trưng bày những cổ vật đang sở hữu trước khi chợ có khách. Nhìn cách họ nâng niu từng kỷ vật của thời gian, từng món đồ rệu rã theo năm tháng, nhìn cách họ kiên nhẫn tìm những mối tâm giao cho mình tôi không đành lòng nhìn phiên chợ biến mất vì tôi cũng yêu một góc Sài Gòn vọng về những ký ức xa xưa. Trong khả năng bản thân tôi sẽ làm hết mình để giúp duy trì hoạt động của chợ” – chị Hợp tâm sự.

Giữa chị và gần 100 con người ở khu chợ đồ cổ đã tìm được tình yêu chung từ những món đồ nhuốm màu thời gian

Giữa chị và gần 100 con người ở khu chợ đồ cổ đã tìm được tình yêu chung từ những món đồ nhuốm màu thời gian

Nếu như trước đó nơi đây chỉ là địa điểm họp mặt tự phát thì nay mỗi phiên chợ đã lên tới gần 200 gian hàng và khoảng 1000 lượt khách. Bên cạnh dân nghiệp dư còn có khá nhiều “thợ săn” đồ cổ tìm đến.

Những món đồ cũ dù không có nhiều giá trị nhưng lại trở thành niềm vui của rất nhiều người

Những món đồ cũ dù không có nhiều giá trị nhưng lại trở thành niềm vui của rất nhiều người

Những món hàng tưởng chừng vô tri nhưng lại ẩn chứa phía sau nhiều thông điệp

Những món hàng tưởng chừng vô tri nhưng lại ẩn chứa phía sau nhiều thông điệp

Một bộ lư đồng được định giá ngót nghét trăm năm tuổi được rao bán ở một góc khu chợ

Một bộ lư đồng được định giá ngót nghét trăm năm tuổi được rao bán ở một góc khu chợ

Ở đây có một Sài Gòn không vội. Người mua thong thả, người bán cũng chẳng hối hả làm chi. Vì nếu hôm nay không bán được có thể để hôm sau, hoặc hôm sau nữa, họp chợ ở đây họ không phải tốn chi phí thuê mặt bằng.

Từ 9-11 giờ sáng là thời điểm nhiều người đến họp chợ nhất. Vé vào cổng giá 40.000 đồng/ lượt bao gồm một nước uống hoặc đồ ăn phục vụ du khách. Sau 14 giờ, chợ mở cửa tự do.

Từ 9-11 giờ sáng là thời điểm nhiều người đến họp chợ nhất. Vé vào cổng giá 40.000 đồng/ lượt bao gồm một nước uống hoặc đồ ăn phục vụ du khách. Sau 14 giờ, chợ mở cửa tự do.

Thái Hà

Nguồn CA TP.HCM: http://congan.com.vn/doi-song/chum-anh-noi-chat-sai-gon-xua-duoc-co-dong_88182.html