Chứng khoán 15/4: Nhà đầu tư bán tháo, 10 tỷ USD bị thổi bay

Trong phiên chứng khoán 15/4, nhà đầu tư chứng kiến đà bán báo vô cùng mạnh mẽ khiến vốn hóa thị trường sàn TP.HCM 'bốc hơi' 10 tỷ USD.

Nhà đầu tư bán tháo, 10 tỷ USD bị thổi bay

Thị trường chứng khoán 15/4 trở thành “ngày thứ hai đen tối” khi VN-Index có diễn biến “lạ”. Trong gần hết thời gian giao dịch, xu hướng chính của VN-Index là giảm điểm trong biên độ hẹp. Tuy nhiên, tới đầu giờ chiều, nhà đầu tư bất ngờ bán tháo khiến VN-Index rơi tự do.

Đóng cửa phiên chứng khoán 15/4, VN-Index giảm 59,99 điểm, tương đương 4,7% xuống 1.216,61 điểm. Toàn sàn TP.HCM chỉ có 40 mã tăng giá, 30 mã đứng giá và có tới 475 mã giảm giá. Trong đó 112 mã giảm sàn. Thanh khoản phiên chứng khoán 15/4 tăng đột biến khi có tới 1,46 tỷ cổ phiếu, tương đương 33.568 tỷ đồng được chuyển nhượng thành công.

Đà giảm được trải rộng toàn thị trường trong đó nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đóng vai trò dẫn dắt. VN30-Index giảm 56,84 điểm, tương đương 4,42% xuống 1.227,9 điểm. Có 538 triệu cổ phiếu, tương đương 15.259 tỷ đồng được giao dịch thành công.

 Trong phiên chứng khoán 15/4, nhà đầu tư chứng kiến đà bán báo vô cùng mạnh mẽ khiến vốn hóa thị trường sàn TP.HCM “bốc hơi” 10 tỷ USD. Ảnh minh họa

Trong phiên chứng khoán 15/4, nhà đầu tư chứng kiến đà bán báo vô cùng mạnh mẽ khiến vốn hóa thị trường sàn TP.HCM “bốc hơi” 10 tỷ USD. Ảnh minh họa

Đà giảm của VN-Index đã khiến vốn hóa thị trường sàn TP.HCM "bốc hơi" 10 tỷ USD.

Nhóm VN30 có tới 6 mã giảm sàn. BCM giảm 4.200 đồng/CP xuống 56.800 đồng/CP. BID giảm 3.700 đồng/CP xuống 49.700 đồng/CP. GVR giảm 2.200 đồng/CP xuống 29.800 đồng/CP. MSN giảm 5.000 đồng/CP xuống 66.900 đồng/CP. SSI giảm 2.600 đồng/CP xuống 34.950 đồng/CP. VRE giảm 1.650 đồng/CP xuống 22.500 đồng/CP.

Trên sàn Hà Nội, các chỉ số thậm chí còn “rơi” mạnh hơn. Đóng cửa phiên chứng khoán 15/4, HNX-Index giảm 11,63 điểm, tương đương 4,82% xuống 494,92 điểm; HNX30-Index giảm 42,59 điểm, tương đương 7,92% xuống 494,92 điểm.

Toàn sàn có 165 triệu cổ phiếu, tương đương 3.529 tỷ đồng được giao dịch thành công.

Trên sàn TP.HCM, khối ngoại bán ròng với giá trị xấp xỉ 1.238 tỷ đồng.

Tại chiều mua, cổ phiếu MWG được khối ngoại mua ròng mạnh tới 106 tỷ đồng. Bên cạnh đó, SGN và SHB là hai cổ phiếu tiếp theo được mua ròng lần lượt 36 và 32 tỷ đồng trên HOSE.

Ở chiều ngược lại, VHM và CTG chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 279 tỷ đồng và 207 tỷ đồng, theo sau là SSI, VCB cũng bị bán 84 và 77 tỷ đồng tỷ đồng mỗi mã.

Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất châu Á

Thị trường châu Á-Thái Bình Dương giảm hôm thứ Hai khi các nhà giao dịch cân nhắc tác động của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa quy mô lớn của Iran nhằm vào Israel cuối tuần qua, đồng thời cũng tập trung vào dữ liệu kinh tế quan trọng từ Trung Quốc và Nhật Bản vào cuối tuần.

Iran đã phóng hơn 300 máy bay không người lái và tên lửa nhằm vào các mục tiêu quân sự ở Israel vào thứ Bảy trong một cuộc tấn công mà Tổng thống Mỹ Joe Biden mô tả là “chưa từng có”.

Ông Biden cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy rằng Mỹ đã can thiệp để trực tiếp giúp Israel bắn hạ gần như toàn bộ số đạn dược được chuyển tới.

Giá dầu ít thay đổi vào sáng thứ Hai, với giá dầu Brent tương lai giao dịch giảm 0,14% ở mức 90,32 USD / thùng và hợp đồng tương lai Trung cấp Tây Texas của Hoa Kỳ giảm 0,32% ở mức 85,39 USD.

Lạm phát bán buôn của Ấn Độ đã tăng 0,53% trong tháng 3, cao hơn một chút so với ước tính của Reuters là tăng 0,51%.

Trung Quốc sẽ công bố số liệu GDP quý đầu tiên vào thứ Ba. Nhật Bản sẽ công bố dữ liệu thương mại tháng 3 và số liệu lạm phát vào thứ Tư và thứ Sáu.

Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,74%, giảm bớt một số khoản lỗ, đóng cửa ở mức 39.232,8, trong khi Topix trên diện rộng giảm 0,23% xuống 2.753,2.

Kospi của Hàn Quốc giảm 0,42%, kết thúc ở mức 2.670,43, trong khi Kosdaq vốn hóa nhỏ giảm 0,94%, đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ ngày 13 tháng 2.

Tại Úc, chỉ số S&P/ASX 200 chứng kiến mức giảm nhẹ hơn so với các thị trường châu Á khác, giảm 0,46% xuống 7.752 và giảm ngày thứ ba liên tiếp.

Tuy nhiên, CSI 300 của Trung Quốc đại lục đã đi ngược lại xu hướng tăng hơn 2%, đánh dấu mức tăng trong một ngày lớn nhất kể từ ngày 6 tháng 2 và kết thúc ở mức 3.549,08. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lần cuối giảm 0,55%.

Có thể thấy thị trường chứng khoán Việt Nam có đà giảm mạnh nhất châu Á.

Hoàng Tú

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/chung-khoan-15-4-nha-dau-tu-ban-thao-10-ty-usd-bi-thoi-bay-post291835.html