Chứng kiến máy bay Su-22M4 của Trung đoàn 937 cất cánh

Cùng xem những hình ảnh đẹp máy bay cường kích Su-22M4 của Trung đoàn 937 – Không quân Nhân dân Việt Nam huấn luyện chiến đấu.

Trung đoàn 937 là một trong những đơn vị của Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị các máy bay cường kích Su-22M4 và Su-22UM3K làm nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên mặt đất, mặt biển và có thể thực hiện tuần tra bảo vệ không phận khi cần. Trong ảnh là chuyến bay khí tượng đầu tiên do cán bộ chỉ huy thực hiện từ rất sớm trên một chiếc Su-22UM3K.

Su-22UM3K là biến thể huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi của dòng Su-22.

Phi công Trung đoàn 937 trên buồng lái máy bay cường kích Su-22M4 chuẩn bị cho chuyến bay.

Su-22M4 là biến thể hiện đại nhất của dòng Su-22 và trang bị rộng rãi trong Không quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là Su-22M4 lăn bánh trên đường băng chuẩn bị cất cánh.

Khác với các biến thể trước, máy bay Su-22M4 được nâng cấp mạnh hệ thống điện tử hàng không với hệ thống dẫn đường RSDN, hệ định vị quán tính, thiết bị đo xa lasẻ Klyon-54, la bàn vô tuyến, hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE. Các nâng cấp này cho phép Su-22M4 mang được các loại vũ khí dẫn đường TV, laser.

Biên đội Su-22M4 cùng xuất kích bảo vệ Tổ quốc.

Su-22M4 có thể mang tổng cộng 4 tấn vũ khí trên 12 giá treo gồm: tên lửa không đối đất Kh-23, Kh-25, Kh-29 và Kh-58; bom dẫn đường lade; bom không điều khiển (bom chùm, bom nổ phá thường); rocket; pode súng máy...

Su-22M4 trang bị động cơ tuốc bin phản lực có đốt phụ AL-21F-3 cho tốc độ tối đa 1.860km/h ở trần bay cao; tầm bay chiến đấu 1.150km với tải trọng vũ khí 2 tấn hoặc tối đa 2.300km với nhiệm vụ tuần tra; trần bay 14.200m; vận tốc leo cao 230m/s.

Su-22M4 hạ cánh an toàn sau một chuyến bay nhiệm vụ.

Máy bay huấn luyện chiến đấu Su-22M3 bung dù đuôi giảm tốc độ máy bay sau khi tiếp đất.

Phi công điều khiển máy bay về sân đỗ.

Niềm vui của phi công sau chuyến bay an toàn thắng lợi.

Lắp nắp chụp vào cửa hút không khí cho động cơ ở đầu mũi máy bay bảo vệ tránh vật lạ rơi vào.

Thu hồi và đưa máy bay về vị trí.

Anh em "đôi cánh ma thuật" luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Ngoài vai trò tấn công mặt đất/mặt biển, khi cần Su-22 có thể làm nhiệm vụ không đối không với khả năng mang 2 tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 hoặc K-13.

Văn Đạo (tổng hợp QĐND, Wiki)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/chung-kien-doi-canh-ma-thuat-su22-viet-nam-hung-dung-cat-canh-344989.html