Chung tay bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Nhằm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, các cơ quan, ban ngành ở Bình Dương đã và đang triển khai nhiều hoạt động trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em, đặc biệt nâng cao sự cảnh giác của các em trên không gian số.

Sử dụng mạng internet phù hợp sẽ giúp học sinh tiếp cận nguồn tri thức phong phú và nâng cao kỹ năng số

Nhiều vấn nạn đáng lo ngại

Em Nguyễn Trọng Hiếu (học sinh lớp 5.1 Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm), cho biết ngoài giải trí thì việc học tập của em cũng phải tìm tài liệu trên mạng xã hội. Tuy nhiên, trong khi tìm kiếm tài liệu học tập, giải trí trên mạng, em thấy xuất hiện những quảng cáo không lành mạnh, những trang thông tin mang tính đồi trụy, bạo lực. “Em rất mong các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn những trang thông tin xấu, độc hại đó”, Hiếu nói.

Trong khi đó, em Nguyễn Hồ Thanh Trúc (học sinh lớp 8A1, Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai), cho rằng nhiều bạn sử dụng internet thường không cósự giám sát của cha mẹ trong khi độ tuổi của các em chưa đủ hiểu biết đểcóthểphòng tránh những phức tạp trên mạng xã hội như những trang thông tin xấu, những kẻ lừa đảo, tống tiền. Thanh Trúc mong ngành chức năng, gia đình, nhà trường có những giải pháp đểhạn chếviệc trẻ em trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo, tống tiền.

Qua các buổi tiếp xúc cửtri trên địa bàn tỉnh, nhiều cử tri và phụ huynh đãnêu ý kiến về vấn đềnày trong học đường hiện nay, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của học sinh.

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Đểnâng cao ýthức cho thanh thiếu nhi trong phòng, chống tin xấu, độc trên không gian mạng, thời gian qua, Bình Dương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức. Mới đây, HĐND TP.Thủ Dầu Một đãtổ chức Diễn đàn treẻm với chủđề “Trẻ em nói, xã hội lắng nghe - Internet an toàn, trẻ em hạnh phúc”. Hơn 150 đại biểu trẻ em đại diện cho hơn 52.000 trẻ em thành phốđãđối thoại trực tiếp với lãnh đạo thành phố vàlãnh đạo các ngành những vấn đềđang quan tâm, như: Bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; an ninh học đường; an toàn không gian mạng xã hội; cơ sở vật chất phục vụ cho trẻ em vui chơi, giải trí và các quyền của trẻ em theo quy định của pháp luật…

THÔNG ĐIỆP 5K KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

Theo Tiến sĩ Mai Mỹ Hạnh, trẻ em cần phải được trang bị những kỹnăng tự bảo vệ bản thân trên mạng; đồng thời phải biết cách phân biệt giữa thông tin hữu ích và thông tin độc hại. Áp dụng nguyên tắc 5K khi sử dụng mạng xã hội gồm: Không tin ngay - Không vội bấm like - Không thêm thắt - Không kích động - Không vội chia sẻ.

Trong không khí cởi mở và tích cực, các đại biểu trẻ em đã bày tỏ lo ngại vềviệc thiếu sự giám sát từ gia đình và nhà trường đối với hoạt động trực tuyến của mình. Một sôém chia sẻ vềnhững trải nghiệm “không mấy vui vẻ” khi bị làm phiền, bị bắt nạt hoặc bị lừa đảo qua mạng xã hội.

Theo ông Nguyễn Văn Sum, PhóChủ tịch HĐND TP.Thủ Dầu Một, tầm quan trọng của internet trong giáo dục giúp học sinh tiếp cận nguồn tri thức phong phú và nâng cao kỹ năng số. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo vềnguy cơ từ việc sử dụng internet quá mức dẫn đến xao nhãng học tập, nghiện mạng, hay tiếp cận thông tin xấu, bạo lực. Nguy cơ bị bắt nạt qua mạng và lừa đảo cũng là vấn đềcần sự quan tâm của xã hội.

Đểgiải quyết vấn đềnày, Tiến sĩ Mai Mỹ Hạnh, PhóTrưởng khoa Tâm lýhọc Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, đã cónhững chia sẻ về“Kỹ năng sử dụng internet an toàn”. Tiến sĩ Mai Mỹ Hạnh cho rằng việc giáo dục kỹ năng sử dụng internet an toàn cho trẻ em là vô cùng quan trọng. Các em cần phải được trang bị những kỹ năng tự bảo vệ bản thân trên mạng; đồng thời phải biết cách phân biệt giữa thông tin hữu ích và thông tin độc hại. Các em cũng cần được giáo dục vềviệc xây dựng một lối sống lành mạnh trên môi trường mạng, biết cách sử dụng công nghệ đểphục vụ cho việc học tập và giải trí một cách hiệu quả.

Diễn đàn trẻ em TP.Thủ Dầu Một đã khẳng định vai trò của xã hội trong việc lắng nghe tiếng nói của trẻ em, từ đógiúp cơ quan chức năng cóchính sách kịp thời đểbảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ trên không gian mạng. Trong công tác này, ngoài trách nhiệm của các cơ quan chức năng còn cógia đình và nhà trường. Cần cósự phối hợp chặt chẽ đểtạo ra một không gian mạng an toàn, giúp trẻ em phát triển toàn diện và hạnh phúc.

Chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của trẻ em không chỉ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, mà còn là yếu tố nền tảng cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Việc tạo ra môi trường an toàn, bao gồm cả không gian mạng, sẽ giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, từ đó góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng và vững mạnh. Tuy nhiên, cần thận trọng với các nguy cơ tiềm ẩn từ internet, để trẻ em được học tập và vui chơi an toàn, tránh xao nhãng học tập và tiếp cận các thông tin độc hại, bảo vệ quyền lợi và sự phát triển của các em trong môi trường số.

MINH HIẾU

Nguồn Bình Dương: https://baobinhduong.vn/chung-tay-bao-ve-tre-em-tren-khong-gian-mang-a339250.html