Chung tay quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

Di sản văn hóa (DSVH) Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò lớn lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Xác định tầm quan trọng của DSVH dân tộc, ngày 24/02/2005, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23/11 hàng năm là 'Ngày Di sản văn hóa Việt Nam'. Nhân dịp này, phóng viên Báo Ninh Bình có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Cao Tấn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao về việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH trên địa bàn.

Du khách dự khai mạc Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An” năm 2019. Ảnh: Minh Đường

PV: Ninh Bình được xem là nơi lưu giữnhiều giá trị văn hóa lịch sử, xin ông có thể khái quát cho độc giả biết về hệthống các DSVH vật thể, phi vật thể mà chúng ta đang sở hữu?

Ông Nguyễn Cao Tấn: Vùng đất Ninh Bìnhlà phần kéo dài và phân tán về phía đông của dãy núi đá vôi đồ sộ phía tây bắccủa tổ quốc, hay trong không gian rộng hơn nó là những phần chân của dãyHymalaya vươn ra biển Thái Bình Dương. Vùng đất này cũng là điểm giao thoa vềvăn hóa, điểm hội tụ và lan tỏa của các tôn giáo lớn, là cửa ngõ vào khu vựcĐông Nam á. Hàng loạt những di sản địa chất; di tích khảo cổ học; di tích lịchsử với những niên đại sớm muộn khác nhau cùng với đó là số lượng lớn các DSVHphi vật thể đã chứng minh cho nhận định trên.

Nơi đây được thiên nhiên ban tặng nhiêùthắng cảnh đẹp, được mệnh danh là vùng đất sơn thanh thủy tú. Đó là những lý dođể Ninh Bình ôm ấp trong mình một số lượng DSVH và thiên nhiên khá lớn, trongđó có nhiều di sản có giá trị nổi bật ở tầm quốc gia và quốc tế.

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay Ninh Bìnhcó 1.567 di tích, trong đó có 360 di tích đã được xếp hạng, gồm 279 di tích xếphạng cấp tỉnh, 81 di tích xếp hạng cấp quốc gia. Ninh Bình có 2 di tích cấpquốc gia đặc biệt: Cố đô Hoa Lư và Khu hang động Tràng An - Tam Cốc, Bích Động,1 DSVH và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; 3 Bảo vật đượccông nhận là Bảo vật Quốc gia gồm: Cột kinh chùa Nhất trụ, Long sàng trước Báiđường và Long sàng trước Nghi môn ngoại đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng.

Bên cạnhđó là hàng ngàn hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh và các bộ sưu tập cánhân trên địa bàn. Về DSVH phi vật thể, chúng ta có 312 DSVH phi vật thể đượckiểm kê, bao gồm nhiều loại hình như nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thứcdân gian, nghề thủ công truyền thống, lễ hội truyền thống, tập quán xã hội,tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, trong đó lễ hội Hoa Lư đã được ghi vàodanh mục DSVH phi vật thể quốc gia.

Các DSVH trên địa bàn tỉnh phong phú,đa dạng về loại hình và có giá trị cao trong nghiên cứu khoa học lịch sử, vănhóa, là nền tảng, là nguồn lực quan trọng để xây dựng, phát triển văn hóa, conngười Ninh Bình, là tài nguyên vô giá để đẩy mạnh phát triển bền vững các mặtkinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.

PV: Những năm gần đây, công tác quản lýdi sản được thực hiện đạt kết quả ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Cao Tấn: Công tác quản lýDSVH những năm gần đây đã kế thừa nhữngmặt mạnh, khắc phục những hạn chế về công tác quản lý ở những năm trước đây,đồng thời tiếp cận những cách thức quản lý mới khoa học, có tính hội nhập quốctế nên việc quản lý di sản dần đi vào nề nếp và đạt được nhiều kết quả nổi bật:Đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý di tích trên địa bàn, thammưu để Tỉnh ủy ban hành nghị quyết riêng về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH vàthiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tạo cơ sở để các cấp, cácngành cùng toàn thể cộng đồng cùng chung tay bảo vệ di sản.

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về LuậtDSVH và các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH. Hàng năm tổ chức các lớp tậphuấn cho trưởng ban Quản lý di tích, lãnh đạo, cán bộ văn hóa xã, cán bộ phòngvăn hóa thông tin các huyện, thành phố, những người trực tiếp trông coi ditích.

Bên cạnh đó, Sở phối hợp với các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnhthực hiện tuyên truyền pháp luật về di sản trên các phương tiện truyền thông,trong các buổi sinh hoạt chuyên đề ở cơ sở, thông qua các cuộc hội thảo trongnước và quốc tế để tiếp cận cách thức, kinh nghiệm quản lý, nhận diện giá trịcủa di sản.

Có thể nói, các hoạt động tuyên truyền được thực hiện bằng nhiêùhình thức đã từng bước nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ di sản, từ đókhơi dậy ý thức tự nguyện, tự giác chung tay bảo vệ di sản. Từ đó ngoài nguồnlực của nhà nước đã thu hút được nhiều nguồn lực từ việc xã hội hóa cho việcbảo tồn di sản.

Việc quản lý hoạt động tu bổ, tôn tạo,phục hồi di tích trên địa bàn những năm gần đây cũng dần đi vào nề nếp. Bêncạnh sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước, nguồn vốn trong nhân dân tham gia đóng gópđể thực hiện tu bổ, tôn tạo di tích ngày càng nhiều, đòi hỏi cơ quan quản lýphải nỗ lực nhiều hơn để cùng với nhân dân thực hiện tu bổ đảm bảo vừa giữ đượccác yếu tố gốc vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân.

Bên cạnh đó các hoạt động thanh tra kiểm tra được duy trì thường xuyên đã hạnchế đáng kể các vi phạm về quản lý di sản trên địa bàn.

Trên cơ sở tham mưu đưa ra các chínhsách quản lý di sản, tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật vàchính sách liên quan tới di sản cùng với việc thanh tra kiểm tra công tác quảnlý, đồng thời với việc nghiên cứu, nhận diện kiểm kê di sản trong những năm quacơ bản di sản trên địa bàn tỉnh được bảo tồn tốt, bước đầu phát huy được giátrị.

PV: Công tác quản lý di sản vốn là lĩnhvực khá nhạy cảm, theo ông ở Ninh Bình hoạt động này phải đối diện với nhữngkhó khăn, thách thức gì không?

Ông Nguyễn Cao Tấn: Trong bối cảnh nềnkinh tế thị trường, nhu cầu đầu tư phát triển liên quan tới di sản ngày càngnhiều, nhu cầu về văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân ngày càng cao. Bêncạnh đó tình trạng biến đổi khí hậu cùng với những thiên tai khó lường đã tạonên những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý di sản, trước hết là côngtác quản lý di tích, DSVH tín ngưỡng, lễ hội và đặc biệt những di sản có diệntích lớn nằm trên nhiều địa bàn có nhiều hoạt động dân sinh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.

Thách thức đến từ vấn đề nhận thức chưađầy đủ về DSVH, ở đây có phần nhận thức của một số nhà quản lý ở địa phương;một số doanh nghiệp và số ít người dân chưa biết và hiểu hết về giá trị di sảnvăn hóa, tham gia vào việc trùng tu phục hồi di sản chưa đúng quy trình khoahọc, còn phát triển kinh tế khai thác tài nguyên khoáng sản, dịch vụ du lịchmột cách nóng vội thiếu tính bền vững, làm ảnh hưởng tới cảnh quan, tính chânxác, giá trị của di sản.

Thách thức này đòi hỏi cần phải làm cho toàn thể ngươìdân, doanh nghiệp và những nhà quản lý hiểu được di sản không chỉ cho thế hệhôm nay mà còn là cho nhiều thế hệ trong tương lai. Bảo tồn và khai thác di sảnmột cách khoa học, bền vững, hài hòa giữa lợi ích cộng đồng và doanh nghiệpcũng như lợi ích của toàn xã hội là những bài toán khó, đòi hỏi những nhà quảnlý làm công tác liên quan tới quản lý di sản cần có bản lĩnh, công tâm, kinhnghiệm, chuyên môn, và khoa học trong việc đưa ra các chính sách quản lý.

Bêncạnh những thách thức về nhân lực đó là thách thức về tài lực, cần phải có mộtnguồn lực đủ tầm, ổn định cho việc đào tạo nhân lực, áp dụng, sử dụng các côngcụ hiện đại trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Cụ thể, đối với các di tích lịch sử vănhóa, đây là các công trình tín ngưỡng tâm linh vừa có ý nghĩa là điểm du lịchtâm linh vừa là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Trong bối cảnhđời sống kinh tế, xã hội phát triển như hiện nay, nhu cầu tôn tạo, mở rộngkhông gian thờ tự tại các di tích là rất lớn, sự tham gia đóng góp của nhân dânđối với hoạt động tu bổ cũng lớn.

Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức vơícông tác quản lý do ở một số nơi nhân dân huy động được vốn là tự ý xây dựng,vi phạm các quy định của pháp luật về tu bổ di tích, dẫn đến làm mất yếu tốgốc, không gian cảnh quan di tích bị phá vỡ hoặc thu hẹp.

Đối với hàng ngàn hiện vật được lưu giữtại Bảo tàng tỉnh và các bộ sưu tập cá nhân trên địa bàn cần có những phươngtiện bảo quản và trưng bầy hiện đại hơn.

Đối với di sản phi vật thể, chịu tácđộng mạnh mẽ bởi đời sống kinh tế, xã hội, các di sản văn hóa phi vật thể cónguy cơ bị mai một, thất truyền, xu hướng bị pha tạp gia tăng, nghệ nhân dângian giữ bí quyết và truyền dạy không còn nhiều, chưa được tạo điều kiện đúngmức để phát huy.

PV: Cộng đồng đóng một vai trò quan trọngtrong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Vậy Ninh Bình đã có những giảipháp gì để khơi dậy nguồn lực này?

Ông Nguyễn Cao Tấn: Cộng đồng có vaitrò rất quan trọng trong việc bảo tồn di sản. Để còn có được số lượng di sảnlớn, đa dạng và phong phú, có giá trị cao như ngày hôm nay hầu hết đều là nhờvào cộng đồng, cộng đồng chính là chủ thể của di sản văn hóa. Nhận thức đượcvấn đề trên, Ninh Bình đã có nhiều biện pháp để khơi dậy nguồn lực này.

Trướchết là tăng cường công tác tuyên truyền tới cộng đồng về DSVH, để họ nhận thứcđược mình chính là chủ thể của DSVH, có quyền lợi và trách nhiệm trong việc bảotồn và phát huy giá trị DSVH từ đó tự nguyện, tự giác trong việc bảo vệ DSVH.Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, vận động sức dân làchính”, huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào việc giữ gìn, bảo vệ disản; xã hội hóa việc phục hồi, tu bổ, tôn tạo di sản, huy động nhân dân cộngđồng địa phương đóng góp nguồn nhân lực, vật lực cùng chung tay bảo vệ di sản.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Nguyễn Lựu (Thực hiện)

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/chung-tay-quan-ly-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-cac-di-san-van-hoa-20191122083640188p0c3.htm