Chung tay thanh toán và loại trừ sốt rét
Dù đã có những nỗ lực lớn trong việc kiểm soát và loại trừ, bệnh sốt rét vẫn là một thách thức toàn cầu. Việc khôi phục cam kết toàn cầu và tái đầu tư vào các biện pháp phòng ngừa và điều trị sẽ là chìa khóa để chấm dứt căn bệnh này trong tương lai gần.
Vào những năm 1960, bệnh sốt rét đã cơ bản được đẩy lùi nhờ các nỗ lực phòng chống. Tuy nhiên, vào năm 1969, sự gián đoạn trong công tác này đã khiến những thành tựu xóa sổ, sốt rét bị lãng quên, dẫn đến việc căn bệnh tiếp tục cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.
Vào cuối những năm 1990, nhờ sự đánh giá lại từ cộng đồng quốc tế, các nỗ lực phòng chống sốt rét được tái khởi động. Tuy nhiên, phải mất 30 năm, cả thế giới mới có thể chung tay kiểm soát và khống chế được căn bệnh nguy hiểm này.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sốt rét cướp đi sinh mạng của một người mỗi phút, với phần lớn các ca tử vong xảy ra tại khu vực Châu Phi. Đã đến lúc cần nhìn nhận và đánh giá lại hành trình đã qua để tiếp tục phát triển các chiến lược loại trừ bệnh sốt rét. Với kiến thức, thiết bị cứu hộ đầy đủ, các biện pháp phòng ngừa, kỹ thuật xét nghiệm và phác đồ điều trị sẽ loại trừ căn bệnh này. Bên cạnh đó, cần tái đầu tư vào các biện pháp can thiệp đã chứng minh hiệu quả, tái cơ cấu để củng cố các chiến lược và vượt qua những khó khăn hiện tại, đồng thời khôi phục các nỗ lực chung cùng các quốc gia để đẩy mạnh tiến trình loại trừ sốt rét.

Sốt rét cướp đi sinh mạng của một người mỗi phút, với phần lớn các ca tử vong xảy ra tại khu vực Châu Phi.
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sốt rét vẫn là một thách thức lớn, đặc biệt là ở khu vực hạ Sahara, nơi ước tính mỗi phút lại có một người tử vong vì căn bệnh này. Tuy nhiên, trong những năm 2023 và 2024, đã có những tiến bộ đáng kể trong việc loại trừ sốt rét. Số quốc gia có dịch sốt rét đã giảm từ 85 vào năm 2022 xuống còn 83, nhờ Timor-Leste và Ả Rập Xê Út duy trì không có ca bệnh bản địa trong 3 năm liên tiếp. Đến năm 2024, 26 quốc gia từng có dịch sốt rét vào năm 2000 đã báo cáo thành công trong việc không có ca sốt rét trong nước trong 3 năm liên tiếp.
Tuy nhiên, các quốc gia phấn đấu loại trừ sốt rét đến năm 2025 (E-2025) vẫn đối mặt với sự gia tăng số ca bệnh, chủ yếu ở Comoros, Panama và Thái Lan, nơi chiếm một phần lớn các ca bản địa. Do đó, cần bảo vệ những thành tựu đã đạt được và tìm ra những tiềm năng mới để tiến tới năm 2025.
Yếu tố khách quan cản trở nỗ lực loại trừ sốt rét
Những thành quả khó khăn đạt được trong nhiều thập kỷ qua đang bị đe dọa bởi nhiều thử thách, biến thành một bài toán nan giải. Thời tiết khắc nghiệt, xung đột sắc tộc, khủng hoảng nhân quyền và căng thẳng kinh tế đang làm gián đoạn công tác phòng ngừa và kiểm soát sốt rét ở nhiều quốc gia. Những trở ngại này khiến hàng chục triệu người gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu để phát hiện, phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời. Nếu không được điều trị sớm, sốt rét có thể nhanh chóng trở nặng và gây tử vong.
Dưới đây là những cản trở:
- Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu đang thay đổi môi trường sống của muỗi và các mô hình lây truyền, tạo ra những thách thức mới cho việc kiểm soát sốt rét.
- Kháng thuốc: Ký sinh trùng sốt rét ngày càng gia tăng kháng thuốc, đe dọa hiệu quả của các phương pháp điều trị. Muỗi cũng đang phát triển khả năng kháng với thuốc trừ sâu, làm giảm hiệu quả của các can thiệp kiểm soát véc tơ.

Nếu không được điều trị sớm, sốt rét có thể nhanh chóng trở nặng và gây tử vong.
Yếu tố chủ quan
Việc cắt giảm ngân sách đang cản trở việc thực hiện các biện pháp can thiệp. Đặc biệt, cắt giảm ngân sách của Mỹ vào năm 2025 đang làm trầm trọng thêm tình hình sốt rét ở các quốc gia Châu Phi, nơi các chương trình phòng chống sốt rét đang gặp khó khăn. Đến giữa tháng 3, các quốc gia đã báo cáo những gián đoạn lớn trong cung cấp dịch vụ y tế thiết yếu, bao gồm chiến lược phòng chống sốt rét. Do đó, cần phải có các chiến lược và đổi mới để tăng tốc tiến trình loại trừ sốt rét.
Chung tay loại trừ sốt rét
- Tái đầu tư: Cần bổ sung các nỗ lực của Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) cùng Quỹ Toàn cầu vào năm 2025 để tài trợ cho các chương trình can thiệp sốt rét; tăng cường tài chính trong nước để đảm bảo nguồn lực bền vững cho các chương trình và can thiệp phòng chống sốt rét; cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị cho những đối tượng có nguy cơ cao nhất.
- Tái cơ cấu: Cần điều chỉnh các can thiệp phòng chống sốt rét theo bối cảnh địa phương dựa trên chiến lược dựa trên bằng chứng và dữ liệu; tái đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để khám phá các phương pháp mới trong việc điều trị sốt rét, vaccine và kiểm soát véc tơ.
- Khôi phục cam kết toàn cầu: Cần khôi phục cam kết toàn cầu để chấm dứt sốt rét thông qua sự phối hợp giữa các đối tác toàn cầu, khu vực và quốc gia, duy trì sự lãnh đạo của các quốc gia và tăng cường hệ thống dữ liệu; cần phát triển và cung cấp các công cụ mới, tăng cường tài trợ cho sốt rét và thúc đẩy sự hợp tác để nhanh chóng chuyển các nghiên cứu thành hành động hiệu quả trong thực tế.