Chương tiếp theo của Brexit là gì?

Vương quốc Anh đã rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), nhưng vẫn phải đối mặt với 2 sự lựa chọn lớn trong thời gian tới: Làm thế nào để gắn kết nền kinh tế trong nước với châu Âu? và làm sao để tiếp tục vai trò toàn cầu của mình?

Vương quốc Anh đã nhìn thấy con đường hội nhập ở châu Âu với việc gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu vào năm 1973 và đi đầu trong việc thành lập thị trường chung châu Âu vào những năm 1980. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đặt cơ sở tại Anh để phục vụ thị trường châu Âu. Ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản đã thành lập cơ sở của mình ở đó để mở rộng thị trường châu Âu. Các công ty của Anh cũng nắm bắt cơ hội do thị trường 450 triệu người mang lại. Chẳng hạn, BAE Systems và Rolls Royce đã từng là trung tâm của ngành hàng không vũ trụ ở châu Âu. Các trường đại học của Vương quốc Anh dẫn đầu những trường đại học ở châu Âu.

 Những thỏa thuận kinh tế mà London có thể đàm phán cũng không chắc chắn

Những thỏa thuận kinh tế mà London có thể đàm phán cũng không chắc chắn

Nhưng thị trường chung không chỉ là một khu vực thương mại tự do hay liên minh hải quan. Nó được xây dựng trên 4 quyền tự do: Di chuyển hàng hóa, vốn, dịch vụ và lao động. Giống như các quyền tự do, những điều này cần được quản lý và bảo vệ trong khuôn khổ quy định của Chính phủ. Các tiêu chuẩn về sản phẩm, lao động, môi trường và các quyền tự do mà họ xây dựng đều được EU thi hành.

Việc thực thi các yêu cầu này được thực hiện bởi Tòa án Công lý châu Âu. Tư cách thành viên trong EU đòi hỏi những thỏa hiệp chính trị sâu sắc ở Vương quốc Anh. Những người tham gia vào ngành dịch vụ tài chính coi sự di chuyển tự do của vốn và lao động ở châu Âu là điều đáng mong muốn. Nhưng những người lao động không có kỹ năng thì không hoan nghênh điều đó. Kiểm soát di cư là một vấn đề trung tâm của Brexit. Nhiều người ở Vương quốc Anh phản đối thẩm quyền của Tòa án Công lý châu Âu, nhưng những thỏa hiệp đi cùng với sự thịnh vượng của Vương quốc Anh do thành viên trong EU mang lại. Brexit xảy ra đã phá vỡ điều đó.

Anh tự tách khỏi các quy định, tiêu chuẩn châu Âu và làm như vậy đã tạo ra rào cản thương mại, cũng như sự di chuyển tự do của người dân với khối kinh tế lớn. Bao nhiêu thương mại, đầu tư và di chuyển của người dân được cho phép giữa Anh và châu Âu vẫn chưa được đàm phán. Và những gì người Anh làm với chính sách thương mại, tự do pháp lý mới không chắc chắn. Vương quốc Anh sẽ trở nên nhỏ hơn và yếu hơn vì Brexit bắt đầu đàm phán với Brussels với ít đòn bẩy, bất kể Chính phủ Anh cam kết điều gì.

Thật khó để thấy EU cho phép Anh lựa chọn các tiêu chuẩn và quyền tự do mà không ảnh hưởng đến châu Âu. Brussels sẽ cẩn thận để tránh tạo tiền lệ cho các phong trào dân tộc, ly khai khác trên khắp châu Âu. Những thỏa thuận kinh tế nào mà London có thể đàm phán với các đối tác khác cũng không chắc chắn. Các thỏa thuận đàm phán với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Mỹ sẽ không còn xa nữa. Mỹ đang áp đặt các thỏa thuận đối với các nước lớn và nhỏ, bao gồm các điều khoản gây tổn hại bên ngoài các quy tắc hiện hành. Trong một số trường hợp, Washington đang buộc các quốc gia phải lựa chọn, ví dụ trong hiệp định thương mại mới của Bắc Mỹ, Canada và Mexico đã phải chấp nhận một điều khoản rằng Mỹ có thể bỏ qua thỏa thuận nếu Canada hoặc Mexico tiến hành đàm phán với một nền kinh tế phi thị trường.

Các cuộc đàm phán của EU và Anh về thương mại trong tương lai đang bắt đầu. Vương quốc Anh muốn tiếp tục sự tiếp cận không bị ảnh hưởng đến các thị trường châu Âu trong thị trường chung. Nhưng EU khẳng định, họ sẽ chỉ đồng ý nếu Vương quốc Anh tiếp tục tuân theo các quyền và tiêu chuẩn tự do của thị trường chung. Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chính phủ mới coi những điều kiện này là không thể chấp nhận được. Chính phủ Anh muốn tách khỏi châu Âu để đàm phán mở cửa thị trường mới cho thương mại với các nước khác. Nhưng Anh thực sự sẽ dành cho nước nào khác ở các cuộc đàm phán trong tương lai?

Tiếp cận thị trường Anh là kết quả nhỏ hơn so với tiếp cận thị trường EU. Hơn nữa, Anh sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra những gì nước ngoài mong muốn. Vương quốc Anh cần giải quyết các vấn đề này về nguyên tắc vào tháng 12 năm 2020 khi thời kỳ chuyển đổi Brexit kết thúc. Sau đó, mở ra các cuộc đàm phán về mối quan hệ tương lai của Vương quốc Anh với các nước ở châu Á Thái Bình Dương. Và chỉ sau đó vị trí toàn cầu của Anh sẽ trở nên rõ ràng.

Trước đây, Vương quốc Anh rất quan trọng trong việc xác định phản ứng của EU đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Nhưng Vương quốc Anh sẽ khó khăn hơn để tạo ra ảnh hưởng này khi họ tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại khó khăn với EU. Tương tự, trong khi Anh là thành viên của EU, nước này đóng vai trò là cầu nối giữa châu Âu và Mỹ. Nhưng quyết định cho phép Huawei tham gia vào mạng 5G của Anh cho thấy điều này sẽ khó khăn như thế nào.

Các phản hồi phối hợp với Pháp và Đức dường như rất cần thiết cho cả hai vấn đề này. Đứng đầu trong danh sách ưu tiên hiện nay của Anh là tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, tiếp đến là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực. Các thỏa thuận này tập trung ở châu Á và Anh sẽ cạnh tranh với một châu Âu lớn hơn, tiếp tục ký các thỏa thuận lớn ở châu Á và bị cản trở trong cuộc chiến giành thị trường bởi vấn đề khoảng cách và quy mô. Các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ không thể thực hiện thỏa thuận thương mại với Anh cho đến khi mối quan hệ của Anh với EU được làm rõ. Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương và Vương quốc Anh cần hợp tác với nhau để hướng tới sự gắn kết toàn cầu lớn hơn trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc, thay vì tiếp tục phân chia thành các cực. Điều đó cũng đặt ra yêu cầu hợp tác với EU.

Người dân Anh đưa ra một lựa chọn rất lớn vào năm 2016 để rời khỏi EU. Để thực hiện quyết định đó đã mất gần 4 năm và vẫn chưa rõ việc giải quyết Brexit sẽ như thế nào. Anh bây giờ phải đối mặt với sự lựa chọn mới cho định hướng trong tương lai. Sự lựa chọn tiếp theo này mất nhiều thời gian hơn để hiện thực hóa và sẽ nhiều hơn một thỏa thuận cần có, trong đó có việc Anh sẽ hướng về phía đông đối với nền kinh tế khu vực Đông Á năng động nhất thế giới.

Việt Dũng

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/chuong-tiep-theo-cua-brexit-la-gi-133202.html