Chuyến đi lấy kinh do Như Lai bày ra lại có sự tham gia của Ngọc Đế? Mục đích thực sự của ông là gì
Nhắc tới chuyện đi Tây Thiên thỉnh kinh, người đầu tiên chúng ta nghĩ tới có lẽ là thầy trò Đường Tăng, tiếp đó sẽ là người lên kế hoạch cho chuyện này là Như Lai, thêm vào đó là người phụ trách quản lý là Quan âm Bồ Tát. Vậy Ngọc Đế dường như chẳng có liên quan gì tới chuyện này sao?
Nói tới chuyện đi Tây Thiên thỉnh kinh, người đầu tiên chúng ta nghĩ tới có lẽ là thầy trò Đường Tăng, tiếp đó sẽ là người lên kế hoạch cho chuyện này là Như Lai, thêm vào đó là người phụ trách quản lý là Quan Âm Bồ Tát. Như vậy thì Ngọc Đế dường như chẳng có liên quan gì tới chuyện này cả.Lúc này, có lẽ sẽ có người thắc mắc, việc lên kế hoạch cho thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh cũng có sự tham gia của Ngọc Đế sao? Trên đường đi lấy kinh, Quan Âm đã làm một việc bị Tôn Ngộ Không phát hiện, từ đó đã để lộ chân tướng sự việc.
Trong ấn tượng của nhiều người, chuyện đi lấy kinh chỉ là do một mình Như Lai lập lên. Trong khoảng thời gian niệm kinh, Như Lai đã đột nhiên nghĩ tới một chuyện quan trọng, kinh thư là quý báu như vậy, ông không thể một mình độc chiếm được, vẫn cần phải có tinh thần chia sẻ. Thế nên ông đã lập lên kế hoạch đi lấy kinh, những người liên quan trong kế hoạch vẫn chưa quyết định, nhưng trong đó có một người quan trọng nhất chính là Nhị đệ tử Kim Thiền Tử.
Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ thì chuyện đi lấy kinh thực sự chỉ là do một mình Như Lai lên kế hoạch sao? Rất nhiều người đều cho rằng, việc đi lấy kinh là hoạt động có lợi cho Phật Giáo, thế nên quân chủ lực của việc này chắc chắn là Như Lai. Thế nhưng chúng ta hãy phân tích kỹ những điểm sau:
Thứ nhất, chuyện đi lấy kinh từ trước đến giờ không phải chỉ do một mình Như Lai quyết định. Muốn chứng minh chuyện này, chúng ta có thể thấy thái độ mà Như Lai đối với Ngọc Đế. Khi Ngọc Đế cho gọi Như Lai tới, Như Lai còn chưa kịp ăn đã phải chạy tới hàng phục Ngộ Không. Mối quan hệ như vậy thường là quan hệ cấp trên cấp dưới. Trong “Tây Du Ký”, Như Lai là cấp dưới của Ngọc Đế, Tây Thiên giống như là một nước phụ thuộc của thiên đình. Chuyện đi lấy kinh cần có sự hợp tác của cả hai, Như Lai sẽ không tự ý quyết định.
Thứ hai, chuyện đi lấy kinh là chuyện quan trọng, Như Lai tạo ra 81 kiếp nạn cho thầy trò Đường Tăng, nhân lực ở Tây Thiên vốn dĩ không đủ, vẫn cần mượn người ở Thiên Giới, nếu không thì tại sao những yêu quái trên đường đi lấy kinh, đa số đều là vật cưỡi của các thần tiên trên Thiên Giới? Đây đều là kết quả do Ngọc Đế đồng ý tham gia vào.
Thứ ba, nếu như không có sự đồng ý của Như Lai, những yêu quái trên đường đi lấy kinh sẽ không phải là “nhân vật quần chúng” nữa thì các Phật và Bồ Tát ở Tây Thiên e là sẽ bận tối mắt tối mũi. Việc đi lấy kinh trọng đại như vậy, Như Lai không thể nào một mình gánh vác được, buộc phải có Ngọc Đế tham gia cùng.
Về chuyện này, trong nguyên tác cũng có nói rõ. Khi thầy trò Đường Tăng gặp phải Kim Trì trưởng lão, tưởng rằng đó là một người tốt cưu mang họ, chẳng ngờ hắn lại là một tên tiểu nhân đê tiện tham lam chiếc áo cà sa cẩm lan. Cuối cùng còn muốn thiêu chết Đường Tăng để độc chiếm áo cà sa cho riêng mình.
Tôn Ngộ Không có thể giữ được mạng sống của mình, nhưng lại không thể bảo vệ được sư phụ, thế nên mới chạy lên thiên đình tìm Quảng Mục Thiên Vương, mượn ông chướng chống lửa để bảo vệ sư phụ khỏi ngọn lửa đang cháy kia. Quảng Mục Thiên Vương thấy Tôn Ngộ Không liền nói: “Lâu rồi không gặp. Dạo trước có nghe nói Quan Âm Bồ Tát tới gặp Ngọc Đế để mượn Tứ Trục Công Tào, Lục Đinh Lục Giáp để bảo vệ Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, nói rằng ngài sẽ làm đồ đệ của ông ấy, sao hôm nay lại rảnh rỗi đến đây thế?”.
Nếu như Ngọc Để chỉ là người ngoài cuộc đứng quan sát mọi chuyện, vậy thì sao lại phải cho mượn nhân lực như vậy? Quan Âm biết Như Lai có tham gia, thế nên mới mượn người từ ông. Chỉ khi có liên quan tới lợi ích của mình thì Ngọc Đế mới ra tay. Nếu như Ngọc Đế không đồng ý tham gia chuyện này thì Như Lai sẽ không tự ý hành động. “Tây du ký” chưa bao giờ tuyên dương ca ngợi sách của Phật Giáo mà là nói về tinh thần hợp tác, giống như việc đi lấy kinh, cả hai hợp tác mới có thể đạt được thành công.