Chuyển đổi số là ưu tiên lớn nhất của ngành Thông tin – Truyền thông

Đây là thông điệp được khẳng định tại Hội nghị tổng kết năm 2024 của ngành Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tỉnh Cà Mau, diễn ra chiều ngày 30/12.

Năm 2024, ngành TT-TT tiếp tục gặt hái những thành tựu quan trọng, đặc biệt là những kết quả về công tác chuyển đổi số (CĐS). Dấu ấn đầu tiên của Sở TT-TT tỉnh Cà Mau là tham mưu UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 18/2024/NQ-HĐND (ngày 11/12/2024) của HĐND tỉnh Quy định mức hỗ trợ kinh phí hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng giai đoạn 2025-2027 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để hỗ trợ duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng.

Hội nghị tổng kết ngành TT-TT tỉnh Cà Mau năm 2024 khẳng định và lan tỏa thông điệp CĐS là ưu tiên lớn, là nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Hội nghị tổng kết ngành TT-TT tỉnh Cà Mau năm 2024 khẳng định và lan tỏa thông điệp CĐS là ưu tiên lớn, là nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Tiếp đó là việc hoàn thành sớm việc kết nối hệ thống giải quyết thủ tục hành chính với hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, triển khai tài khoản VNeID trong các thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024. Số hóa bản dữ liệu số hộ tịch lịch sử, trở thành một trong 14 địa phương trong cả nước hoàn thành sớm nhiệm vụ này theo quy định của Nghị định 87/2020/NĐ-CP.

Đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu ấn nút khai trương Trung tâm Giám sát, Điều hành thông minh tỉnh Cà Mau do Sở TT-TT làm chủ đầu tư dự án.

Đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu ấn nút khai trương Trung tâm Giám sát, Điều hành thông minh tỉnh Cà Mau do Sở TT-TT làm chủ đầu tư dự án.

Đặc biệt là sự kiện ra mắt và vận hành Trung tâm Giám sát, Điều hành thông minh (IOC), hỗ trợ theo dõi và chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội trực tuyến, nâng cao hiệu quả quản lý. Dự án xây dựng IOC đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh rất quan tâm chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ phục vụ Chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh với tổng mức đầu tư trên 28 tỷ đồng.

Đồng chí Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phát biểu chỉ đạo nhữngvấn đề quan trọng đối với ngành TT-TT, đặc biệt là nhiệm vụ CĐS toàn diện, thực chất.

Trung tâm IOC là hệ thống hiển thị thông tin tập trung, bộ phận cốt lõi trong triển khai Chính phủ số, Chính quyền số. Đây được xem là một trong những giải pháp trọng tâm hiện thực hóa, góp phần thúc đẩy CĐS quốc gia từ Trung ương đến cơ sở. Với mục tiêu cung cấp cho lãnh đạo tỉnh có cái nhìn toàn diện về kết quả các hoạt động kinh tế - xã hội đang diễn ra, sự tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh thông qua việc thu thập thông tin, phân tích dữ liệu từ các hệ thống thông tin, ứng dụng trên tất cả các lĩnh vực như (y tế, giáo dục, hành chính công, kinh tế - xã hội,…). Hệ thống sử dụng công nghệ 4.0, phân tích dữ liệu lớn (Big Data), AI trợ lý ảo bằng giọng nói trả lời nhanh thông tin cần tìm kiếm... đưa ra khuyến cáo hỗ trợ quá trình tham mưu, ra quyết định chỉ đạo, điều hành và xây dựng chính sách, thể chế.

Đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu tham quan thực tế các hoạt động tại Trung tâm Giám sát, Điều hành thông minh tỉnh Cà Mau.

Đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu tham quan thực tế các hoạt động tại Trung tâm Giám sát, Điều hành thông minh tỉnh Cà Mau.

Điểm nổi bật của hệ thống này đó là cung cấp ứng dụng “IOC Cà Mau” trên điện thoại di động, máy tính bảng; có tích hợp công nghệ trợ lý ảo để trả lời, giải đáp số liệu ở các lĩnh vực mà Trung tâm IOC đã thu thập, hỗ trợ cho lãnh đạo tỉnh dễ dàng giám sát, khai thác dữ liệu mọi lúc mọi nơi; từ đó đưa ra quyết định chính xác, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước trong tỉnh. Với gần 4 tháng triển khai vận hành thử (ngày 9/8/2024), đến nay đã hoàn thiện và đủ điều kiện để vận hành chính thức.

Bên cạnh đó, lĩnh vực TT-TT tỉnh Cà Mau đã phát triển hạ tầng viễn thông số với tỷ lệ phủ sóng 4G, 5G đạt 100% dân số, triển khai các dịch vụ băng rộng tốc độ cao trên toàn tỉnh. Tăng trưởng doanh thu ngành bưu chính và viễn thông, với doanh thu viễn thông đạt 1.489,965 tỷ đồng, tăng 14%, và bưu chính đất 251,738 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2023. CĐS tỉnh Cà Mau được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện và đạt được nhiều kết quả tích cực. Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công tỉnh Cà Mau xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Việc cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, góp phần thúc đẩy chính quyền điện tử và CĐS trong thủ tục hành chính. Bảo đảm an toàn thông tin mạng, ngăn chặn hơn 218.252 lượt tấn công, cài đặt phần mềm chống mã độc cho hơn 3.600 máy tính, bảo vệ dữ liệu của tỉnh. Ngành TT-TT đẩy mạnh tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, đạt hơn 4.000 bài viết trên các cơ quan bảo chí và kênh truyền thông, góp phần quảng bá hình ảnh tỉnh.

Hội nghị dành thời lượng lớn cho phần tham luận, thảo luận với chủ đề CĐS gắn với các nhiệm vụ, ưu tiên trọng tâm của ngành TT-TT để tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới, tái cơ cấu bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động để tạo thế và lực mới cùng với tỉnh Cà Mau vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Quốc Rin

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/chuyen-doi-so-la-uu-tien-lon-nhat-cua-nganh-thong-tin-truyen-thong-a36429.html