Chuyển đổi số trong bệnh viện

Nếu như trước kia, người bệnh sẽ phải sử dụng nhiều giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm hay ví tiền, thì nay tất cả đều đã được tích hợp trong điện thoại thông minh.

Bệnh án điện tử giúp tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh, đồng bộ thông tin từ lúc tiếp nhận đến khi ra viện, tiết kiệm thời gian cho bác sĩ và người bệnh, tăng tính minh bạch và giảm rủi ro cho người bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là một trong 70 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy. Để giúp người dân đến khám có thể theo dõi sức khỏe, nhất là với người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã xây dựng ứng dụng khám bệnh. Từ việc cung cấp thông tin, hình ảnh căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, lịch sử bệnh cho tới thanh toán không tiền mặt đều được thực hiện nhanh chóng, rõ ràng, tiện lợi thông qua ứng dụng này trên điện thoại.

Mọi thông tin từ kết quả thăm khám, xét nghiệm, điều trị, đơn giá thuốc, vật tư... sử dụng trong thời gian điều trị cũng đều được thông báo một cách chi tiết, minh bạch và rõ ràng. Ứng dụng còn có nhiều tiện ích khác phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin bệnh, đội ngũ y bác sĩ cũng như cung cấp các thông tin về chính sách, chủ trương khám chữa bệnh của ngành Y tế.

Theo các bác sĩ, bệnh án điện tử nếu được triển khai rộng rãi và kết nối giữa các cơ sở y tế sẽ mang lại lợi ích cho người người bệnh, bác sỹ và giảm được rất nhiều chi phí khi sử dụng bệnh án giấy.

Chuyển đổi số là một trong nhiệm vụ trọng tâm ngành Y tế bắt buộc phải tập trung thực hiện trong năm nay.

Chuyển đổi số là một trong nhiệm vụ trọng tâm ngành Y tế bắt buộc phải tập trung thực hiện trong năm nay.

Chuyển đổi số là một trong nhiệm vụ trọng tâm ngành Y tế bắt buộc phải tập trung thực hiện trong năm nay. Bệnh án điện tử là mắt xích cốt lõi trong chuyển đổi số, giúp bệnh viện quản lý minh bạch, khai thác dữ liệu và phục vụ nghiên cứu khoa học hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chuyển đổi số, ngành Y tế Thủ đô cũng đối mặt với một số khó khăn tồn tại. Đó là việc phát triển không đồng bộ, chưa có chiến lược dài hạn, dữ liệu còn phân tán, chưa tập trung, không chia sẻ, kết nối được với các cơ sở khám chữa bệnh.

Đặc biệt, việc triển khai bệnh án điện tử còn chậm, mới đạt tỷ lệ 12%. Hà Nội có 42 bệnh viện công lập nhưng hiện chỉ có 5 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử, gồm: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức, Bệnh viện Đa khoa Vân Đình và Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai.

Thu Hằng

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/chuyen-doi-so-trong-benh-vien-253188.htm