Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời

Một buổi chiều muộn trên một cánh đồng, ông Sáu, một lão nông tri điền, đứng lặng nhìn những bông lúa đang uốn mình theo gió. Năm nay, ruộng nhà ông trúng mùa, giá lúa lại cao. Nhìn từng bao lúa chất đầy trong kho, ông không khỏi nghĩ về những năm tháng gian khó trước đây, khi chuyện mất mùa, sâu bệnh là nỗi lo thường trực. Nhưng rồi một điều kỳ diệu đã thay đổi tất cả.

Không phải thời tiết thuận lợi. Không phải do giống mới. Mà chính là nhờ AI - trí tuệ nhân tạo. Ông Sáu trầm tư:Lúc đầu nghe tới trí tuệ nhân tạo, tui sợ dữ lắm. Sống hơn nữa đời người, tui nghĩ rằng chỉ có con người mới có trí tuệ, chứ máy móc làm sao có. Máy móc biết gì mà làm nông? Nhưng bây giờ thì khác, nhờ nó mà tui làm ít mà lại được nhiều”. Câu chuyện của ông Sáu cũng là câu chuyện của hàng triệu nông dân, lúc đầu đều nghĩ rằng trí tuệ nhân tạo chỉ dành riêng cho kỹ sư, nhà khoa học, người giàu có hay tầng lớp tinh hoa.

Khi nông dân và trí tuệ nhân tạo cùng ra đồng

Hồi trước, mỗi vụ mùa đến, ông Sáu phải lo trăm thứ: từ nước, phân, sâu bệnh, cho đến chuyện bán lúa. Nhiều năm liền, ông chịu cảnh được mùa mất giá, được giá mất mùa. Nhưng rồi, người con trai, một kỹ sư trẻ vừa về quê, nói với ông Ba ơi, tụi con trên thành phố đang dùng trí tuệ nhân tạo để làm kinh doanh, vậy sao mình không thử dùng nó làm nông?”.

Nghe thì lạ, nhưng rồi ông cũng thử một vài lần và dần nhận ra mọi thứ đều có thể thay đổi nhờ vào trí tuệ nhân tạo. “Nó” giúp đoán trước thời tiết nhờ biết phân tích dữ liệu khí hậu để dự đoán chính xác khi nào nên gieo mạ, khi nào cần thu hoạch để tránh bão lũ. “Nó” giúp phát hiện sâu bệnh sớm, chỉ cần chụp ảnh cây lúa, nó sẽ phân tích và báo ngay xem cây có bệnh gì, cần dùng thuốc gì. “Nó” tính toán lượng nước và phân bón hợp lý, giúp nông dân sử dụng đúng lượng nước và phân bón, vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo vệ đất đai. Sau một mùa đầu thử nghiệm, ruộng nhà ông Sáu tiết kiệm được 30% lượng nước, giảm 40% lượng phân bón mà năng suất lại cao hơn hẳn.

Trí tuệ nhân tạo giúp nông dân làm việc ít hơn mà hiệu quả hơn

Trước đây, cứ mỗi mùa thu hoạch, cả nhà ông Sáu phải đầu tắt mặt tối, lo gặt, lo phơi, rồi lo xay xát. Nhưng giờ, với trí tuệ nhân tạo và máy móc tự động, chỉ cần vài thao tác trên điện thoại, ông có thể biết chính xác khi nào lúa chín đều để thu hoạch và kết nối trực tiếp với thương lái, bán lúa với giá tốt nhất ngay tại chân ruộng. Ông chia sẻ với bà con nông dân trong xóm: “Ngày xưa, tui nghĩ làm nông là phải chân lấm tay bùn, cực khổ. Giờ thì khác, làm nông cũng có thể giống như làm kỹ sư. Nông dân tụi mình không có gì phải sợ hãi cả!”.

Những nơi đã thành công với áp dụng trí tuệ nhán tạo trong nông nghiệp

Hàng ngày, ông Sáu xem báo đài mới biết trên thế giới đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào nông nghiệp từ lâu và đạt được những kết quả bất ngờ. Sử dụng trí tuệ nhân tạo điều chỉnh lượng nước tưới chính xác đến từng giọt, giúp tăng năng suất mà không cần mở rộng diện tích đất trồng. Sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp nông dân phân tích đất, chọn giống tốt nhất cho từng vùng, giúp tăng thu nhập mà không phải tốn thêm chi phí. Trí tuệ nhân tạo dự báo được sản lượng cà phê dựa trên phân tích thời tiết và độ ẩm đất, giúp nông dân bán được giá tốt hơn.

Và ông đã nhận được lời khuyên từ các chuyên gia: Người nào biết tận dụng trí tuệ nhân tạo sẽ làm chủ cuộc chơi. Người nào bỏ lỡ, sẽ bị bỏ lại phía sau”. Ông Sáu nhất định không muốn bị bỏ lại phía sau, vì ông luôn nghĩ: “Những gì người khác làm được nhất định mình cũng phải làm được”. Người nông dân ngày nay không chỉ “tri điền” mà là một người nông dân “tri thức”.

Trí tuệ nhân tạo là chìa khóa để mở ra tương lai mới

Một buổi chiều, khi nhìn lại cánh đồng trĩu bông, ông Sáu cười:Lúc trước tui cứ tưởng máy móc sẽ thay thế nông dân. Giờ tui hiểu rồi, ai biết dùng máy móc, người đó sẽ thắng”. Giờ đây, người nông dân có hai lựa chọn: hoặc tiếp tục làm nông như trước với những vất vả, rủi ro và phụ thuộc vào thiên nhiên; hoặc nắm bắt trí tuệ nhân tạo để làm chủ công việc đồng áng, để có một cuộc sống tốt hơn.

Trước đây, ông Sáu phải trông trời, trông đất, trông mây, mà vẫn không đoán trước được mùa màng. Giờ đây, nhờ hệ thống phân tích dữ liệu, ông có thể biết chính xác khi nào gieo mạ để tránh hạn, tránh lũ, có thể dự đoán năng suất, tiết kiệm phân bón, nước tưới. Lúc trước, ông từng nghĩ trí tuệ nhân tạo là chuyện của mấy ông kỹ sư trên thành phố, nhưng giờ đây, ông đã hiểu ra rằng, trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành người bạn đồng hành của nông dân..

Từ cánh đồng đến bộ máy hành chính

Cách đó vài cây số, trong văn phòng UBND xã, anh Hùng, một cán bộ phụ trách hành chính công đang rất bận rộn. Những chồng hồ sơ dày cộp, những thủ tục rườm rà từng khiến người dân ngán ngẩm giờ đã được số hóa và ứng dụng trí tuệ nhân tạo xử lý nhanh gọn trong vài phút. Ông Sáu hồi tưởng: Hồi trước, bà con muốn làm sổ đỏ hay đăng ký hộ khẩu là phải chạy tới chạy lui cả tháng. Giờ thì lên mạng, nhập thông tin, tự động tra cứu, báo kết quả ngay”. Từ cánh đồng, trí tuệ nhân tạo đang đi vào bộ máy hành chính, giúp chính quyền vận hành trơn tru hơn, minh bạch hơn, và phục vụ người dân tốt hơn.

Khi trí tuệ nhân tạo giúp bộ máy hành chính hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả

Anh Hùng nhớ lại những ngày đầu làm cán bộ: “Hồi đó, mỗi ngày tiếp hàng chục người dân, ai cũng than thủ tục rườm rà, giấy tờ phức tạp. Mình cũng mệt, bà con cũng khổ”. Nhưng rồi, Nhân Viên Trợ Lý Số đã thay đổi tất cả. Tự động hóa xử lý hồ sơ, người dân có thể nộp đơn qua mạng, kiểm tra thông tin, đối chiếu dữ liệu, giảm thời gian xử lý. Người dân chỉ cần ở nhà nhắn tin, sẽ nhận ngay hướng dẫn chi tiết. Người dân có thể giám sát hoạt động của bộ máy, theo dõi quá trình xét duyệt, giảm tình trạng trì hoãn trong giải quyết hồ sơ. Đặt biệt, không còn lệ thuộc giờ giấc như trước, khi phải đến làm thủ tục trong giờ hành chính là thời gian mà người nông dân luôn bận bịu chuyện ruộng đồng.

Chờ đợi hay dũng cảm làm đi?

Một buổi sáng, khi mở ứng dụng theo dõi ruộng lúa trên điện thoại, ông Sáu bật cười: Bữa trước, tui sợ trí tuệ nhân tạo lắm. Giờ thì tui biết rồi, “nó” đâu có thay tui cày ruộng, nhưng “nó” giúp tui làm chủ cánh đồng của mình”. Đối với nông dân tụi tui, trí tuệ nhân tạo đã trở thành người bạn của nhà nông, tui đặt tên cho người bạn ấy là “Ông Ba Biết Tuốt”.

Cùng lúc đó, anh Hùng nhận được tin nhắn từ một bà cụ: Cảm ơn cán bộ, nhờ dịch vụ trực tuyến mà tôi không còn phải đi lại vất vả nữa!”. Cả hai, một lão nông và một nhân viên hành chính trẻ, hiểu rằng chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo không phải là thứ gì đó quá xa vời, mà là công cụ giúp sống tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, và xã hội vận hành trơn tru hơn.

Ông Sáu nhìn xung quanh cánh đồng nhận ra luồng gió đang thổi, và ông liên tưởng đến những cánh diều sở dĩ bay cao được là nhờ ngược gió, chứ không phải xuôi theo nó. Ông nhớ lại có người đã đúc kết “Điều đáng sợ nhất đối với con người là nổi sợ hải”. Giờ thì ông không còn sợ hãi, mà ngược lại còn kết thân với trí tuệ nhân tạo, với người bạn Ông Ba Biết Tuốt. Ông Sáu và anh Hùng đều nhận ra rằng Công nghệ tạo ra những cơ hội mới mà chúng ta chưa từng nghĩ đến”.

Nghe nói, mỗi chiều cuối tuần, trong lớp “bình dân học vụ” về chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, có một người nông dân cao tuổi và một nhân viên hành chính trẻ tuổi cùng nhau miệt mài nghiền ngẫm. Họ học để không bị bỏ lại phía sau, và càng học họ càng đam mê vì “nó” giúp cải thiện cuộc sống và công việc tốt hơn. Bên cạnh họ còn hai người thân thiết là Ông Ba Biết TuốtNhân ViênTrợ Lý Số.

Lớp học tan thì trời đã tối. Ông Sáu và anh Minh cùng sánh bước trên đường làng và chợt nhận thấy những quầng sáng phía trên bầu trời.

Trình bày: Duy Thông

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/cau-chuyen-chuyen-doi-so-va-tri-tue-nhan-tao-tu-so-hai-den-co-hoi-doi-doi-post409366.html