Chuyên gia chỉ cách quan sát nhật thực lai hiếm gặp ngày mai (20/4)

Trưa mai (20/4), người quan sát tại phía Nam của Việt Nam có thể theo dõi nhật thực một phần tới tỷ lệ che phủ thấp. Đây là hiện tượng rất hiếm đối với người quan sát tại Việt Nam trong thập kỷ này.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam cho biết, nhật thực là hiện tượng Mặt trăng đi qua giao điểm trong giữa quỹ đạo của nó quanh Trái đất và quỹ đạo của Trái đất quanh Mặt trời. Khi đó nó nằm xen vào giữa Trái đất và Mặt Trời, tại một số khu vực trên Trái đất sẽ thấy Mặt trăng che mất toàn bộ (nhật thực toàn phần) hoặc một phần của Mặt trời (nhật thực một phần)

Hiện tượng nhật thực ngày mai (20/4) là nhật thực một phần. Hiện tượng nhật thực lần này chỉ có thể được quan sát tại một khu vực rất nhỏ gồm một phần nhỏ của Đông Nam Á và Bắc Australia. Tại Việt Nam, chỉ một số tỉnh thành thuộc khu vực phía Nam có thể quan sát được, với tỷ lệ che phủ khá thấp.

Cụ thể, người quạn sát tại TP Hồ Chí Minh sẽ quan sát được hiện tượng này từ 10h36' đến 12h06' trưa ngày mai, với cực đại là lúc 11h20' khi tỷ lệ che phủ đạt cáo nhất là 12.8% (tức là chỉ 12.8% đĩa sáng Mặt trời bị che khuất bởi Mặt trăng).

Trưa mai, người quan sát ở miền Nam nước ta có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp.

Trưa mai, người quan sát ở miền Nam nước ta có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp.

Để quan sát nhật thực, về mặt không gian, bạn chỉ cần một bầu trời quang mây và góc nhìn đủ để nhìn thấy Mặt Trời, tức là dễ dàng hơn nhiều so với khi quan sát những hiện tượng như mưa sao băng hay theo dõi các hành tinh qua kính thiên văn.

Dù vậy, để quan sát nhật thực một cách an toàn nhất, không gây hại cho đôi mắt của mình, bạn nên chuẩn bị cho mình thiết bị phù hợp như kính lọc sáng dành cho mắt, lớp lọc chuyên dụng dành cho kính thiên văn (nếu quan sát bằng kính thiên văn).

Nhật thực là hiện tượng hiếm đối với người quan sát ở Việt Nam. Trong khi người quan sát ở các địa phương phía Nam (chẳng hạn như TP Hồ Chí Minh) sẽ có cơ hội quan sát được 2 lần nhật thực tương tự trong thập kỷ này vào các năm 2026 và 2029 thì với khu vực phía Bắc (chẳng hạn như Hà Nội) có thể nói rằng sẽ không có nhật thực nào khác trong thập kỷ này bởi hai lần nhật thực vào tháng 7/2028 và tháng 1/2030 sẽ có độ che phủ rất không đáng kể. Nhật thực đáng chú ý tiếp theo với người ở Hà Nội và các tỉnh thành khu vực phía Bắc sẽ diễn ra vào tháng 5/2031, tức là 8 năm nữa.

Thực tế, bất cứ hình thức nhìn trực diện liên tục vào Mặt trời đều gây hại cho mắt bất kể đó là lúc có nhật thực hay lúc bình thường, dù bằng mắt hay qua kính mắt, phim máy ảnh, phim X - quang, các loại nhựa trong suốt phủ sơn đen.Do vậy nên quan sát nhật thực bằng các loại kính thiên văn và ống nhòm.

Theo ông Tuấn Sơn, cách quan sát gián tiếp có thể coi là cách duy nhất đạt độ an toàn tuyệt đối. Cách này cần chế tạo một dụng cụ đơn giản là một chiếc hộp bằng bìa có chiều dài khoảng 50 - 70cm. Cắt bỏ nắp hộp để lộ ra một cửa có thể nhìn vào bên trong, thậm chí thò đầu vào, tại mặt trong của một trong hai đáy dán một miếng giấy trắng lên đó. Tại đáy kia hãy cắt một lỗ với đường kính khoảng 3 - 5cm.

Sau đó, lấy một lá nhôm mỏng đục thủng một lỗ nhỏ ở giữa và dán lá nhôm đó đè lên lỗ thủng bạn vừa cắt. Hướng cho lỗ thủng trên chiếc hộp này về phía mặt trời sao cho cạnh của nó hướng tương đối chính xác theo hướng bạn nhìn thấy mặt trời, khi đó nhìn vào trong hộp bạn sẽ thấy hình ảnh của mặt trời in lên trên tờ giấy trắng ở đáy kia chiếc hộp. Khi có nhật thực bạn cũng sẽ thấy hình ảnh của nó trên "màn chiếu" đó .

Chuyên nghiệp hơn, bạn có thể tìm mua kính mắt nhật thực – một thiết bị quan sát gọn nhẹ, trông khá giống kính râm nhưng đủ khả năng chặn bức xạ nguy hại từ mặt trời. Đối với ống nhòm hoặc kính thiên văn, bạn cần gắn thiết bị lọc ánh sáng chuyên dụng gọi là tấm lọc mặt trời.

Nhưng ngay cả việc quan sát mặt trời qua kính thiên văn vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi bạn cần cẩn thận trong suốt quá trình quan sát.

Về cơ bản, khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất gấp khoảng 400 lần giữa Trái Đất với Mặt Trăng và đường kính của Mặt Trời cũng lớn hơn đường kính của Mặt Trăng với tỷ lệ tương tự. Sự trùng hợp ngẫu nhiên này dẫn tới việc trong những lần nhật thực toàn phần, Mặt Trăng có thể che vừa khít Mặt Trời.

Tuy vậy, có những trường hợp nhật thực xảy ra khi Trái Đất đang nằm ở những điểm gần Mặt Trời và Mặt Trăng thì lại nằm ở điểm xa Trái Đất trên quỹ đạo. Lúc này, Mặt Trăng không thể che hết Mặt Trời mà để lại một phần rìa sáng có dạng như một chiếc nhẫn, gọi là nhật thực hình khuyên.

Sáng 19/4: Phát Hiện Điều “Bí Ẩn” Bên Trong Túi Áo Của Kẻ Sát Hại Người Phụ Nữ Ở Hầm Chung Cư | SKĐS

Tô Hội

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-chi-cach-quan-sat-nhat-thuc-lai-hiem-gap-ngay-mai-20-4-169230419154109851.htm