Chuyên gia đề xuất biện pháp triệt để buộc các công ty phương Tây hoạt động tại Nga

Các công ty phương Tây liệu có tiếp tục ở lại nước Nga nếu Moskva áp dụng những bước đi mạnh mẽ?

Khoảng 75,9% tổng số công ty phương Tây vẫn ở lại thị trường Nga, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) - ông Vyacheslav Volodin đã viết trên kênh Telegram của mình như vậy.

Khoảng 75,9% tổng số công ty phương Tây vẫn ở lại thị trường Nga, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) - ông Vyacheslav Volodin đã viết trên kênh Telegram của mình như vậy.

“Thực tế trên nói lên nhiều điều: các doanh nhân tin tưởng vào triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta, họ hài lòng với môi trường kinh doanh. Những người rời đi đang phải gánh chịu thiệt hại hàng tỷ USD”, ông Volodin viết.

“Thực tế trên nói lên nhiều điều: các doanh nhân tin tưởng vào triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta, họ hài lòng với môi trường kinh doanh. Những người rời đi đang phải gánh chịu thiệt hại hàng tỷ USD”, ông Volodin viết.

"Những khoảng trống do sự ra đi của một số công ty nước ngoài đã bị các doanh nghiệp địa phương nắm giữ bằng việc gia tăng sản xuất. Ví dụ, khối lượng quần áo tăng 42% trong khi sản xuất thuốc tăng 15%", Chủ tịch Duma Quốc gia lưu ý.

"Những khoảng trống do sự ra đi của một số công ty nước ngoài đã bị các doanh nghiệp địa phương nắm giữ bằng việc gia tăng sản xuất. Ví dụ, khối lượng quần áo tăng 42% trong khi sản xuất thuốc tăng 15%", Chủ tịch Duma Quốc gia lưu ý.

Bên cạnh đó, ông Volodin tin rằng hoạt động kinh doanh nên được định hướng, số tiền thu được nên đẩy mạnh chi cho sự phát triển của chính bản thân doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ông Volodin tin rằng hoạt động kinh doanh nên được định hướng, số tiền thu được nên đẩy mạnh chi cho sự phát triển của chính bản thân doanh nghiệp.

Trước diễn biến trên, chuyên gia Alexander Dudchak đến từ Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Nga trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ PolitExpert (PE) đã đưa ra một vài nhận định đáng chú ý.

Trước diễn biến trên, chuyên gia Alexander Dudchak đến từ Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Nga trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ PolitExpert (PE) đã đưa ra một vài nhận định đáng chú ý.

Theo ông Dudchak, cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga là một quyết định chính trị của giới lãnh đạo phương Tây, không phù hợp với hoạt động kinh doanh. Chủ sở hữu của các công ty có quan điểm riêng về vấn đề này, vì không ai bồi thường thiệt hại cho họ.

Theo ông Dudchak, cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga là một quyết định chính trị của giới lãnh đạo phương Tây, không phù hợp với hoạt động kinh doanh. Chủ sở hữu của các công ty có quan điểm riêng về vấn đề này, vì không ai bồi thường thiệt hại cho họ.

“Các nước phương Tây sau ngày 24/2/2022 đã có những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp riêng, nhưng nhìn chung không thể trang trải hết chi phí. Các công ty rời đi tiếp tục mất một phần đáng kể thu nhập của họ".

“Các nước phương Tây sau ngày 24/2/2022 đã có những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp riêng, nhưng nhìn chung không thể trang trải hết chi phí. Các công ty rời đi tiếp tục mất một phần đáng kể thu nhập của họ".

"Những doanh nghiệp Mỹ và châu Âu bất đắc dĩ phải đưa ra động thái như trên bởi họ lo ngại sẽ phải hứng chịu các lệnh trừng phạt từ Washington”, người đối thoại của tờ PE cho biết.

"Những doanh nghiệp Mỹ và châu Âu bất đắc dĩ phải đưa ra động thái như trên bởi họ lo ngại sẽ phải hứng chịu các lệnh trừng phạt từ Washington”, người đối thoại của tờ PE cho biết.

Đồng thời, không phải tất cả các thương hiệu phương Tây đều chấp nhận tuân thủ những lệnh trừng phạt. Một số quyết định "lách luật": các công ty nước ngoài nổi tiếng đã được đổi tên hoặc bán cho chủ sở hữu mới để tiếp tục hoạt động ở Nga.

Đồng thời, không phải tất cả các thương hiệu phương Tây đều chấp nhận tuân thủ những lệnh trừng phạt. Một số quyết định "lách luật": các công ty nước ngoài nổi tiếng đã được đổi tên hoặc bán cho chủ sở hữu mới để tiếp tục hoạt động ở Nga.

Ví dụ, Starbucks trở thành Stars Coffee, McDonald's biến thành Vkusno i Tochka, chuỗi mỹ phẩm L'Occitane L'Occitane, Levi's trở thành JNS...

Ví dụ, Starbucks trở thành Stars Coffee, McDonald's biến thành Vkusno i Tochka, chuỗi mỹ phẩm L'Occitane L'Occitane, Levi's trở thành JNS...

“Các công ty phương Tây vẫn tiếp tục hoạt động bởi không muốn bị mất doanh thu. Để tránh nguy cơ thua lỗ, họ thậm chí sẵn sàng đổi tên. Không quan trọng bộ chữ cái nào hiện được chỉ định trên biển hiệu cửa hàng".

“Các công ty phương Tây vẫn tiếp tục hoạt động bởi không muốn bị mất doanh thu. Để tránh nguy cơ thua lỗ, họ thậm chí sẵn sàng đổi tên. Không quan trọng bộ chữ cái nào hiện được chỉ định trên biển hiệu cửa hàng".

"Nếu tiền lương được trả, nếu đất nước được cung cấp một số sản phẩm nhất định, nếu việc làm được duy trì, thì đó là điều tốt. Mặc dù thực tế là chính họ kiếm được tiền”, chuyên gia Dudchak nhấn mạnh.

"Nếu tiền lương được trả, nếu đất nước được cung cấp một số sản phẩm nhất định, nếu việc làm được duy trì, thì đó là điều tốt. Mặc dù thực tế là chính họ kiếm được tiền”, chuyên gia Dudchak nhấn mạnh.

Nhà phân tích nói thêm: "Ngoài ra Nga cần 'siết chặt' các công ty phương Tây còn ở lại nhưng không hoạt động, họ cần được khuyến khích mở cửa trở lại. Tuy nhiên câu hỏi phải được đặt ra một cách thẳng thắn".

Nhà phân tích nói thêm: "Ngoài ra Nga cần 'siết chặt' các công ty phương Tây còn ở lại nhưng không hoạt động, họ cần được khuyến khích mở cửa trở lại. Tuy nhiên câu hỏi phải được đặt ra một cách thẳng thắn".

“Hoặc là họ tiếp tục hoạt động, tạo việc làm, trả thuế và tiền lương, hoặc tiến hành quốc hữu hóa, doanh nghiệp của họ bị tịch thu. Sau đó, chúng được chuyển sang sở hữu của Nga”, ông Dudchak nói.

“Hoặc là họ tiếp tục hoạt động, tạo việc làm, trả thuế và tiền lương, hoặc tiến hành quốc hữu hóa, doanh nghiệp của họ bị tịch thu. Sau đó, chúng được chuyển sang sở hữu của Nga”, ông Dudchak nói.

Nhà kinh tế học cho rằng công ty thuộc các quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine xứng đáng bị tịch thu tài sản và bàn giao cho chủ sở hữu mới. Đồng thời, Nga sẽ được hưởng lợi từ sự rút lui của các công ty phương Tây.

Nhà kinh tế học cho rằng công ty thuộc các quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine xứng đáng bị tịch thu tài sản và bàn giao cho chủ sở hữu mới. Đồng thời, Nga sẽ được hưởng lợi từ sự rút lui của các công ty phương Tây.

"Các nhà sản xuất trong nước sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng thay thế. Hàng hóa nội địa đã trở nên phổ biến hơn đối với người dân Nga so với trước khi các thương hiệu phương Tây ra đi", chuyên gia Dudchak chắc chắn.

"Các nhà sản xuất trong nước sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng thay thế. Hàng hóa nội địa đã trở nên phổ biến hơn đối với người dân Nga so với trước khi các thương hiệu phương Tây ra đi", chuyên gia Dudchak chắc chắn.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/chuyen-gia-de-xuat-bien-phap-triet-de-buoc-cac-cong-ty-phuong-tay-hoat-dong-tai-nga-post528307.antd