Chuyên gia Nga: Tiêm kích Su-57 có thể được xuất khẩu tới Ấn Độ

Chuyên gia Nga cho rằng Nga hoàn toàn có khả năng xuất khẩu tiêm kích Su-57 tới thị trường Ấn Độ.

Trong một diễn đàn quân sự mới đây, một số nhận xét của chuyên gia Nga đã thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận. Ông khẳng định, Trung Quốc vẫn cần mua máy bay chiến đấu Su-57 của Nga; nhưng nếu Trung Quốc không mua, Nga sẽ bán Su-57 cho Ấn Độ.

Trong một diễn đàn quân sự mới đây, một số nhận xét của chuyên gia Nga đã thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận. Ông khẳng định, Trung Quốc vẫn cần mua máy bay chiến đấu Su-57 của Nga; nhưng nếu Trung Quốc không mua, Nga sẽ bán Su-57 cho Ấn Độ.

Tuyên bố này của chuyên gia Nga ngay lập tức gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội của Trung Quốc; và tờ 163.cn của Trung Quốc đã đặt câu hỏi: Chiến đấu cơ Su-57 có thực sự tụt hậu so với J-20 của Trung Quốc?

Tuyên bố này của chuyên gia Nga ngay lập tức gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội của Trung Quốc; và tờ 163.cn của Trung Quốc đã đặt câu hỏi: Chiến đấu cơ Su-57 có thực sự tụt hậu so với J-20 của Trung Quốc?

Trước hết, chúng ta cần hiểu đặc điểm tương ứng của Su-57 và J-20. Su-57 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 do Nga phát triển, có tính năng tàng hình và khả năng hành trình siêu thanh. J-20 cũng là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm do Trung Quốc độc lập phát triển và có hệ thống radar và vũ khí tiên tiến.

Trước hết, chúng ta cần hiểu đặc điểm tương ứng của Su-57 và J-20. Su-57 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 do Nga phát triển, có tính năng tàng hình và khả năng hành trình siêu thanh. J-20 cũng là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm do Trung Quốc độc lập phát triển và có hệ thống radar và vũ khí tiên tiến.

Ở góc độ kỹ thuật, Su-57 và J-20 đều có thế mạnh riêng. Tuy nhiên, có thể có sự khác biệt giữa hai loại máy bay từ yêu cầu hoạt động. Các chuyên gia Nga cho rằng, Trung Quốc cần mua Su-57 để đáp ứng ưu thế trên không và nhu cầu tấn công tầm xa.

Ở góc độ kỹ thuật, Su-57 và J-20 đều có thế mạnh riêng. Tuy nhiên, có thể có sự khác biệt giữa hai loại máy bay từ yêu cầu hoạt động. Các chuyên gia Nga cho rằng, Trung Quốc cần mua Su-57 để đáp ứng ưu thế trên không và nhu cầu tấn công tầm xa.

Tuy nhiên, quan điểm trên có đúng hay không vẫn cần được đánh giá dựa trên chiến lược quốc phòng và nhu cầu tác chiến của Trung Quốc. Tuy nhiên thiết kế của Su-57 không phải là để đối đầu với J-20, mà đối thủ của nó là F-35 và F-22 Raptor của Mỹ.

Tuy nhiên, quan điểm trên có đúng hay không vẫn cần được đánh giá dựa trên chiến lược quốc phòng và nhu cầu tác chiến của Trung Quốc. Tuy nhiên thiết kế của Su-57 không phải là để đối đầu với J-20, mà đối thủ của nó là F-35 và F-22 Raptor của Mỹ.

Trên một bài báo đăng trên Tạp chí National Interest của Mỹ vào năm 2021, dẫn lời ông Viktor Kladov, một quan chức từ tập đoàn công nghệ và quốc phòng của nhà nước Nga, Rostec cho biết, Nga đã sẵn sàng chào bán máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm này cho Trung Quốc.

Trên một bài báo đăng trên Tạp chí National Interest của Mỹ vào năm 2021, dẫn lời ông Viktor Kladov, một quan chức từ tập đoàn công nghệ và quốc phòng của nhà nước Nga, Rostec cho biết, Nga đã sẵn sàng chào bán máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm này cho Trung Quốc.

Theo National Interest, xét về hiệu suất khí động học tổng thể, khả năng cơ động và hiệu suất siêu thanh Su-57 được đánh giá là vượt trội hơn so với J-20; nhưng khả năng tàng hình kém hơn so với J-20, chứ chưa nói đến các máy bay tàng hình của Mỹ như F-22 hay F-35.

Theo National Interest, xét về hiệu suất khí động học tổng thể, khả năng cơ động và hiệu suất siêu thanh Su-57 được đánh giá là vượt trội hơn so với J-20; nhưng khả năng tàng hình kém hơn so với J-20, chứ chưa nói đến các máy bay tàng hình của Mỹ như F-22 hay F-35.

Cũng theo tạp chí Mỹ, mặc dù cả J-20 và Su-57 đều không có khả năng tàng hình đặc biệt so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ (?); nhưng máy bay Trung Quốc lại chú trọng các biện pháp giảm tiết diện radar hơn so với máy bay Nga.

Cũng theo tạp chí Mỹ, mặc dù cả J-20 và Su-57 đều không có khả năng tàng hình đặc biệt so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ (?); nhưng máy bay Trung Quốc lại chú trọng các biện pháp giảm tiết diện radar hơn so với máy bay Nga.

Tuy nhiên “thực tiễn là chân lý”, việc 24 máy bay chiến đấu của Ukraine bị “vũ khí vô hình” của Nga bắn rơi trong 5 ngày vừa qua, không chỉ khiến Ukraine, mà cả phương Tây cũng phải “choáng”. Nhiều phi công Ukraine bị bắn rơi cho biết, họ không hề nhận được cảnh báo từ mặt đất và trên không.

Tuy nhiên “thực tiễn là chân lý”, việc 24 máy bay chiến đấu của Ukraine bị “vũ khí vô hình” của Nga bắn rơi trong 5 ngày vừa qua, không chỉ khiến Ukraine, mà cả phương Tây cũng phải “choáng”. Nhiều phi công Ukraine bị bắn rơi cho biết, họ không hề nhận được cảnh báo từ mặt đất và trên không.

Một số phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng, chính chiến đấu cơ tàng hình Su-57 của Nga, là “thủ phạm” bắn hạ số máy bay chiến đấu trên của Ukraine. Vậy nhận định “tàng hình kém” của Su-57 cần phải “đánh giá lại”.

Một số phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng, chính chiến đấu cơ tàng hình Su-57 của Nga, là “thủ phạm” bắn hạ số máy bay chiến đấu trên của Ukraine. Vậy nhận định “tàng hình kém” của Su-57 cần phải “đánh giá lại”.

Còn mới đây, tờ Business Insider của Mỹ đã đưa tin về sự khác biệt giữa hiệu suất giữa máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc với F-22 và F-35 của Mỹ. Business Insider cho rằng, dù J-20 có sử dụng động cơ cải tiến, cũng không thể sánh được với tiêm kích Mỹ?

Còn mới đây, tờ Business Insider của Mỹ đã đưa tin về sự khác biệt giữa hiệu suất giữa máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc với F-22 và F-35 của Mỹ. Business Insider cho rằng, dù J-20 có sử dụng động cơ cải tiến, cũng không thể sánh được với tiêm kích Mỹ?

Giới truyền thông nhận định, J-20 không phải là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, ngay cả khi được trang bị động cơ hàng không phản lực cánh quạt (turbofan) WS-15, J-20 cũng khó đạt được ưu thế trên không.

Giới truyền thông nhận định, J-20 không phải là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, ngay cả khi được trang bị động cơ hàng không phản lực cánh quạt (turbofan) WS-15, J-20 cũng khó đạt được ưu thế trên không.

Quá trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình hạng nặng thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc có thể nói là trải qua nhiều thăng trầm. Giờ đây, sau khi J-20 được thay thế “trái tim” bằng động cơ phản lực cánh quạt WS-15 do Trung Quốc tự phát triển, có thể coi là một “thành công lớn”.

Quá trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình hạng nặng thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc có thể nói là trải qua nhiều thăng trầm. Giờ đây, sau khi J-20 được thay thế “trái tim” bằng động cơ phản lực cánh quạt WS-15 do Trung Quốc tự phát triển, có thể coi là một “thành công lớn”.

Mới đây, trang Diplomat của Australia, đã đăng bài của nhà phân tích Rick Qiao nói rằng, năng lực chế tạo J-20 hàng năm của Trung Quốc có thể lên tới gần 100 chiếc, còn máy bay tàng hình F-22 của Mỹ đã ngừng sản xuất từ lâu.

Mới đây, trang Diplomat của Australia, đã đăng bài của nhà phân tích Rick Qiao nói rằng, năng lực chế tạo J-20 hàng năm của Trung Quốc có thể lên tới gần 100 chiếc, còn máy bay tàng hình F-22 của Mỹ đã ngừng sản xuất từ lâu.

F-35 dù được sản xuất loạt với số lượng lớn, nhưng vẫn cần cung cấp cùng lúc cho 20 nước đồng minh của Mỹ. Việc này khiến Mỹ tụt hậu so với Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh máy bay thế hệ thứ 5.

F-35 dù được sản xuất loạt với số lượng lớn, nhưng vẫn cần cung cấp cùng lúc cho 20 nước đồng minh của Mỹ. Việc này khiến Mỹ tụt hậu so với Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh máy bay thế hệ thứ 5.

Điều đáng chú ý là việc Nga bán Su-57 cho Ấn Độ không phải là không thể. Xét cho cùng, Nga và Ấn Độ có lịch sử hợp tác quân sự lâu dài. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mối đe dọa lớn hơn từ Không quân Ấn Độ.

Điều đáng chú ý là việc Nga bán Su-57 cho Ấn Độ không phải là không thể. Xét cho cùng, Nga và Ấn Độ có lịch sử hợp tác quân sự lâu dài. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mối đe dọa lớn hơn từ Không quân Ấn Độ.

Còn việc Trung Quốc có cần mua Su-57 hay không, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chiến lược quốc phòng, nhu cầu tác chiến và quan hệ với các nước khác. Nếu tình hình địa chính trị căng thẳng, không loại trừ việc Trung Quốc mua Su-57 để tăng cường thêm tiềm lực không quân tàng hình của họ.

Còn việc Trung Quốc có cần mua Su-57 hay không, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chiến lược quốc phòng, nhu cầu tác chiến và quan hệ với các nước khác. Nếu tình hình địa chính trị căng thẳng, không loại trừ việc Trung Quốc mua Su-57 để tăng cường thêm tiềm lực không quân tàng hình của họ.

Tiến Minh (theo NI, BI, 163)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/chuyen-gia-nga-tiem-kich-su-57-co-the-duoc-xuat-khau-toi-an-do-1922282.html