Theo chuyên gia quân sự Nga, trong không gian hậu Xô Viết, họ yêu thích sự chuyên môn hóa hẹp của các phương tiện chiến đấu có cánh, mặc dù thực tế trên thế giới cho thấy điều này đang dần trở thành quá khứ
Chiến tranh thế giới thứ hai đã phân loại các loại máy bay ném bom chính vào thời điểm đó, chia chúng thành hạng nhẹ, trung bình và nặng. Sự kết thúc của cuộc chiến đã củng cố các tiểu loại chính của máy bay chiến đấu, máy bay tấn công và máy bay ném bom
Nhưng nhiều thập kỷ sau, trong khi cách phân loại trên không còn phù hợp và phương Tây đã từng bước từ bỏ thì Liên Xô vẫn còn miệt mài theo đuổi, dẫn tới sự bất hợp lý
Tại sao điều này xảy ra? Thứ nhất, trong Chiến tranh Lạnh, công nghệ quân sự phát triển cực kỳ nhanh, vì vậy nhiều thế hệ máy bay có thể ở trong không quân cùng một lúc, và đã được như vậy trong một thời gian dài
Thứ hai, chiến thuật đã thay đổi, điều này đòi hỏi sự có mặt của các máy móc chuyên dụng cao. Có một thời, cuộc đột phá phòng không đã cực kỳ phổ biến thông qua chuyến bay ở độ cao rất thấp, bám sát địa hình
Vì vậy trong thập niên 1960 - 1970, F-111 của Mỹ được trang bị hệ thống bay bám địa hình, có khả năng hoạt động ở độ cao thấp, dường như là "vũ khí tối thượng". Đổi lại thì các tiêm kích phải hoạt động ở độ cao lớn, cung cấp sự che chở và giành quyền thống trị bầu trời
Tuy nhiên thực tế cho thấy việc sử dụng Panavia Tornado trong chiến dịch Bão táp Sa mạc có nhiều rủi ro và tổn thất nghiêm trọng, ngay cả khi kẻ thù không được trang bị công nghệ mới nhất
Quan trọng hơn, vũ khí hàng không hiện đại cho phép máy bay hành động hiệu quả mà không cần bay sát đất. Do đó, những chiếc phi cơ như F-111 trở nên ít có nhu cầu
Sự xuất hiện của chiếc F-15E Strike Eagle vào cuối những năm 1980 đã đánh dấu một giai đoạn mới về mặt chất lượng trong quá trình phát triển máy bay tấn công
Mặc dù ban đầu F-15 được tạo ra như một tiêm kích chiếm ưu thế trên không, nhưng tầm hoạt động lớn và các chỉ số tải trọng chiến đấu tốt đã khiến Strike Eagle trở thành một tổ hợp đa chức năng thực sự
Trong bức ảnh, bạn có thể thấy chiếc F-15E mang theo 20 quả bom GBU-39 SDB. Vào tháng 5 năm 2015, Strike Eagle đã được giới thiệu phiên bản mới dưới dạng SDB II, có khả năng tấn công không chỉ đối tượng đứng yên (như GBU-39), mà còn cả các mục tiêu di chuyển
Nếu nhìn vào các tiêm kích hiện đại như Dassault Rafale hay Eurofighter Typhoon, chúng ta sẽ thấy những chiếc chiến đấu cơ này khác cơ bản về chức năng so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba
Chẳng hạn một trong những tùy chọn của Eurofighter liên quan đến việc lắp 18 tên lửa không đối đất Brimstone. Chúng ta không nói về máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, chúng không chỉ có khả năng chức năng rộng mà còn tàng hình
Trong tình huống này, Nga lại tiếp tục mua máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 - đứa con tinh thần của Chiến tranh Lạnh. Vào tháng 2 năm nay, người ta biết rằng một hợp đồng mới về việc cung cấp cho Không quân Nga sẽ được ký vào mùa hè năm 2020
Con số chính xác vẫn chưa được biết, nhưng có lẽ tổng số máy bay sẽ vượt quá 100, và đó mới chỉ là số lượng chế tạo cho không quân chứ chưa tính đến hải quân, điều này mang lại nhiều vấn đề lớn
Đầu tiên, Su-34 được tạo ra với một cái nhìn rõ ràng về F-111 và Su-24, đây là các máy bay ném bom chiến thuật chuyên dụng cao. Bây giờ, do sự phát triển của vũ khí hàng không có độ chính xác cao dẫn tới không cần một chiếc phi cơ như vậy
Vai trò của Su-34 có thể được đảm nhiệm bởi một máy bay chiến đấu đa năng. Nói một cách đơn giản, Su-34 không có lợi thế so với Su-30SM hoặc Su-35S, thực tế chúng có cùng bán kính chiến đấu và khối lượng tải trọng giống hệt nhau
Đồng thời việc sử dụng Su-34 trong vai trò tiêm kích là rất khó khăn. Kích thước lớn, trọng lượng nặng nề, mức độ cơ động chỉ ở mức trung bình và tầm nhìn kém của phi công do bố trí chỗ ngồi song song đã được chỉ ra
Phát triển từ thời Liên Xô, Su-34 đã lỗi thời không chỉ về mặt khái niệm mà còn từ quan điểm "lấp đầy", mặc dù nó đã được nâng cấp khi đưa vào sản xuất hàng loạt
Phản ứng tiêu cực của các chuyên gia tập trung vào hệ thống quang học Platan có góc nhìn rất hạn chế và khác xa với chất lượng hình ảnh đầu ra so với sản phẩm của phương Tây
Ngoài ra, radar Sh-141 mặc dù được quảng cáo là hỗ trợ theo dõi đồng thời tới 10 mục tiêu và diệt cùng lúc 4 trong số chúng, nhưng thật khó để làm bất ngờ bất cứ ai với điều này
Việc Su-34 không được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) khiến nó thất thế trong cuộc đối đầu với ngay cả tiêm kích thế hệ 4 chứ chưa nói tới chiến đấu cơ tàng hình
Việc đồng bộ hóa vũ khí trang bị là một chủ đề rất nhức nhối đối với Không quân Nga hiện tại, và nó không trực tiếp giải quyết những thiếu sót của Su-34. Tuy nhiên khi xem xét tình hình, có thể hiểu tại sao việc mua sắm Su-34 không chỉ vô nghĩa mà còn có hại
Hiện nay Không quân Nga đang vận hành hàng trăm máy bay Su-35S, Su-30SM, Su-30MK2, Su-27SM3 và MiG-29SMT sản xuất mới, cũng như 50 chiếc Su-27SM được hiện đại hóa, chưa kể các tiêm kích đánh chặn MiG-31
Tất cả các máy bay này đều có bộ thiết bị điện tử hoàn toàn khác nhau và đáng ngạc nhiên nhất là các động cơ của chúng cũng khác nhau, mặc dù tất cả động cơ Sukhoi đều dựa trên thiết kế AL-31F của Liên Xô
Việc không chuẩn hóa như vậy rõ ràng không tô vẽ cho không quân, nhưng đây là tất cả những điều nhỏ nhặt trong bối cảnh giao hàng mới của Su-34 - một chiếc máy bay đã thực sự bị trễ trong cả một thời đại, và có tính đến máy bay chiến đấu tàng hình
Đồng thời những lợi thế của Su-34, như "khả năng hành động cả ngày lẫn đêm, trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào" (nghĩa là đánh bại các mục tiêu mặt đất) cũng chẳng phải là điều to tát
Vấn đề là bây giờ, bất kỳ máy bay chiến đấu thế hệ 4+ nào của phương Tây cũng như của Nga đều có thể làm được điều này, với điều kiện là mang theo pod ngắm bắn quang điện tử treo ngoài
Việc tích hợp pod ngắm bắn quang điện tử không gây ảnh hưởng nhiều tới tải trọng tác chiến của máy bay chiến đấu, trong khi giá thành lại rất rẻ so với việc chế tạo cả một chiếc phi cơ để thực hiện chức năng này
Với thực tế trên, những gì Su-34 làm được thì Su-30SM hay Su-35S... cũng làm được, trong khi nhiều thứ chúng thực hiện được (như chức năng tiêm kích) thì Su-34 lại gặp hạn chế, chính vì vậy mà việc mua mới Su-34 chính là "lặp lại sai lầm cũ"
Bạch Dương