Chuyên gia quân sự Nga nói gì về ý tưởng hồi sinh tiêm kích một động cơ?

Tiêm kích một động cơ được cho là sẽ lấp đầy khoảng trống trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

Gần đây có thông tin cho rằng đã đến lúc hồi sinh tiêm kích một động cơ ở Nga, bởi vì không phải vô cớ mà Mỹ và các đồng minh vẫn đang vận hành chiến đấu cơ F-16 giá rẻ được phát triển từ những năm 1970.

Gần đây có thông tin cho rằng đã đến lúc hồi sinh tiêm kích một động cơ ở Nga, bởi vì không phải vô cớ mà Mỹ và các đồng minh vẫn đang vận hành chiến đấu cơ F-16 giá rẻ được phát triển từ những năm 1970.

Vấn đề là máy bay một động cơ có chi phí và hoạt động rẻ, chúng nhẹ hơn, có một thành viên phi hành đoàn và khả năng vận động tuyệt vời, mặc dù chúng không bay xa bằng các tiêm kích hai động cơ nặng hơn.

Vấn đề là máy bay một động cơ có chi phí và hoạt động rẻ, chúng nhẹ hơn, có một thành viên phi hành đoàn và khả năng vận động tuyệt vời, mặc dù chúng không bay xa bằng các tiêm kích hai động cơ nặng hơn.

Chuyên gia quân sự nổi tiếng người Nga Ilya Kramnik đã hướng sự chú ý đến vấn đề này trên kênh Telegram của mình. Ông lưu ý rằng trước đây Nga từng có những tiêm kích thực sự nhẹ, đó là MiG-21 một động cơ (trọng lượng rỗng chỉ 5.460 kg).

Chuyên gia quân sự nổi tiếng người Nga Ilya Kramnik đã hướng sự chú ý đến vấn đề này trên kênh Telegram của mình. Ông lưu ý rằng trước đây Nga từng có những tiêm kích thực sự nhẹ, đó là MiG-21 một động cơ (trọng lượng rỗng chỉ 5.460 kg).

Tuy nhiên những máy bay như MiG-21 đã biến mất từ lâu trong Không quân Nga, và MiG-29 hai động cơ được nhiều người coi là "nhẹ và rẻ" (trọng lượng rỗng 10.900 kg) không phải như vậy trong thực tế.

Tuy nhiên những máy bay như MiG-21 đã biến mất từ lâu trong Không quân Nga, và MiG-29 hai động cơ được nhiều người coi là "nhẹ và rẻ" (trọng lượng rỗng 10.900 kg) không phải như vậy trong thực tế.

MiG-29 giống như chiếc F-16 một động cơ của Mỹ (trọng lượng rỗng 8.910 - 9.466 kg), vì một lý do nào đó còn được gọi là "nhẹ", bất chấp việc Fulcrum nên được xếp vào loại máy bay chiến đấu hạng trung.

MiG-29 giống như chiếc F-16 một động cơ của Mỹ (trọng lượng rỗng 8.910 - 9.466 kg), vì một lý do nào đó còn được gọi là "nhẹ", bất chấp việc Fulcrum nên được xếp vào loại máy bay chiến đấu hạng trung.

"Nhưng F-16 không giống như MiG-29, nó có thể được gọi là máy bay giá rẻ đối với Không quân Mỹ khi được thống nhất về động cơ với F-15 trong khi rẻ hơn đáng kể về chi phí vận hành, kể cả so với MiG-29", vị chuyên gia cho biết.

"Nhưng F-16 không giống như MiG-29, nó có thể được gọi là máy bay giá rẻ đối với Không quân Mỹ khi được thống nhất về động cơ với F-15 trong khi rẻ hơn đáng kể về chi phí vận hành, kể cả so với MiG-29", vị chuyên gia cho biết.

Nhà phân tích lưu ý cách dễ nhất để so sánh là chi phí cho một giờ bay. Nhưng bạn cần "đặt lên bàn cân" một cái gì đó mới mẻ chứ không phải những thông số cũ kỹ đã lạc hậu.

Nhà phân tích lưu ý cách dễ nhất để so sánh là chi phí cho một giờ bay. Nhưng bạn cần "đặt lên bàn cân" một cái gì đó mới mẻ chứ không phải những thông số cũ kỹ đã lạc hậu.

Ví dụ ở những quốc gia nơi MiG-29 được cung cấp "hàng núi phụ tùng thay thế miễn phí từ Liên Xô" và mức lương nhân viên kỹ thuật thấp, có thể khiến chi phí vận hành MiG-29 rẻ hơn so với F-16 trong Không quân NATO.

Ví dụ ở những quốc gia nơi MiG-29 được cung cấp "hàng núi phụ tùng thay thế miễn phí từ Liên Xô" và mức lương nhân viên kỹ thuật thấp, có thể khiến chi phí vận hành MiG-29 rẻ hơn so với F-16 trong Không quân NATO.

Vị chuyên gia nhấn mạnh: "Để so sánh chính xác, bạn cần tìm một đối tượng để xác định giá giờ bay của những chiếc tiêm kích này trong cùng điều kiện. Chúng ta có thể tham khảo con số mà lực lượng Không quân Argentina đã đưa ra".

Vị chuyên gia nhấn mạnh: "Để so sánh chính xác, bạn cần tìm một đối tượng để xác định giá giờ bay của những chiếc tiêm kích này trong cùng điều kiện. Chúng ta có thể tham khảo con số mà lực lượng Không quân Argentina đã đưa ra".

"Vào năm 2022, trong chương trình lựa chọn tiêm kích triển vọng, họ đã so sánh F-16 (Mỹ), MiG-35 (Nga), JF-17 (Trung Quốc) và Tejas (Ấn Độ), chi phí trên giờ bay được xác định như sau: JF -17 - 7.600 USD, F -16 - 10.000 USD, Tejas - 12.000 USD, MiG-35 - 18.000 USD".

"Vào năm 2022, trong chương trình lựa chọn tiêm kích triển vọng, họ đã so sánh F-16 (Mỹ), MiG-35 (Nga), JF-17 (Trung Quốc) và Tejas (Ấn Độ), chi phí trên giờ bay được xác định như sau: JF -17 - 7.600 USD, F -16 - 10.000 USD, Tejas - 12.000 USD, MiG-35 - 18.000 USD".

Đồng thời, tiêm kích JF-17 và MiG-35 có thể được coi là một "cặp đôi kỹ thuật", vì chúng sử dụng động cơ thuộc cùng một họ RD-33 (lần lượt là loại RD-93 và RD-33MK).

Đồng thời, tiêm kích JF-17 và MiG-35 có thể được coi là một "cặp đôi kỹ thuật", vì chúng sử dụng động cơ thuộc cùng một họ RD-33 (lần lượt là loại RD-93 và RD-33MK).

Do vậy, giá giờ bay của máy bay chiến đấu một động cơ loại này nếu phục vụ trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, khi các yếu tố khác không đổi, sẽ rẻ hơn khoảng 2,4 lần so với máy bay hai động cơ.

Do vậy, giá giờ bay của máy bay chiến đấu một động cơ loại này nếu phục vụ trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, khi các yếu tố khác không đổi, sẽ rẻ hơn khoảng 2,4 lần so với máy bay hai động cơ.

"Giá một giờ bay của MiG khác Sukhoi như thế nào? Không quân Myanmar đã so sánh, con số cụ thể là MiG-35 - 20.000 USD, Su-30 - 35.000 USD", chuyên gia Kramnik cho biết.

"Giá một giờ bay của MiG khác Sukhoi như thế nào? Không quân Myanmar đã so sánh, con số cụ thể là MiG-35 - 20.000 USD, Su-30 - 35.000 USD", chuyên gia Kramnik cho biết.

Nhà phân tích cho rằng chi phí giờ bay của Su-35 theo nhiều nguồn khác nhau cũng nằm trong khoảng 30 - 40 nghìn USD. Điều này tự động đưa Su-30/35 vào phân khúc dành cho những người giàu có.

Nhà phân tích cho rằng chi phí giờ bay của Su-35 theo nhiều nguồn khác nhau cũng nằm trong khoảng 30 - 40 nghìn USD. Điều này tự động đưa Su-30/35 vào phân khúc dành cho những người giàu có.

"Nhưng tôi nhấn mạnh một lần nữa, ở đây chúng ta không quan tâm đến con số tuyệt đối mà phải xét đến tỷ lệ thực tế. Mặc dù vậy, mọi thứ chỉ ra rằng Nga vẫn rất nên nghiên cứu phát triển trở lại tiêm kích một động cơ", ông Kramnik kết luận.

"Nhưng tôi nhấn mạnh một lần nữa, ở đây chúng ta không quan tâm đến con số tuyệt đối mà phải xét đến tỷ lệ thực tế. Mặc dù vậy, mọi thứ chỉ ra rằng Nga vẫn rất nên nghiên cứu phát triển trở lại tiêm kích một động cơ", ông Kramnik kết luận.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/chuyen-gia-quan-su-nga-noi-gi-ve-y-tuong-hoi-sinh-tiem-kich-mot-dong-co-post538779.antd