Chuyện khó tin về búp bê Matryoshka trứ danh của Nga

Hóa ra những con búp bê Matryoshka huyền thoại của nước Nga lại có 'gốc gác' từ Nhật Bản, một điều làm nhiều người không khỏi bất ngờ.

Nói đến búp bê Matryoshka nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nước Nga. Đây là một bộ gồm nhiều búp bê rỗng ruột bằng gỗ có thể lồng vào nhau theo kích thước từ nhỏ đến lớn. Mặt ngoài búp bê được vẽ rất sinh động theo các mô típ văn hóa Nga.

Nói đến búp bê Matryoshka nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nước Nga. Đây là một bộ gồm nhiều búp bê rỗng ruột bằng gỗ có thể lồng vào nhau theo kích thước từ nhỏ đến lớn. Mặt ngoài búp bê được vẽ rất sinh động theo các mô típ văn hóa Nga.

Tên gọi Matryoshka của những con búp này có nguồn gốc từ "Matryona", là cách gọi thân mật dành cho phái nữ trong tiếng Nga. Ngoài ra, búp bê Matryoshka cũng được gọi là “babushka", nghĩa là bà cụ, do thời xưa con lớn nhất trong bộ thường có hình bà cụ, còn con nhỏ nhất là em bé.

Tên gọi Matryoshka của những con búp này có nguồn gốc từ "Matryona", là cách gọi thân mật dành cho phái nữ trong tiếng Nga. Ngoài ra, búp bê Matryoshka cũng được gọi là “babushka", nghĩa là bà cụ, do thời xưa con lớn nhất trong bộ thường có hình bà cụ, còn con nhỏ nhất là em bé.

Búp bê Matryoshka xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, khi nghệ nhân - nhà sản xuất búp bê Vasily Petrovich Zvyozdochkin cho sản xuất dòng búp bê này từ bản thiết kế của họa sĩ Sergey Vasilyevich Malyutin.

Búp bê Matryoshka xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, khi nghệ nhân - nhà sản xuất búp bê Vasily Petrovich Zvyozdochkin cho sản xuất dòng búp bê này từ bản thiết kế của họa sĩ Sergey Vasilyevich Malyutin.

Ý tưởng thiết kế của họa sĩ Malyutin dựa trên bộ búp bê gỗ của Nhật mang chủ đề Thất phúc thần, bảy vị thần may mắn trong thần thoại Nhật Bản. Như vậy, búp bê Matryoshka có “gốc gác” từ Nhật Bản, một điều làm nhiều người không khỏi bất ngờ.

Ý tưởng thiết kế của họa sĩ Malyutin dựa trên bộ búp bê gỗ của Nhật mang chủ đề Thất phúc thần, bảy vị thần may mắn trong thần thoại Nhật Bản. Như vậy, búp bê Matryoshka có “gốc gác” từ Nhật Bản, một điều làm nhiều người không khỏi bất ngờ.

Năm 1900, những con búp bê của Malyutin và Zvyozdochkin được đưa đi dự Triển lãm thế giới ở Paris và nhận huy chương đồng của ban tổ chức. Không lâu sau đó, cơ sở sản xuất búp bê Matryoska đầu tiên hình thành ở Nga.

Năm 1900, những con búp bê của Malyutin và Zvyozdochkin được đưa đi dự Triển lãm thế giới ở Paris và nhận huy chương đồng của ban tổ chức. Không lâu sau đó, cơ sở sản xuất búp bê Matryoska đầu tiên hình thành ở Nga.

Theo thời gian, búp bê Matryoska đã trở thành biểu tượng văn hóa của nước Nga. Từ những mẫu ban đầu, búp bê Matryoska ngày nay rất đa dạng về kích cỡ, số lượng búp bê trông mỗi bộ cũng như chủ đề thể hiện.

Theo thời gian, búp bê Matryoska đã trở thành biểu tượng văn hóa của nước Nga. Từ những mẫu ban đầu, búp bê Matryoska ngày nay rất đa dạng về kích cỡ, số lượng búp bê trông mỗi bộ cũng như chủ đề thể hiện.

Sức hút của búp bê Matryoska còn vươn tầm ra thế giới, khi vào năm 2001, một công ty của Mỹ mua bản quyền sản xuất búp bê Matryoska và trở thành công ty đầu tiên trên thế giới nắm bản quyền sản xuất loại búp bê này.

Sức hút của búp bê Matryoska còn vươn tầm ra thế giới, khi vào năm 2001, một công ty của Mỹ mua bản quyền sản xuất búp bê Matryoska và trở thành công ty đầu tiên trên thế giới nắm bản quyền sản xuất loại búp bê này.

Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga. Nguồn: VTV24.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/ta-tay/chuyen-kho-tin-ve-bup-be-matryoshka-tru-danh-cua-nga-1459396.html