Chuyện lạ thế giới

Mới đây, các nhà khoa học đã khai quật được hóa thạch của một trong những loài rùa lớn nhất từng tồn tại với kích cỡ ngang ngửa một chiếc ôtô, sống gần các hồ và sông của vùng mà ngày nay là miền Bắc của Nam Mỹ từ khoảng 13 đến 7 triệu năm trước.

Hóa thạch của loài rùa.

Hóa thạch của loài rùa.

Loài rùa khổng lồ to như chiếc ôtô

Mới đây, các nhà khoa học đã khai quật được hóa thạch của một trong những loài rùa lớn nhất từng tồn tại với kích cỡ ngang ngửa một chiếc ôtô, sống gần các hồ và sông của vùng mà ngày nay là miền Bắc của Nam Mỹ từ khoảng 13 đến 7 triệu năm trước.

Hóa thạch của loài rùa này được tìm thấy ở sa mạc Tatacoa (Colombia) dài tới 4m và nặng tới 1,25 tấn. Theo nhà nghiên cứu cổ sinh học Edwin Cadena của Đại học del Rosario ở Bogota, loài rùa này rất to và nặng, nó có chiều dài ngang một chiếc ôtô sedan nếu tính cả phần đầu, cổ, vỏ và các chi. Hàng triệu năm trước, rất có thể chúng đã sống tại khu vực đầm lầy trải dài trên lãnh thổ ngày nay là Colombia, Venezuela, Brazil và Peru trước khi các con sông Amazon và Orinoco được hình thành.

Đầm lầy đầy muối trong sa mạc Thar.

Đầm lầy đầy muối trong sa mạc Thar.

Hoang mạc muối trắng như tuyết

Trong sa mạc Thar (quận Gujarat, Ấn Độ) có một đầm lầy đầy muối kéo dài đến biên giới Pakistan phía Bắc, cung cấp 75% lượng muối cho cả Ấn Độ. Vào cuối tháng 6, những cơn mưa bắt đầu trút xuống xối xả ở đây và kéo dài đến tháng 10. Sau đó, nước bắt đầu bay hơi và để lại những tinh thể muối. Khi nước cạn hoàn toàn, nhiều người bắt đầu di cư đến đây để khai thác muối. Từ mùa đông đến tháng 6 năm sau, họ liên tục khai khác muối không ngừng nghỉ. Người ta cho rằng, đã từng có những trận động đất rung chuyển tạo thành các khe nứt chứa đầy nước biển. Nước biển bị đọng lại trong sa mạc và tạo ra “hoang mạc muối”. Nhiệt độ ở đây đạt tối đa 45 độ C vào mùa hè và tuyết có thể đóng băng ở đây vào mùa đông. Nhiều người từ khắp nơi đến đây để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của sa mạc muối, nó thực sự kỳ ảo vào những đêm trăng sáng, không khác gì cảnh thiên đường.

Máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines.

Máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines.

Máy bay cũng phải thua… châu chấu

Mới đây, các phi công trong chuyến bay từ Djibouti đến Dire Dawa của Hãng hàng không Ethiopian Airlines đang chuẩn bị hạ cánh thì bị đàn châu chấu thi nhau đâm vào động cơ, kính chắn gió và mũi máy bay. Họ chật vật tìm cách làm sạch kính chắn gió bằng cần gạt nước nhưng không thành công. Phải mất 30 phút, máy bay mới có thể hạ cánh, nhưng là ở sân bay tại thủ đô Addis Ababa. Có nghĩa là nó đã phải bỏ chạy vì châu chấu. Trên thực tế, Đông Phi đang phải đương đầu với đại dịch châu chấu tồi tệ nhất trong 25 năm qua. Những đàn châu chấu bao phủ diện tích từ một tới vài trăm km2. Mỗi km2 đất có ít nhất 40 triệu con châu chấu - theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên hợp quốc. Số lượng châu chấu khủng khiếp được cho là tỏa ra từ Yemen, từ tháng 8 năm ngoái. Bang Amhara phía Bắc Ethiopia, nông dân gần như mất trắng mùa màng do châu chấu phá hoại.

N.Mai

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/do-day/chuyen-la-the-gioi-tintuc459153