Việc nuôi hổ là một nghệ thuật, người làm công việc này không chỉ cần sự can đảm, kiên trì, khéo léo mà phải có tình yêu thương với động vật và xem chúng như chính “đứa con” thân thiết của mình.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho hổ rất quan trọng, chỉ cần quan sát là biết chúng có khỏe mạnh hay không để khẩn trương điều chỉnh bổ sung thuốc hỗ trợ cũng như khẩu phần ăn
“Con trai ơi!...” - đó là một trong những câu nói mà nhân viên Tổ chăm nuôi thú dữ trò chuyện mỗi khi đối diện với hổ
Anh Nguyễn Quang Phúc (Tổ trưởng tổ chăn nuôi thú dữ, Vườn bách thú Hà Nội) cho biết đây là một nghề luôn phải đối mặt với nguy hiểm và sự vất vả. “Thú ăn thịt thông minh và cũng rất tình cảm. Gắn bó với chúng lâu năm thành ra mình cũng có tình cảm rất lớn dành cho chúng” - anh Nguyễn Quang Phúc chia sẻ
Bên cạnh việc chăm sóc, công nhân tại Vườn bách thú Hà Nội phải phun thuốc khử khuẩn cẩn thận
Thức ăn của hổ phải đảm bảo chất lượng, tươi sống và đầy đủ chất dinh dưỡng
Từng con hổ theo lứa tuổi sẽ có khẩu phần ăn khác nhau; mỗi suất ăn của hổ sẽ bao gồm thịt bò và sườn, thực đơn cũng có thể thay đổi theo mỗi ngày
Tuấn Anh