Chuyện tình của ông vua lập hoàng hậu khi mới 6 tuổi

Theo sách 'Đại Việt sử ký toàn thư', 6 tuổi, ông lấy vợ và lập hoàng hậu.

Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của nhà Trần. Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", 6 tuổi, ông lấy vợ và lập hoàng hậu. Ảnh: Wikipedia.

Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của nhà Trần. Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", 6 tuổi, ông lấy vợ và lập hoàng hậu. Ảnh: Wikipedia.

Vợ đầu tiên của vua Trần Thái Tông là hoàng đế nhà Lý (Lý Chiêu Hoàng). Lúc nhỏ, bà có tên Lý Phật Kim, sau đổi thành Lý Thiên Hinh. Lý Chiêu hoàng là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ảnh: Lịch sử Việt Nam.

 Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Trần Thái Tông (1218-1277) tên thật là Trần Bồ, sau đổi thành Trần Cảnh. Ông kết duyên cùng Lý Chiêu Hoàng khi bà 7 tuổi. Sau mối duyên này, ông được Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi báu. Từ đây, nhà Trần thay nhà Lý làm vua nước Việt. Ảnh: Phatgiao.org.vn.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Trần Thái Tông (1218-1277) tên thật là Trần Bồ, sau đổi thành Trần Cảnh. Ông kết duyên cùng Lý Chiêu Hoàng khi bà 7 tuổi. Sau mối duyên này, ông được Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi báu. Từ đây, nhà Trần thay nhà Lý làm vua nước Việt. Ảnh: Phatgiao.org.vn.

 Sau khi xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh, đầu tháng 1/1226, Lý Chiêu hoàng trao hoàng bào cho chồng ở điện Thiên An. Nhà Lý chấm dứt sau 216 năm tồn tại. Trần Cảnh lên ngôi vua, tự xưng là Thiện Hoàng, sau đổi thành Văn Hoàng. Ông được quần thần tặng tôn hiệu Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân Chương Hiếu Hoàng đế. Sử sách gọi ông là Trần Thái Tông. Ảnh: Phatgiao.org.vn.

Sau khi xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh, đầu tháng 1/1226, Lý Chiêu hoàng trao hoàng bào cho chồng ở điện Thiên An. Nhà Lý chấm dứt sau 216 năm tồn tại. Trần Cảnh lên ngôi vua, tự xưng là Thiện Hoàng, sau đổi thành Văn Hoàng. Ông được quần thần tặng tôn hiệu Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân Chương Hiếu Hoàng đế. Sử sách gọi ông là Trần Thái Tông. Ảnh: Phatgiao.org.vn.

 Sau khi lên ngôi, Trần Cảnh tôn Trần Thủ Độ làm nhiếp chính. Sau này, theo ý Thủ Độ, vua tôn cha mình là Trần Thừa làm nhiếp chính, phong làm thái thượng hoàng. Trần Thừa chính là thái thượng hoàng đầu tiên của vương triều Trần. Ảnh: Thư viện Lịch sử.

Sau khi lên ngôi, Trần Cảnh tôn Trần Thủ Độ làm nhiếp chính. Sau này, theo ý Thủ Độ, vua tôn cha mình là Trần Thừa làm nhiếp chính, phong làm thái thượng hoàng. Trần Thừa chính là thái thượng hoàng đầu tiên của vương triều Trần. Ảnh: Thư viện Lịch sử.

 Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, dưới triều đại của mình, Trần Thái Tông sử dụng các niên hiệu Kiến Trung (1225-1237), Thiên Ứng Chính Bình (1232-1251), Nguyên Phong (1251-1258). Trong 9 năm đầu thời vua Thái Tông, thượng hoàng Trần Thừa nắm quyền cai quản chính sự. Sau khi thượng hoàng mất (1234), Trần Thủ Độ được phong làm thống quốc thái sư, trở thành người có ảnh hưởng lớn nhất đến các chính sách của hoàng đế. Ảnh: Lịch sử Việt Nam.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, dưới triều đại của mình, Trần Thái Tông sử dụng các niên hiệu Kiến Trung (1225-1237), Thiên Ứng Chính Bình (1232-1251), Nguyên Phong (1251-1258). Trong 9 năm đầu thời vua Thái Tông, thượng hoàng Trần Thừa nắm quyền cai quản chính sự. Sau khi thượng hoàng mất (1234), Trần Thủ Độ được phong làm thống quốc thái sư, trở thành người có ảnh hưởng lớn nhất đến các chính sách của hoàng đế. Ảnh: Lịch sử Việt Nam.

 Tháng 3/1230, vua Trần Thái Tông sai nghiên cứu luật pháp thời Lý, rồi soạn bộ luật "Quốc triều thông chế", gồm 20 quyển, mang vào áp dụng cho công cuộc trị nước của ông. Ảnh: Lịch sử Việt Nam.

Tháng 3/1230, vua Trần Thái Tông sai nghiên cứu luật pháp thời Lý, rồi soạn bộ luật "Quốc triều thông chế", gồm 20 quyển, mang vào áp dụng cho công cuộc trị nước của ông. Ảnh: Lịch sử Việt Nam.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/chuyen-tinh-cua-ong-vua-lap-hoang-hau-khi-moi-6-tuoi/20201216094558797